Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản trị đào tạo nhân viên tác nghiệp tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 109)

6. Kết cấu đề tài luận văn

3.3.5. Các giải pháp khác

Khuyến khích nhân viên tự học tập bồi dưỡng

Quỹ thời gian dành cho nhân viên của các khách sạn khá eo hẹp, các chương trình đào tạo thường tổ chức trong thời gian ngắn, nhân viên không có thời gian luyện tập những kiến thức đã được đào tạo trong quá trình học. Hơn nữa, do đặc thù kinh doanh khách sạn, nhân viên làm theo ca nên rất khó bố trí thời gian phù hợp để có số lượng nhân viên tham gia đông nhất. Vì vậy, các khách sạn nên khuyến khích thúc đẩy nhân viên tự đào tạo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học tại các trung

2

tâm đào tạo có uy tín và nâng cao trình độ học vấn thông qua học tại chức tại các trường đại học, cao đẳng chuyên nghành Khách sạn – Du lịch. Các khách sạn cần khuyến khích nhân viên bằng cách hỗ trợ kinh phí đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để nhân viên vừa học, vừa làm cụ thể như sau:

Với những nhân viên tham gia khóa đào tạo trong khách sạn thì công việc được bố trí đổi ca giữa các nhân viên và được miễn học phí; nếu nhân viên tham gia đào tạo ngoài khách sạn thì được miễn giảm 50% học phí và 50% khối lượng công việc. Với các khóa đào tạo về kỹ năng sẽ bố trí linh hoạt từng bộ phận nghiệp vụ bọc và thời gian vắng khách trong ngày hoặc thời gian rảnh của từng bộ phận để tất cả nhân viên trong khách sạn đều có thể tham gia được và tài liệu phát miễn phí. Đối với nhân viên tự đi học hoặc tự trao đổi thêm về vốn kiến thức, kỹ năng có kết quả tốt sẽ có cơ hội thăng tiến, đề bạt lên chức vụ cao hơn. Việc khuyến khích nhân viên tự đào tạo như vậy sẽ giúp các khách sạn tiết kiệm chi phí đào tạo và nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng nhân lực.

Tăng chi phí cho đào tạo nhân viên

Đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng sẽ là một nguồn đầu tư sinh lợi đáng kể cho sự phát triển của các khách sạn một cách hiệu quả và bền vững nhất. Nhưng hiện nay, chi phí dành cho đào tạo nhân viên của các khách sạn 3 sao trên địa bàn Thái Nguyên vẫn chưa cao, chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong ngân sách dành cho đào tạo trong toàn khách sạn. Với khoản chi phí eo hẹp rất khó để mở rộng quy mô đào tạo cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của nhân viên tác nghiệp. Mặt khác, hầu hết các khách sạn chưa đầu tư xây dựng các phòng học cố định cho nhân viên chuyên để phục vụ công tác đào tạo nên việc đào tạo đôi khi gặp trở ngại nhất định.

Để tăng cường quy mô và chất lượng đào tạo thì các khách sạn cần tập trung hơn nữa về các vấn đề sau:

Về tài chính: Tăng cường thêm kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nhân viên tác nghiệp

để bổ sung thêm nhiều loại hình đào tạo thiết thực hơn. Các khách sạn có thể kêu gọi sự ủng hộ kinh phí cho đào tạo từ công ty chủ quản. Cụ thể, Khách sạn Dạ Hương II kệu gọi tăng mức hỗ trợ kinh phí từ phía công ty CP du lịch Dạ Hương, ngoài ra công ty đang đầu tư xây dựng thêm dãy phòng thuộc tòa nhà 8 tầng trong khuôn viên khách sạn Dạ Hương II, đó chính là nguồn thu bổ sung khá lớn cho công ty. Khách sạn Đông Á II và Đông Á III hàng năm đã nhận được phần hỗ trợ khá lớn từ phía công ty CP

2

Đầu tư Đông Á, vậy tự thân khách sạn tích cực bổ sung kinh doanh đa dạng các dịch vụ khác nhằm nâng cao lợi nhuận từ đó nâng cao nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác quản trị đào tạo nhân viên. Khách sạn Hải Âu đang dần độc lập trong thu chi, tuy nhiên vẫn cần có sự hỗ trợ nhất định từ phía công ty TNHH Kim khí Quỳnh Minh. Nhà quản trị tại 4 khách sạn nên cân nhắc, đưa ra các yếu tố thuyết phục phía công ty đầu tư hơn nữa cho khách sạn và tự thân khách sạn cũng nỗ lực nâng cao nguồn doanh thu để nguồn kinh phí bình quân dành cho đào tạo nhân viên được dồi dào hơn. Mặt khác, các khách sạn cần quy định rõ ràng tỉ lệ phần trăm ngân sách dành cho đào tạo của khách sạn hàng năm cho hoạt động quản trị đào tạo nhân viên tác nghiệp để có thể tăng quy mô đào tạo cả về nội dung, hình thức và số lượng nhân viên tham gia chương trình đào tạo. Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí để phân bổ cho hợp lý và chú ý tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Các khách sạn cũng nên tăng cường kinh phí để hỗ trợ việc tự học của nhân viên, đây sẽ là động lực cho họ tích cực tham gia đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực của các khách sạn.

