Qua các cơ sở lý thuyết về sự thành công của website, các yếu tố làm nên sự thành công cho website, các mô hình nghiên cứu trước, tác giả đưa ra một mô hình nghiên cứu sơ bộ gồm các biến độc lập sau: Tính quen thuộc của thông tin, Cảm xúc khơi gợi được từ website [21]. Sự cảm thấy có được niềm vui hưởng thụ [24], Khả năng tránh sai sót và Tính hiệu năng của website [21]. Biến phụ thuộc trong mô hình này là sự thành công của website thương mại điện tử. Biến này được đo bằng Sự nhận thức về sản phẩm, Sự trải nghiệm về mua sắm, Dịch vụ website mang lại, Nhận thức rủi ro [10].
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu sơ bộ
Tính quen thuộc của thông tin (IF)
Cảm xúc được khơi gợi (EM)
Niềm vui hưởng thụ (FHP)
Khả năng tránh sai sót (EA)
Tính hiệu năng (EF)
Thành công của website TMĐT
- Sự nhận thức về sản phẩm - Sự trải nghiệm về mua sắm - Dịch vụ website mang lại - Nhận thức rủi ro + + + + +
Về cơ bản, nghiên cứu này giống các nghiên cứu trước: đó là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, làm nên sự thành công cho website thương mại điện tử. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, tác giả kế thừa và phát huy hơn nữa các nghiên cứu của các tác giả trước.
-Đầu tiên, tác giả nghiên cứu sự thành công của website ở một loại hình website cụ thể là website về bán lẻ.
-Thứ hai, nghiên cứu này tác giả định nghĩa sự thành công của website tách rời lợi nhuận, doanh số mà website đó mang lại. Website được định nghĩa ở nghiên cứu này với vai trò kết nối người sử dụng, khách hàng đến với website. Một website thành công theo quan điểm người sử dụng là một website với giao diện đẹp, phù hợp với họ, tổ chức sắp xếp thông tin dễ tìm kiếm, dễ dàng thao tác, thiết kế phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra khi mua sắm,….
-Thứ ba, các nghiên cứu trước, các tác giả dùng phương pháp phân tích nhân tố để tìm ra và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của website. Ở nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu dựa trên nhận định của khách hàng, dùng những đánh giá nhận xét của khách hàng về các website khảo sát để phân tích. Từ những nhận xét đánh giá đó, tác giả tính một thang điểm để đo lường sự thành công của một website, dùng phân tích biệt số để tính ra mức độ tác động cũng như đề xuất một khung điểm của mỗi yếu tố. Ở khung điểm nào (theo đánh giá của người sử dụng) thì một website được xem là thành công, cần phải cải thiện yếu tố nào để website được thành công.
Việc nghiên cứu này góp phần đề xuất một khung đánh giá sự thành công của một website. Từ khung điểm đề xuất của tác giả, các nhà quản trị website muốn xem xét xem liệu website mình có đạt được thành công hay chưa? cần cải thiện ở yếu tố nào để đạt được thành công? thì chỉ cần khảo sát người sử dụng, khách hàng để họ đưa ra đánh giá về website của mình. Từ đó, các nhà quản trị có thể so sánh số điểm mà người dùng đánh giá với khung điểm mà tác giả đề xuất và biết được kết quả cần thiết. Yếu tố nào thấp điểm thì cải thiện, yếu tố nào điểm cao thì phát huy hơn nữa để đạt được thành công như mong muốn.