Quy hoạch lại các vùng trồng chè

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường chè thế giới và khả năng mở rộng thị trường chè ở Việt Nam (Trang 44 - 45)

Không quy hoạch dàn trải như trước đây để có cơ hội tập trung đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Chú trọng đầu tiên đến chất lượng, ưu tiên các vùn có điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất đai, tập quán lao động

- Xây dựng những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, thâm canh, bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, theo phương thức nông lâm kết hợp.

- Phát triển công nghệ chế biến tại chỗ, cân đôi với vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Trước hết, phải quy hoạch những vùng nguyên liệu chínhvà ổn định theo hướng tập trung chuyên canh và thâm canh. Căn cứ vào đặc điểm địa hình có thể chia thành 3 loại cùng chè:

Thứ nhất: Vùng có độ cao trên 1000m so với mặt nước biển. Bao gồm một số huyện thuộc Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang…Vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 6 - 8 nghìn ha. Mục tiêu trước mắt của vùng này là tạo ra những vườn chè cao sản, đặc sản ổn định về chất lượng và số lượng.

Thứ hai: Vùng có độ cao từ 100 - 1000m bao gồm Mộc Châu và Cao nguyên Lâm Đồng. Vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 8 - 10 nghìn ha.

Thứ ba, vùng có độ cao dưới 100m. Bao gồm một số huyện thuộc Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng này có khả năng mở rộng diện tích từ 14 đến 15 nghìn ha.

Tiếp theo là tăng sản lượng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chè. Đây là vấn đề có tính then chốt có tính quyết định mở rộng thị trường. Giống là yếu tố quyết định năng suất và sản lượng chè. Việc có được tập đoàn giống chất lượng tốt chính là cơ sở của việc đa dạng hóa sản phẩm chè. Trong những năm qua có nhiều giống mới, giống ngoại nhập được đưa vào sản xuất có năng suất cao và chất lượng tốt. Đồng thời cần phải bảo đảm quy trình canh tác từ việc xây dựng các vườn chè, chăm sóc diệt trừ sâu bệnh đến kỹ thuật hái chè. Cùng với việc tăng sản lượng khối lượng chè xuất khẩu cần hoàn thiện quy trình chế biến lên mức cao hơn bằng cách nhanh chóng đưa thiết bị công nghệ mới vào dây chuyền chế biến chè để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị cao, mẫu mã đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Đặc điểm thị trường chè thế giới và khả năng mở rộng thị trường chè ở Việt Nam (Trang 44 - 45)