Mâu thuẫn giữa việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng với sự tự giáo dục của sinh viên Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục thế giới duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay (Trang 72 - 75)

- Về xã hội:

2.2.4. Mâu thuẫn giữa việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng với sự tự giáo dục của sinh viên Hà Nội hiện nay

chứng với sự tự giáo dục của sinh viên Hà Nội hiện nay

Giáo dục, theo nghĩa rộng là quá trình biện chứng tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tợng giáo dục. Sự tác động của chủ thể tất yếu sẽ tạo ra phản ứng theo chiều ngợc lại, từ phía đối tợng sau khi tự thân nó diễn ra quá trình tiếp nhận chọn lọc và xử lý thông tin. Với quan điểm đó, tự giáo dục là một yếu tố tồn tại trong quá trình giáo dục. Tự giáo dục bao gồm khả năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự kiểm tra, tự điều tiết của mỗi sinh viên. Sự phát triển của những khả năng này sẽ giúp cho sinh viên tích cực hớng tới và tiếp nhận có lựa chọn từ phía xã hội theo hớng thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Do đó, trong quá trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên không thể không tính đến vai trò của việc tự giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng của bản thân sinh viên. Quá trình tự giáo dục của sinh viên không cao thì công tác giáo dục chắc chắn không thể đem lại hiệu quả cao. Tự giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng ở sinh viên đợc thể hiện ở các khâu sau đây:

Thứ nhất, là khâu tự giác học tập các môn học Mác - Lênin ở trên lớp cũng nh ở giờ tự học. Đặc biệt là ở giờ tự học thì vai trò của tự giáo dục đợc thể hiện rõ nhất. Giờ tự học là giờ mà sinh viên làm chủ thời gian học tập của mình; ở đây xảy ra một nghịch lý là trong khi Đảng, Nhà n ớc, các cấp ngành đoàn thể trong trờng rất coi trọng và cố gắng thực hiện tốt công tác giáo dục nói chung và giảng viên Mác - Lênin làm tốt việc giảng dạy nói riêng thì bản thân sinh viên lại không hứng thú học tập môn học Mác - Lênin ngay trong giờ học ở lớp. Do vậy, thời gian tự học cha đợc họ dành thỏa đáng cho các môn học này. Qua điều tra cho thấy 85% sinh viên cha dành thời gian thỏa đáng cho việc tự học các môn khoa học Mác - Lênin. Đa số sinh viên chỉ dành thời gian học vào kỳ thi là chính. Phần nhiều họ cha hào hứng đọc kỹ giáo trình trớc khi lên lớp nghe giảng, tìm tòi phát hiện những vấn đề đặt ra trong bài học. Do đó, phần lớn sinh viên đều thụ động trớc các bài giảng của giảng viên, rất ít sinh viên có ý kiến phản bác lại giảng viên, rất ít sinh viên đặt ra câu hỏi thắc mắc đối với giảng viên khi thực hiện bài giảng.

Với câu hỏi "Trong các giờ dạy của đồng chí ở mỗi lớp, có bao nhiêu sinh viên thờng tranh luận, thắc mắc những nội dung trong bài học". Kết quả cho thấy, mỗi lớp học có khoảng 4-5 sinh viên thờng đặt ra câu hỏi thắc mắc về nội dung bài học. Tự học tập các môn khoa học Mác - Lênin còn đợc thể hiện ở các giờ xêmina, các bài viết tiểu luận. Mặc dù Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đa ra quy định về thời gian xêmina chiếm 1/3. Nhng chất lợng của các giờ xê mi na còn hạn chế rất nhiều, điều đó đợc thể hiện khi hỏi "Tinh thần, thái độ và chất lợng sinh viên chuẩn bị nội dung Xêmina ở môn đồng chí dạy nh thế nào?". Đa số giảng viên đều có nhận xét chung "Sinh viên chuẩn bị nội dung của các đề tài xê mi na đa số là đối phó với những hình thức khác nhau nh chép những nội dung từ giáo trình hay vở ghi ra, hoặc là mợn lại ở một số bạn tích cực học tập và có năng lực học khá giỏi". Vì vậy mà ở các giờ xê mi na, số ngời tập trung làm việc chỉ ở một số nhất định, là giảng viên phải giải thích, giảng giải lại những nội dung lẽ ra sinh viên có thể tự đọc để nắm đợc.

