Tăng cường quản lý chi sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa, giáo dục tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 87)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2. Tăng cường quản lý chi sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho

4.1.2.1. Hệ thống hóa các văn bản pháp qui về quản lý chi NSNN cho VHGD

Quyền tự chủ tài chính thực sự của các nhà trường trên địa bàn huyện Võ Nhai đã được thực hiện và được coi là vấn đề quan trọng như đối với chương trình chất lượng giảng dậy trong nhà trường. Tuy nhiên kết quả thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện quyền tự chủ tài chính như hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả, khó thực hiện bởi tư tưởng của chính những lạc hậu của một bộ phận những người còn có tư tưởng “xin - cho” của chế độ tập trung, bao cấp… vẫn đang còn tồn tại ở nước ta trong quản lý văn hóa - giáo dục nói chung và trong văn hóa - giáo dục địa bàn huyện Võ Nhai nói riêng. Để xoá bỏ được tư tưởng này cần có giải pháp hữu hiệu là hoàn thiện hệ thống văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ (định mức giờ giảng, thu quản lý quỹ học phí, định mức biên chế, chế độ làm việc…), các văn bản hướng dẫn trong quá trình thanh toán qua hệ thống kho bạc làm cơ sở cho các trường học thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tiếp tục hoàn thiện định mức phân bổ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước cho phù hợp với cơ chế quản lý mới và phù hợp với thực tế. Hiện nay tất cả các qui chế này đều chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tế nên các trường không thể chủ động trong việc đánh giá kết quả hoạt động của mình, việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ chưa được sát thực và có hiệu quả.

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý trong công tác tổ chức bộ máy và tuyển dụng cán bộ, viên chức. Quy định rõ việc phân cấp quản lý đối với các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý tổ chức bộ máy cán bộ, viên chức và tiền lương theo hướng tăng thêm trách nhiệm, quyền hạn cho thủ trưởng đơn vị.

Các Bộ, ngành địa phương cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản qui định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động văn hóa - giáo dục đào tạo của các bộ phận trong từng đơn vị đào tạo công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh việc ban hành sửa đổi văn bản qui phạm pháp luật, cần phải có cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng hoặc mở lớp tập huấn về kiến thức tài chính tới từng hiệu trưởng, cán bộ quản lý của nhà trường để áp dụng văn bản và thực hiện đúng qui định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4.1.2.2.Thực hiện phân cấp quản lý chi NSNN cho văn hóa - giáo dục

UBND huyện cần sắp xếp kiện toàn chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý NSNN cho văn hóa - giáo dục phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Bố trí cán bộ, công chức, dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn ở từng lĩnh vực. Thực hiện luân chuyển cán bộ theo qui định của Chính phủ và bố trí cán bộ phù hợp với khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Tăng cường kết hợp đào tạo theo chức danh tiêu chuẩn, theo quy hoạch với việc đào tạo cán bộ chuyên môn sâu, bồi dưỡng cập nhật kiến thức bản về quản lý kinh tế tài chính theo cơ chế thị trường.

Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý ngân sách cho văn hóa - giáo dục nhằm nâng cao phát triển văn hóa - giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá, vừa phải tăng cường, giữ vững bản sắc của nền văn hóa - giáo dục nước nhà, vừa rút ngắn khoảng cách tụt hậu về văn hóa - giáo dục của Việt Nam so với khu vực và thế giới

4.1.2.3. Hoàn thiện cơ cấu quản lý NSNN cho văn hóa - giáo dục

Với vai trò chủ đạo, chi ngân sách nhà nước cho văn hóa - giáo dục từng bước cũng phải hoàn thiện việc sắp xếp lại cơ cấu cho từng lĩnh vực, từng phân ngành cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ. Đảm bảo gắn liền việc đầu tư, quản lý cấp phát kinh phí với việc nâng cao chất lượng văn hóa - giáo dục và việc chuẩn hóa, hiện đại hoá các cơ sở Văn hóa - giáo dục.

