5. Bố cục của luận văn
3.1.3. Đặc điểm văn hóa giáo dục huyện Võ Nhai
Trong giai đoạn 2010 - 2014, hàng năm các hoạt động văn hóa văn nghệ thường xuyên được tổ chức từ huyện xuống xã, đặc biệt phục vụ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Văn hóa dân tộc truyền thống đã được xây dựng, được nghiên cứu và phục hồi nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, di tích lịch sử dân tộc.
Nếp sống văn minh trong cưới xin, việc tang, lễ hội và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng đã được xây dựng. Đồng thời vận động phong trào toàn dân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa luôn được đặt lên hàng đầu. Năm 2014 toàn huyện Võ Nhai tỷ lệ hộ đăng ký gia đình đạt chuẩn văn hoá là 77%; tỷ lệ làng, xóm, khu phố đạt chuẩn văn hoá là 53,4%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá là 78%.
Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 01 nhà văn hoá cấp huyện, 03 nhà văn hoá cấp xã, 141/172 xóm có nhà văn hoá. Phong trào thể dục thể thao luôn được đẩy mạnh, hàng năm huyện luôn tổ chức một số giải đấu cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, ... cấp huyện và cấp xã, thu hút đông đảo vận động viên tham gia, và nhân dân hưởng ứng.
Hệ thống phát thanh và truyền hình huyện đã phát triển khá toàn diện. Hiện nay, huyện Võ Nhai đã có 3 trạm tiếp sóng truyền hình được đầu tư xây dựng ở cả ba vùng. Trong những năm qua, công tác thông tin, phát thanh truyền hình huyện đã thực hiện tốt vai trò cùng với đài truyền hình quốc gia, đài truyền hình tỉnh đã tuyên truyền đường lối, chủ trương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính sách của Đảng và Nhà nước, có sức hấp dẫn, được đông đảo quần chúng tiếp nhận.
Tính đến nay huyện Võ Nhai đã có 15/15 thư viện, tủ sách xã, thị trấn hoạt động. Tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất của một số xã thư viện, tủ sách chưa phát huy được hết tác dụng, hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
Hiện nay đội ngũ cán bộ phòng Văn hoá còn quá mỏng, chính vì thế việc bố trí cán bộ đến cơ sở trong các hoạt động thường niên là rất khó khăn. Đội ngũ cán bộ xã còn kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ văn hoá cũng như chuyên môn chưa đồng đều.
Là một huyện vùng cao nhưng trong những năm gần đây Võ Nhai đã có sự phát triển khá về văn hóa - giáo dục, hệ thống các trường học, bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Văn hóa - giáo dục huyện đã đạt và duy trì được kết quả phổ cập văn hóa - giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học phổ thông và đang tiến hành thực hiện phổ cập bậc trung học, toàn huyện có 3 trường trung học phổ thông, 1 trường dân tộc nội trú của tỉnh đóng trên địa bàn huyện, có 1 Trung tâm văn hóa - giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm dạy nghề. Cho đến nay đã có 100% số xã có trường tiểu học, 100% xã có trường mầm non. Cơ sở vật chất đã và đang dần được hoàn thiện và mở rộng, không còn tình trạng học 3 ca, số phòng học kiên cố và cấp 4 chiếm 76%. Văn hóa - giáo dục trên địa bàn huyện phát triển tương đối toàn diện ở các cấp học, chất lượng dạy và học được nâng lên, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển nguồn nhân lực của huyện.
Ở Thái nguyên nói chung và ở huyện Võ Nhai nói riêng, những nỗ lực về ngân sách cho văn hóa - giáo dục cũng như cơ cấu ngân sách cho văn hóa - giáo dục và đào tạo trong thời gian qua đã và đang đi đúng hướng. Theo số liệu tổng hợp được, từ năm 2010 đến 2014 đã có sự tăng trưởng đáng kể trong việc tăng tỷ trọng chỉ tiêu cho văn hóa - giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong tổng chi NSNN cho văn hóa - giáo dục và đào tạo thì cơ cấu chi cho văn hóa - giáo dục và cho đào tạo ở huyện Võ Nhai thời gian qua như sau:
Bảng 3.1: Chi NSNN cho văn hóa - giáo dục đào tạo trong chi thƣờng xuyên
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm số liệu
Tiêu chí 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng thu ngân sách 549,843 682,736 706,432 843,393 903,408
Tổng chi ngân sách 496,635 507,629 593,639 711,829 734,766
Chi đầu tư phát triển 78,981 85,318 97,995 165,460 150,186
Chi thường xuyên 149,639 165,329 177,889 226,022 289,278
Trong đó
Chi sự nghiệp giáo dục 54,686 56,129 53,265 62,285 80,370
Chi sự nghiệp văn hóa 45,359 48,368 30,746 59,687 58,945
Nguồn: Phòng kế toán tài chính huyện Võ Nhai
Trong những năm gần đây, song song với việc đạt được những thành tựu về kinh tế, cùng với những bước chuyển mình của tỉnh, nền văn hóa - giáo dục của huyện Võ Nhai đã thu được thành quả quan trọng về mọi mặt. Quy mô văn hóa - giáo dục được mở rộng, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, xã hội hoá công tác văn hóa - giáo dục. Chất lượng văn hóa - giáo dục cũng đã có chuyển biến đáng kể, trình độ dân trí được nâng cao. Văn hóa - giáo dục huyện Võ Nhai nằm trong hệ thống văn hóa - giáo dục chung của tỉnh là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thống nhất đa dạng với các cấp học từ mầm non tới trung học cơ sở.
