Một số thị trường truyền thống 1 Khu vực thị trường Châu á

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường chè thế giới và khả năng mở rộng thị trường chè ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá tiêu thụ trong khu vực thị trường này phần lớn là giống nhau cho nên khó xâm nhập vào thị trường của nhau do kém lợi thế cạnh tranh .Uống chè cũng là một tập quán truyền thống có từ lâu đời của người dân Nhật Bản, Đài Loan,Trung Quốc... Ở Trung Quốc có chè Kinh, ở Hàn Quốc, Nhật Bản chè đã được nâng lên thành trà đạo, nhu cầu tiêu dùng chủ yếu của người dân thuộc khu vực thị trường này là chè xanh và các loại chè ướp hương, chè thảo mộc... Còn nhu cầu đối với các sản phẩm chè đen là rất thấp.

+ Thị trường Đài Loan:

Đài Loan đã trở thành bạn hàng lớn của chè Việt Nam từ năm 1993. Nếu như năm 1991, Việt Nam chỉ xuất 63,29 tấn chè , thì năm 1993 là 331 tấn chè, năm 1995 là 575 tấn, đến năm 2001 là 6695 tấn (Số liệu từ phòng kinh doanh xuất, nhập khẩu của Tổng công ty). Người đài Loan thường ưa dùng chè xanh, phong cách uống chè của người Đài Loan đã nâng lên thành đạo trà, tuy nhiên

nó không quá cầu kì như cách uống của người Nhật Bản.Chè xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu do công ty chè Thái Nguyên, công ty chè Mộc Châu cung cấp, dựa trên dây truyền thiết bị nhập từ Đài Loan cho nên phần nào đã đáp ứng nhu cầu của người dân Đài Loan.

+ Thị trường Nhật Bản:

Chè và tập quán tiêu dùng của người Nhật Bản:

Nhật Bản là một trong những nước tiêu dùng chè lớn thứ tư, thứ 5 trên thế giới. Người Nhật hay dùng chè trong các bữa ăn vào lúc 3 h chiều . Nói về chè xanh thì người dân có thói quen từ uống từ trăm năm nay, kể từ truớc chiến tranh thế giới lần 2 chè xanh được sản xuất và tiêu dùng trong trong nước như một thứ đồ uống thông dụng và thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là chè xanh hay dùng trong các bữa điểm tâm của người Nhật vì nó luôn đi kèm với các món ăn kiểu Nhật Bản.

Nhu cầu về chè xanh của người Nhật Bản là khá cao, tuy nhiên do cách pha chế và thưởng thức rất cầu kì cho nên họ yêu cầu rất cao về chất lượng chè,về hương và mùi vị của chè .Khi muốn xuất khẩu sang thị trường này, ngay từ khâu nguyên liệu ngành chè đã chú trọng bón bổ sung khô dầu và tủ lưới để giảm độ chát và giữ màu xanh cho chè .Hiện nay, Nhật Bản đang là bạn hàng lớn thứ 7 của ngành chè Việt Nam .Năm 2002 nhập khẩu 2228 tấn trong đó chè xanh chiếm 60%, trong tương lai để tăng được khối lượng chè xuất khẩu vào thị trường này đòi hỏi phải dựa vào vùng chè đặc sản đặc điểm để có các sản phẩm chè cấp cao. Nhật Bản hiện nay chủ yếu nhập sản phẩm chè xanh dẹt.

Nhưng có sự thay đổi từ sau năm 1960 khi nền kinh tế Nhật bản phục hồi, tự do hoá thương mại tăng nhanh và do cũng thay đổi lối sống mà chè đen trước đây được ít ưa chuộng thì ngày nay trở nên phổ biến hơn nhất nhất là trong gia đình, uống để bổ dưỡng cho sức khoẻ. Tiêu thụ chè đen của Nhật Bản có xu hướng tăng 1994 tiêu thụ 14.167 tấn, đến năm 1998 tiêu thụ 18.249 tấn tăng 30%.

Tuy nhiên tiêu thụ chè đen ở Nhật Bản vẫn ít hơn so với chè xanh và cafe, vì chè đen không dễ hợp khẩu vị với thanh thiếu niên mà chỉ có những người ở lứa tuổi trung niên hoặc từ 44 - 55 tuổi mới thích dùng chè này, uống để tăng cường sức khoẻ. Hơn nữa, chè đen coi là một sản phẩm xa xỉ nên các gia đình có thu nhập tương đối mới tính chuyện tiêu dùng.

Xu hướng nhập khẩu: Nhật Bản sản xuất chè đen rất ít mà phụ thuộc vào nhập khẩu ở nước ngoài chủ yếu để đáp ứng 100% nhu cầu tiêu dùng chè trong nước. Chính vì vậy, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn đứng thứ 13 trên thế giới về nhập khẩu chè đen theo báo cáo của Hiệp hội chè quốc tế. Và cũng vì lẽ đó mà nhu cầu nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng hoặc giảm phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trong nước.

Nhật Bản nhập khẩu chè đen theo 3 cách:

+ Chè đen nhập khẩu theo Container loại nhỏ: chè đen được đóng gói trong túi thường khoảng 3 kg hay ít hơn, nhập khẩu theo container để bán lẻ cho người tiêu dùng.

+ Chè đen nhập khẩu với số lượng lớn: chè đen chưa đóng gói trong túi giấy hoặc trong hộp gỗ, nhập khẩu ôứi số lượng lớn, khi tới Nhật Bản được pha

chế, chế biến thành từng gói bán lẻ cho người tiêu dùng, siêu thị, khách sạn theo đơn đặt hàng hoặc chỉ cung cấp như một loại chè nguyên liệu cho các nhà sản xuất để chế biến nước chè đóng hộp.

+ Chè đen uống liền được nhập khẩu theo 2 loại : Chè nguyên chất

Chè hỗn hợp được pha với đường và các loại hương liệu khác. Nhu cầu têu dùng chè ở Nhật Bản đang có xu hướng gia tăng ổn định. Khi xuất sang thị trường Nhật Bản phải cung cấp đầy đủ các thông tin về mẫu sản phẩm, nơi trồng chè, giống cây, công nghệ sản xuất cách pha trộn .

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường chè thế giới và khả năng mở rộng thị trường chè ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w