Chất lượng của chè phụ thuộc vào 4 yếu tố : Giống, kĩ thuật canh tác, năng suất, công nghệ chế biến. Tuy nhiên nếu xét đến chè Việt Nam thì cả 4 mặt này còn yếu kém. Đây vẫn là yếu điểm lớn nhất của chè Việt Nam khi tham gia vào thị trường cạnh tranh.
Về cơ cấu giống chè của Việt Nam, theo thống kê của Tổng công ty chè, thì hiện nay cả nước: Giống trung du 59%, giống chè Shan 27%, giống mới là 12%, giống chè khác là 2%. Nhìn chung giống không được chọn lọc kĩ và chưa phù hợp với khu vực dẫn đến chất lượng chè búp tươi không đồng đều.
Trước tình hình này mà ngành chè Việt Nam thực hiện một số giải pháp, ngoài các giống truyền thống A1, LP1, LP2 ngành còn nhập những giống chè từ Trung Quốc, Đài Loan như Bát Tiên, Olong, Kim Tuyên, Ngọc Thuý trồng ở những vùng chè tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Lâm Đồng. Ngành còn thực hiện đồng bộ hướng dẫn bà con kĩ thuật canh tác, các qui định về thuốc trừ sâu, trồng cây bóng mát, hệ thống thuỷ lợi từng bước nâng cao chất lượng chè.
Một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chè của Việt Nam đó là công nghệ chế biến chè. Nhìn lại, chè Việt Nam được đánh giá thấp về chất lượng là do đa phần các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ chế biến chè còn lạc hậu chủ yếu của Liên Xô, Công nghệ chắp vỏ không đồng bộ, các khâu của qui trình chế biến còn bị ăn bớt. Do vậy để tăng khối lượng chè xuất khẩu thì ngành chè thực hiện chủ trương đổi mới trang bị lại một cách đồng bộ hệ thống thiết bị công nghệ ở các công ty thành viên. Sử dụng công nghệ chế biến chè đen CTC, OTD, dây chuyền chế biến chè xanh nhật Bản, Đài Loan...
Qua phân tích thị trường chè xuất khẩu, ta thấy rằng tiềm năng về thị trường cho xuất khẩu chè là rất lớn, cho nên ngành chè Việt Nam nên chú trọng hơn nữa nâng cao chất lượng chè, năng động thích ứng với những biến đổi chung của thị trường xuất khẩu, hạn chế sự tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh, đóng góp có hiệu quả vào ngân sách quốc gia.