Về việc viết tiểu luận cũng còn là điều đáng phải bàn. Với câu hỏi "Đồng chí có nhận xét gì về chất lợng bài tiểu luận của sinh viên chuẩn bị ở môn đồng chí dạy", đa số giảng viên nhận xét sinh viên chép tiểu luận chứ không phải là viết. Điều đáng nói là trong thời đại của nền văn minh tin học thế nhng có những giảng viên phải yêu cầu sinh viên là bài tiểu luận phải viết tay không đợc đánh máy. Bởi vì, phần nhiều các bài tiểu luận của sinh viên là "cóp" từ tài liệu này, tài liệu khác, rất ít bài có chất lợng cao. Vì vậy mà trong 100 bài tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học ở trờng Đại học Xây dựng chỉ có khoảng 10 bài là nội dung có chất lợng thể hiện ngời học đã nghiêm túc dành thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, các tài liệu tham khảo và bản thân có đầu t suy nghĩ và có nội dung sáng tạo, số còn lại chỉ là hình thức đối phó mà thôi. Tự giác học tập các môn khoa học Mác - Lênin còn đợc thể hiện ở việc chuyên cần lên lớp của sinh viên. Sinh viên phải coi việc lên lớp nh là một nhu cầu, một quyền lợi của mình thì điều đó mới nói lên tinh thần tự giác cao của sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay nếu tính tỷ lệ sinh viên vắng mặt trong các giờ học chiếm vào khoảng 10%. Nh trờng Cao đẳng Khí tợng thủy văn Hà Nội mặc dù giảng viên, phòng đào tạo đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy sinh viên đi học đầy đủ, nhng giờ học

nào cũng có sinh viên vắng mặt và kết quả là trong một khoá học thì ở mỗi lớp chiếm khoảng 10% sinh viên không đủ điều kiện dự thi do nghỉ vợt quá 20% số giờ quy định. Trờng Đại học Xây dựng Hà Nội có lớp sĩ số là 100 sinh viên thì sinh viên có mặt nhiều lắm là 80 ngời. Có thể khẳng định rằng sự tự giác học tập các môn khoa học Mác - Lênin của sinh viên Hà Nội hiện nay, còn rất hạn chế do đó việc tự giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng của sinh viên cũng còn là điều đáng phải bàn.

Thứ hai là ở việc sinh viên tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động đoàn thể và việc tu dỡng đạo đức lối sống, đó là nơi sinh viên biến những tri thức của môn học Mác - Lênin, cùng sự tuyên truyền giáo dục của các tổ chức khác trong nhà trờng thành tình cảm, niềm tin, lý tởng và đợc thể hiện ra hành động cụ thể nh: tham gia thi tìm hiểu "Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nớc phồn vinh viến vào thế kỷ XXI"; "Thi Olimpic" các môn khoa học Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh; tham gia các câu lạc bộ chuyên ngành và câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, tham gia vào đội thanh niên tình nguyện, tham gia phong trào "Học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giầu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Những hoạt động mà Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên tổ chức là nơi để sinh viên tham gia hoạt động thể hiện sức trẻ mong muốn đợc cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nớc và cũng là nơi để sinh viên tự rèn luyện bản thân mình. Thế nhng số lợng sinh viên tham gia vẫn còn là một con số khiêm tốn. "Trong tổng số hơn 2.350.000 sinh viên Hà Nội mới có 60.000 bài dự thi tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trờng có 44.477 sinh viên tham gia" [23].

Một bộ phận sinh viên Hà Nội cha tu dỡng rèn luyện đạo đức lối sống mới tiến bộ, bởi họ có lối sống thực dụng, hởng thụ, phóng túng do vậy mà trong các hành vi của họ đã vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội trái với thuần phong mỹ tục, tôn thờ đồng tiền, dễ dẫn đến những hành vi thiếu văn hóa, dễ mắc các tệ nạn xã hội... Say mê với những hình thức giải trí nh là nghe những bài hát, xem phim ảnh nớc ngoài có nội dung kích động, đặc biệt là những hình thức giải trí có cảm giác mạnh nh vũ trờng, sàn nhảy. Trong khi đó lại lời tham gia hoạt động đoàn thể nh tham gia các hoạt động

của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên phát động. Không có ý chí phấn đấu vào Đảng, nhạt đoàn, phai mờ lý tởng.

Nh vậy là, trong các mặt của quá trình giáo dục thì nếu nh mặt chủ thể giáo dục cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, nhng đối tợng đợc giáo dục không biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục thì cũng không đem lại kết quả không nh mong muốn.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục thế giới duy vật biện chứng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w