Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bản lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đền hùng (Trang 53)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm, đối tượng điều tra nghiên cứu

a. Địa điểm nghiên cứu

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng có 07 phòng giao dịch (Phòng giao dịch Bãi Bằng, Phòng giao dịch Ắc Quy, Phòng giao dịch Vân Cơn, Phòng giao dịch Văn Lang, Phòng giao dịch Thanh Ba, Phòng giao dịch Tam Nông và Phòng giao dịch Thanh Sơn), mỗi phòng giao dịch có điều kiện hoạt động kinh doanh khác nhau. Luận văn chọn 03 nhóm địa điểm nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Tại trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch Thanh Sơn, Phòng giao dịch Bãi Bằng. Mỗi khu vực có những đặc thù địa phƣơng khác nhau, vì vậy phân chia theo khu vực có tính tƣơng đồng để thuận lợi trong quá trình điều tra nghiên cứu. Việc đánh giá về các loại hình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất lƣợng sản phẩm dịch vụ tại từng khu vực sẽ có đƣợc những kết quả sát thực tế hơn, đồng thời các điểm chọn để nghiên cứu đảm bảo tính đại diện cho toàn lĩnh vực hoạt động hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đền Hùng.

b. Đối tượng nghiên cứu

- Thứ nhất : Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ những khách hàng đã, đang và có thể là khách hàng sử dụng sản phẩm ngân hàng bán lẻ tại Vietinbank Đền Hùng.

- Thứ hai : Đại diện trong Vietinbank Đền Hùng về cung ứng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ là các phòng giao dịch (Cán bộ quản lý khách hàng) và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đƣợc đƣa ra thị trƣờng tỉnh Phú Thọ.

2.2.2. Phương pháp tiếp cận

2.2.2.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng.

Tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng công thƣơng Đền Hùng. Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi truờng kinh tế vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố bên trong gồm: các chính sách marketing dịch vụ, năng lực quản trị, năng lực tài chính. Các yếu tố có mối quan hệ khăng khít với nhau trong một hệ thống động.

2.2.2.2. Tiếp cận thị trường mở

Luận văn tiếp cận kinh tế mở để phân tích một cách toàn diện bối cảnh của hoạt động kinh doanh bán lẻ của các ngân hàng trên địa bàn, sự cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng trong nƣớc mà với cả ngân hàng nƣớc ngoài.

2.2.3. Thu thập thông tin

Luận văn áp dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp.

Thông tin thứ cấp bao gồm: Lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

– Chi nhánh Đền Hùng. Các văn bản của Bộ tài chính; Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ngân hàng công thƣơng Đền Hùng; Các nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về hoạt động kinh doanh. Các tạp chí ngành và sách, báo, mạng internet có liên quan.

Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, xác định các định hƣớng và nội dung nghiên cứu. Nguồn tài liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, nguồn lực của ngân hàng: bảng cân đối tài sản nguồn vốn; báo cáo quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng do ngân hàng cung cấp. Các tài liệu về môi trƣờng ngành có liên quan: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, báo cáo thống kê và các niên giám thống kê của tỉnh. Các nguồn tài liệu này dùng để đánh giá trình trạng kinh doanh của các NHTM nói chung và Ngân hàng công thƣơng Đền Hùng nói riêng.

2.2.4. Tổng hợp, phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thƣơng Đền Hùng giai đoạn 2011 – 2013.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

So sánh số tƣơng đối:

+ Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

+ Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

+ Tốc độ thay đổi bình quân: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hƣởng bất thƣờng trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả bình quân và đề ra phƣơng án cho kỳ tiếp theo.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tốc độ tăng trƣởng doanh thu

- Tỷ trọng của từng loại doanh thu HĐBL - Tỷ suất lợi nhuận HĐBL.

- Tỷ trọng doanh thu HĐBL/ tổng doanh thu HĐNH

- Tỷ trọng doanh thu hoạt động bán lẻ so các ngân hàng khác trong cùng hệ thống

- Tỷ trọng doanh thu HĐBL so với các ngân hàng khác trên địa bàn - Sự gia tăng về số lƣợng sản phẩm dịch vụ và đối tƣợng khách

hàng sử dụng, tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của dịch vụ NHBL.