Về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Các khách sạn cần đầu tư cơ sở vật

chất phục vụ cho các chương trình đào tạo nhân viên như xây dựng các phòng học riêng và mua sắm các trang thiết bi dạy học( bảng, phấn, bút, máy chiếu, giáo trinh, tài liệu...). Đầu tư cơ sở vật chất luôn cần có kế hoạch cụ thể, rõ rang và việc cốt yếu trong đầu tư thành công đó là nguồn kinh phí. Đầu tư cơ sở vật chất tốt sẽ làm cho quá trình học tập của nhân viên dễn ra thuận lợi, chất lượng học tập sẽ cao hơn, tạo ra sự thoải mái va thích thú cho người học. Tuy nhiên việc đầu tư cũng phải tính toán để phù hợp với từng khả năng của khách sạn.

Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo

Hiện nay, các khách sạn 3 sao trên địa bàn Thái Nguyên đã liên kết với một số trường Đại học, Cao đẳng vê chuyên nghành Khách sạn – Du lịch nhưng sự liên kết đó chỉ dừng lại ở sự trao đổi sinh viên thực tập tại các khách sạn chứ chưa có sự liện kết về giảng viên giảng dạy.

Tại Thái Nguyên có rất nhiều cơ sở đào tạo về chuyên nghành du lịch trong đó có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng, và các trung tâm đào tạo nghề khác. Các khách sạn 3 sao trên địa bàn nên có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị này để vừa có nguồn giảng viên, vừa có nguồn tuyển dụng nhân viên cố định. Các khách sạn nên đặt vấn đề ký kết hợp đồng dài hạn, thường xuyên mời các giảng viên từ các trường học về để

2

giảng dạy giúp nhân viên nâng cao kiến thức và nhận thức sâu sắc hơn về nghề nghiệp. Với sinh viên thì các khách sạn phải sớm đưa ra kế hoạch tuyển dụng các bạn sinh viên ra trường, như vậy sẽ giúp các khách sạn vừa tiết kiệm chi phí chiêu mộ, vừa có đội ngũ lao động được đào tạo bài bản. Ngoài ra, các khách sạn cần thiết lập mối quan hệ với các đơn vị quản lý khách sạn khác để thỏa thuận trao đổi nhân viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Bảng 3.6. Danh sách các cơ sở đào tạo về du lịch tại Thái Nguyên

Stt Tên cơ sở đào tạo

1 Khoa Du lịch- trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên 2 Khoa Du lịch- trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên 3 Khoa Việt Nam học- trường Cao đẳng Văn hoá- Nghệ thuật

4 Khoa du lịch- trường cao đẳng Sân khấu Điện ảnh Thái Nguyên 5 Trung tâm đào tạo việc làm Sao Mai

6 Trung tâm đào tạo nghề Hoàng Văn Thụ 7 Trung tâm hướng nghiệp Ngọc Hà 8 Trung tâm đào tạo nghề Thanh Xuân 9 Trung tâm phát triển con người Quỳnh Chi

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội- Thái Nguyên

Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực

Hoàn thiện tuyển dụng nhân lực: Theo kết quả khảo sát tại 4 khách sạn 3 sao tại

Thái Nguyên, tất cả các khách sạn đều tuyển dụng lao động dựa trên yêu cầu thực tế, khách sạn có nhu cầu thực tế cần lao động thì tuyển dụng, không như một số khách sạn thuộc biên chế nhà nước thường bổ nhiệm lao động rất máy móc, có khi do bổ nhiệm cấp trên xuống, hoạc do điều động công tác nhân viên.

Tất cả các khách sạn đều ưu tiên tuyển dụng lao động nội bộ, trước hết tuyển dụng lao động từ nguồn nội bộ có một lợi thế là giúp nhân viên có tâm lý về cơ hội thăng tiến, giúp cho nhân viên gắn bó với khách sạn hơn, những nhân viên thuộc nội bộ khách sạn thường hiểu rõ những quy định, nội quy và các hoạt động kinh doanh của khách sạn, sẽ dễ dàng hơn để hoà nhập với môi trường và công việc so với các nhân

2

viên mới vào. Việc tuyển dụng từ nguồn nội bộ cũng giúp khách sạn tiết kiệm được chi phí và thời gian tuyển dụng.