Xét về qui mô văn hóa - giáo dục trong những năm qua tăng bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân Võ Nhai. Theo bảng ta thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
được sự tăng lên về qui mô văn hóa - giáo dục. Tổng số học sinh mầm non và học sinh phổ thông năm học 2009 - 2010 là 1.110, năm học 2010-2011 tăng lên 1.130 học sinh tương ứng 1,25%.
Tổng số học sinh mầm non và học sinh phổ thông năm học 2011- 2012 là 1.185, năm học 2012 - 2013 tăng lên 1.200 học sinh tương ứng 1,43%. Tính đến năm học 2013- 2014 Tổng số học sinh mầm non và học sinh phổ thông 1255 học sinh tương ứng 1,56%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.2. Sự phát triển các ngành học trên địa bàn huyện Võ Nhai
Ngành học Số trƣờng Số lớp Số học sinh Năm học 2009- 2010 Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Năm học 2009- 2010 Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Năm học 2009- 2010 Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Mầm non 4 6 6 7 9 16 24 24 28 36 60 70 85 110 125 Tiểu học 3 4 4 6 6 45 80 80 120 120 450 480 430 420 440 TH Cơ sở 3 5 5 7 7 48 90 90 105 100 720 680 710 700 690 Tổng số 10 15 15 19 22 109 194 194 253 256 1110 1130 1185 1200 1255
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về văn hóa - giáo dục mầm non, hiện tại đã huy động được 16% trẻ em trong độ tuổi này đi nhà trẻ so với tỷ lệ này của tỉnh Thái nguyên chỉ đạt được 10%. Đối với bậc tiểu học, Võ Nhai thực hiện học sinh học 2 buổi/ngày, tạo điều kiện cho các em được kết hợp học tập, lao động, vui chơi ngay tại trường học.
Với đội ngũ giáo viên trẻ, tâm huyết với sự nghiệp trồng người, ngành văn hóa - giáo dục Võ Nhai luôn đi đầu trong các ngành văn hóa - giáo dục huyện về công tác giảng day. Hơn 95% giáo viên cấp tiểu học có trình độ đạt chuẩn hóa, giáo viên cấp trung học cơ sở đạt chuẩn là 95%.
Bảng 3.3: Số lƣợng giáo viên trên địa bàn huyện Võ Nhai
Ngành học Năm học 2009 -2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Mầm non 48 72 80 84 110 Tiểu học 90 160 175 240 250 THCS 150 250 275 280 300 Trung học 170 175 180 186 190 Tổng số 458 657 710 790 850
Đi đôi với việc mở rộng qui mô, ngành văn hóa - giáo dục huyện Võ Nhai còn có những biện pháp để nâng cao chất lượng văn hóa - giáo dục như đổi mới mục tiêu, đổi mới chương trình nội dung giảng dạy ở các cấp học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy khả năng nghiên cứu chủ động sáng tạo ở học sinh, tránh tình trạng thụ động trong cách học, tiếp thu bài học. Một số biện pháp cụ thể đã được áp dụng có hiệu quả.
- Chất lƣợng văn hóa - giáo dục.
* Văn hóa - giáo dục Mầm non: các trường đã đảm bảo an toàn cho trẻ khi tới trường, không để xảy ra hiện tượng dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Các cháu khỏe mạnh, hoạt bát tự tin và biết thể hiện được những hiểu biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong giao tiếp, biết múa hát, kể chuyện. Đối với trẻ 5 tuổi biết tự phục vụ những nhu cầu cần thiết, trẻ đạt kênh bình thường hàng năm từ 96% trở lên.
* Văn hóa - giáo dục Tiểu học, THCS.
Về đạo đức: nhìn chung các em ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, không có học sinh trong học đường mắc tệ nạn xã hội, không có vụ việc đáng tiếc xảy ra trong học đường. Cấp Tiểu học 99,99% học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ; cấp THCS có 98% học sinh xếp loại đạo đức khá tốt.