Các chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH

ĐỀN HÙNG

3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng

3.1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng

a. Lịch sử hình thành:

Ngân hàng TMCP công thƣơng Đền Hùng đƣợc thành lập từ năm 1988 trên cơ sở là Phòng giao dịch Vân Phú, trực thuộc ngân hàng công thƣơng tỉnh Phú Thọ. Kể từ khi thành lập, Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đền Hùng đã từng bƣớc khằng định đƣợc vị thế trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chiếm thị phần đáng kể trong hoạt động cho vay, huy động vốn trên địa bàn. Đến năm 2006, chi nhánh Đền Hùng đã đƣợc nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I, trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ( Vietinbank). Từ khi trở thành chi nhánh cấp I, chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tìn kiếm và chiếm lĩnh thị trƣờng, mở rộng quy mô nguồn vốn và dƣ nợ, đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng.

b. Tƣ cách pháp nhân:

- Là một đơn vị thành viên trực thuộ Việt Nam

- Có tƣ cách pháp nhân phụ thuộc thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam trong tất cả các hoạt động kinh doanh - dịch vụ, có con dấu riêng.

- Thực hiện chế độ hạch toán - kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. - ộc vào Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

c. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng:

- Huy động các nguồn vốn từ các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức, doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Cấp tín dụng đầu tƣ đáp ứng nhu cầu về vốn cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Chức năng trung gian thanh toán: Với chức năng này Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng thực hiện các nhiệm vụ: nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, trích một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán công nợ cho khách hàng hoặc nhận tiền mặt và chuyển khoản cho khách hàng...

- Chức năng tạo tiền: là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho hệ thống và nền kinh tế.

- Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

Thông qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ.

d. Mô hình tổ chức:

Mô hình tổ chức hiện tại của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng là mô hình hiện đại, việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Cụ thể, có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động của Chi nhánh Đền Hùng theo mô hình nhƣ sau:

- Giám đốc chi nhánh : là ngƣời đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc và trƣớc pháp luật về các hoạt động của chi nhánh.

- Phó giám đốc đƣợc giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chi nhánh có 6 phòng nghiệp vụ và 7 phòng giao dịch (5 phòng giao dịch loại 1, 2 phòng giao dịch loại 2).

Tổ ộng đến 31/12/2013 là 98 cán bộ. Cơ cấu cán bộ phân

theo trình độ : 5 ; Đại học 91 ngƣời; Cao đẳ .

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Đền Hùng

Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank Chi nhánh Đền Hùng năm 2013

3.1.2. Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ bán lẻ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi thanh toán, Tiền gửi Tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ, Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

- Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chƣơng trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG,

Giám đốc Các phó giám đốc Các phòng khách hàng: Phòng bán lẻ, Phòng KHDN Phòng kho quỹ Phòng TCHC Phòng kế toán Các phòng giao dịch Phòng tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KFW) và các hiệp định tín dụng khung; Thấu chi, cho vay tiêu dùng; Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nƣớc và quốc tế; Đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc và quốc tế

+ Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nƣớc và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

+ Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); Chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế; Chuyển tiền nhanh Western Union; Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc; Chi trả lƣơng cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM; Chi trả Kiều hối…

+ Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…); Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thƣơng phiếu…); Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

+ Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội

địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…); Dịch vụ thẻ ATM, thẻ

tiền mặt (Cash card); Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

+ Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tƣ vấn đầu tƣ và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,

quản lý danh mục đầu tƣ, tƣ vấn, lƣu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng từ năm 2011 đến năm 2013

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/ 2011 2013/ 2012

I Các chỉ tiêu về quy mô

1 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 1.720 1.825 1.932 6,1 5,86 2 Dƣ nợ tín dụng bình quân Tỷ đồng 1.685 1.796 1.844 6.59 2.67 3 Huy động vốn cuối kỳ Tỷ đồng 1.579 1.750 1.890 10.83 8 4 Huy động vốn bình quân Tỷ đồng 1.522 1.475 1.536 - 3.09 4,1 5 Định biên lao động Cán bộ 86 93 98 8,14 5,38

II Các chỉ tiêu cơ cấu, chất lƣợng

1 Tỷ lệ dƣ nợ / Huy động vốn lần 1,09 1,04 1,02 -4,59 -1,92 2 Tỷ trọng dƣ nợ TDH /

TDN % 19,65 22,3 21,07 13,49 -5,52

3 Tỷ lệ nợ xấu % 0,10 0,12 0,2 20 66,67

III Các chỉ tiêu hiệu quả

1 Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 58 43 45 -25,86 4,65 2 LN sau thuế BQ/ ngƣời Tỷ đồng 0,674 0,462 0,459 -31,45 -0,65 3 Thu dịch vụ ròng Tỷ đồng 6,1 7,8 9,2 27,87 17,95

Nguồn: Báo cáo quyết toán Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng qua các năm 2011, 2012, 2013

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, nền kinh tế trong nƣớc và thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bản lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đền hùng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)