Trong tình hình hiện nay thì việc tiết kiệm chi phí để đào tạo nhân viên mới là việc cần thiết đối với các khách sạn. Vì vậy, khách sạn cần chú trọng đến việc tuyển dụng nhân viên mới để bước đầu biết được trình độ của nhân viên hiện tại, tránh được việc khách sạn phải bỏ chi phí đào tạo lại. Để hoàn thiện việc tuyển dụng khách sạn nên tuyển dụng nhân viên từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể qua giới thiệu của nhân viên cũ, qua quảng cáo tuyên truyền hoặc hướng vào nguồn sinh viên chuẩn bị ra trường trong mối quan hệ liên kết với các trường đào tạo.

Bố trí nhân lực hợp lý: Việc bố trí sử dụng nhân lực sao cho “đúng người, đúng

việc” cũng giúp giảm bớt gánh nặng đào tạo. Bố trí và sử dụng nhân lực phải hướng đến nâng cao hiệu suất công việc. Hiệu suất làm việc của các cá nhân phải làm tăng hiệu suất làm việc của bộ phận và của tập thể, giảm áp lực cho đào tạo vì vậy phải tạo lập được ê kíp làm việc phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau, đối với nhân viên tác nghiệp tại các khách sạn không chỉ có sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong bộ phận mà còn đối với cả các bộ phận khác, ví dụ các nhân viên tác nghiệp trong bộ phận lễ tân với nhau và các nhân viên ở bộ phận lễ tân với các bộ phận buồng, bàn, bar,… Hơn nữa, việc bố trí và sử dụng nhân viên theo nguyên tắc hiệu suất sẽ yêu cầu khách sạn sử dụng nhân viên theo đúng trình độ của họ.

Tăng cường chính sách khen thưởng và đãi ngộ người lao động: có một thực

trạng tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là khách sạn thực hiện trả lương cho nhân viên trên cơ sở thoả thuận và ước chừng theo mức lương của thị trường. Hình thức trả lương này gây không ít rắc rối cho khách sạn do phải giải quyết những bất bình của một số nhân viên, thậm chí có khi dẫn tới những hậu quả tiêu cực như tranh chấp hay nghỉ việc…

Do đó, khách sạn nên xây dựng hệ số lương riêng trên cơ sở những quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để khoản tiền lương trả cho lao động thực sự là “đòn bẩy” kinh tế tích cực cho người lao động, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với khách sạn. Cả 4 khách sạn được khảo sát đều có quy định, biên chế mức lương riêng theo chức vụ của nhân viên và theo thâm niên công tác, điều này rất phù hợp với tình hình thực tế. Những nhân viên có chức vụ cao sẽ có khối lượng công việc đòi hỏi tính trách nhiệm cao, còn những nhân

2

viên thâm niên, làm việc lâu năm gắn bó với khách sạn, thì khách sạn nên có những chính sách, biên chế tiền lương riêng, ngoài ra cũng nên có những khoản phụ cấp cho họ.

Bên cạnh đó, các khách sạn 3 sao trên địa bàn Thái Nguyên hầu như đang thực hiện đãi ngộ thưởng theo doanh thu, thưởng vào các ngày lễ tết, thưởng cho nhân viên có những thành tích đặc biệt. Vì vậy, để động viên khuyến khích người lao động, 4 khách sạn nên quan tâm hơn nữa tới nhân viên, các cơ chế khen thưởng, kỷ luật như: Xét tăng thưởng, trừ thưởng, tăng lương, tuyên dương, cảnh cáo, xa thải, thưởng đột xuất, thăng chức… kết quả khen thưởng, kỷ luật nên công khai với mọi nhân viên trong khách sạn.

Khách sạn Dạ Hương II, có áp dụng hình thức niêm yết thông tin khen thưởng hàng tháng lên bảng tin nội bộ của khách sạn. Điều này tạo sự rõ ràng, minh bạch, đồng thời tạo cảm giác được tuyên dương và tự hào cho người được khen thưởng, tạo động lực phấn đấu cho các nhân viên khác. Các khách sạn nên chú trọng hơn đến đãi ngộ phi tài chính như thăng cấp cho nhân viên có năng lực và cống hiến cho khách sạn, tổ chức các chuyến du lịch cho nhân viên cùng gia đình họ, thăm hỏi tặng quà khi nhân viên ốm đau, bệnh tật…

Một phần của tài liệu Quản trị đào tạo nhân viên tác nghiệp tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)