- Văn hóa - giáo dục- trí dục: văn hóa - giáo dục - trí dục đại trà ổn định, chất lượng mũi nhọn hàng năm đều tăng. Năm 2010, cấp Tiểu học có 40% học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 15% so với năm 2009); cấp THCS có 27% học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 10,9% so với năm 2009; 100% học sinh lớp 5 hàng năm được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học; 80% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS; hàng năm có 85 - 90% học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình PTTH công lập, TTGDTX và học nghề. Năm 2011, cấp Tiểu học có 56% học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 20% so với năm 2010); cấp THCS có 47% học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 10,9% so với năm 2010; 100% học sinh lớp 5 hàng năm được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học; 90% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS; hàng năm có 95 - 98% học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình PTTH công lập, TTGDTX và học nghề. Năm 2012, cấp Tiểu học có 60% học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 15% so với năm 2011); cấp THCS có 52% học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 10,9% so với năm 2011; 100% học sinh lớp 5 hàng năm được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học; 99,6% - 99,8% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS; hàng năm có 95 - 98% học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình PTTH công lập, TTGDTX và học nghề. Năm 2013, cấp Tiểu học có 67 % học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 15% so với năm 2011); cấp THCS có 54 % học sinh đạt học sinh giỏi (tăng 10,9% so với năm 2011; 100% học sinh lớp 5 hàng năm được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
học; 99,6% - 99,8% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS; hàng năm có 95 - 98% học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình PTTH công lập, TTGDTX và học nghề.
- Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ:
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng. Toàn ngành 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Trong đó cấp học Mầm non trình độ đạt trên chuẩn 47%; cấp học Tiểu học đạt 72%; cấp học THCS đạt 52,7%.
Toàn ngành có 280 Đảng viên là giáo viên đạt 33,6% tăng 3,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất đề ra. 628 lượt cán bộ giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 120 thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.
- Cơ sở vật chất, thu chi tài chính.
Về xây dựng cơ bản: UBND huyện đã đầu tư xây dựng mới 4 trường và cải tạo sửa chữa nâng cấp 15 cơ sở văn hóa - giáo dục khác với kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng. Đồng thời UBND huyện đã đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học trong học đường theo chương trình mục tiêu củahuyện, đó là 80% bàn ghế học sinh được thay mới; 90% các trường được lắp hệ thống chiếu sáng học đường theo tiêu chuẩn Việt Nam; 100% các trường Mầm non được trang bị thiết bị đồ dùng dạy học cho 2 lớp học theo yêu cầu đổi mới; 80% các trường Tiểu học, THCS được trang bị phòng máy tính dạy tin học cho học sinh; 95% các trường học trong huyện được nối mạng Internet. Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành Văn hóa - giáo dục từng bước khang trang sạch đẹp, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện.
- Công tác xã hội hóa văn hóa - giáo dục.
Phòng văn hóa - giáo dục đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các cấp ủy chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương xã hội hóa văn hóa - giáo dục của Đảng và nhà nước. Đồng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức các nhân, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư cho văn hóa - giáo dục.
Kết quả: Nhận thức của nhân dân nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng về công tác xã hội hóa văn hóa - giáo dục đã được nâng lên. Việc đầu tư cho con em học tập đã được quan tâm, việc tham gia đóng góp hỗ trợ nhà trường kinh phí sửa chữa nhỏ, xây dựng bồn hoa cây cảnh, mua tivi, điều hòa phục vụ nhu cầu học tập đã trở thành công việc bình thường ở các nhà trường, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Về công tác quản lý chỉ đạo.
Ngành Văn hóa - giáo dục và Đào tạo đã nghiêm túc thực hiện chỉ thị Nghị quyết của Đảng và nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ ba nhiệm kỳ 2010 - 2015 và kế hoạch của UBND huyện về công tác văn hóa - giáo dục.
Đã triển khai đồng bộ các biện pháp trong công tác quản lý chỉ đạo; khơi dậy và phát huy được tiềm năng nội lực của toàn Ngành, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành các cấp chăm lo sự nghiệp văn hóa - giáo dục. Đặc biệt là đã xây dựng được sự đồng thuận cao trong mỗi nhà trường, trong toàn ngành, và đảm bảo dân chủ công khai trong quản lý chỉ đạo từ phòng tới cơ sở. Đây là yếu tố cơ bản và là động lực thúc đẩy sự nghiệp văn hóa - giáo dục phát triển và đạt được những thành quả rất quan trọng trong 5 năm qua.
* Những hạn chế yếu kém, nguyên nhân. + Hạn chế yếu kém.
Công tác Văn hóa - giáo dục đào tạo phát triển không đồng đều giữa các trường trong huyện, chất lượng mũi nhọn chưa vững chắc. Một bộ phận cán bộ