Nội dung hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho văn hóa - giáo dục ở huyện Võ Nhai trong thời gian tới gồm:

* Về chi thường xuyên:

- Điều chỉnh lại cơ cấu chi ngân sách cho các phân ngành trong khối văn hóa - giáo dục một cách hợp lý hơn: quan tâm hơn đến việc đầu tư ngân sách cho văn hóa - giáo dục mầm non, nâng dần tỷ trọng chi cho khối THCS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong khối văn hóa - giáo dục một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng tăng học sinh ở các cấp học này.

- Hoàn thiện cơ cấu các nhóm mục chi trong chi thường xuyên: cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu các nhóm mục chi trong chi thường xuyên cho văn hóa - giáo dục đào tạo. Việc hoàn thiện cơ cấu nhóm mục chi phải trên cơ sở xác định thứ tự ưu tiên của các nhóm mục chi một cách chuẩn xác để làm cơ sở cho việc lập, duyệt và chấp hành ngân sách, tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra chi tiêu

- Đáp ứng đủ mức chi thường xuyên cho con người; chi hoạt động giảng dạy phải đảm bảo ở mức hợp lý; giảm dần tỷ trọng chi quản lý ở mức vừa phải, hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi hội nghị, tiếp khách trong chi quản lý...

* Về chi đầu tư XDCB tập trung:

- Tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng chi ngân sách Nhà nước cho văn hóa - giáo dục và đào tạo: Cơ sở hạ tầng của ngành văn hóa - giáo dục có tác động to lớn đến chất lượng văn hóa - giáo dục và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô văn hóa - giáo dục.

4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý chi sự nghiệp từ NSNN cho phát triển văn hóa - giáo dục trên địa bàn huyện Võ Nhai, thỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa - giáo dục có năng lực và trách nhiệm trong chuyên môn trách nhiệm trong chuyên môn

Về công tác nhân sự.

- Phòng Văn hóa - giáo dục & Đào phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu với UBND huyện xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo và nhân viên ngành văn hóa - giáo dục huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 - 2020 đảm bảo chất lượng, đủ số lượng đồng bộ về cơ cấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thực hiện quy trình bổ nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ quản lý văn hóa - giáo dục theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 9/9/2015 của UBND huyện Võ Nhai.

- Việc tiếp nhận, thuyên chuyển ký hợp đồng giáo viên, nhân viên thực hiện theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 11/01/2015 của UBND huyện Võ Nhai.

Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ.

- Tổ chức lớp nghiên cứu học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cho cán bộ giáo viên, nhân viên các trường học trong năm 2015.

- Chỉ đạo các cơ sở văn hóa - giáo dục tổ chức Hội nghị quán triệt sâu rộng trong cán bộ giáo viên nhân viên về Luật văn hóa - giáo dục sửa đổi năm 2005 và Điều lệ nhà trường (Mầm non, Tiểu học, THCS); triển khai thực hiện Chỉ thị năm học của Bộ Văn hóa - giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn của Sở Văn hóa - giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ hàng năm.

- Triển khai thực hiện các Chỉ thị Nghị quyết của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện Võ Nhai trong từng năm học.

- Triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Văn hóa - giáo dục & Đào tạo và Hướng dẫn của Sở Văn hóa - giáo dục & Đào tạo Thái Nguyên.

- Tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp trường, huyện và Tỉnh.

- Triển khai thí điểm bồi dưỡng việc xây dựng bản đồ tư duy trong công việc quản lý và giảng dạy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Triển khai hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong đó coi trọng hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đăng ký giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua phải có SKKN đạt loại C cấp huyện.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy.

4.2.2. Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính cho sự nghiệp văn hóa - giáo dục trên địa bàn hóa - giáo dục trên địa bàn

Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch giao định mức cho các đơn vị trường học đảm bảo định mức quy định của nhà nước/học sinh hàng năm. Quản lý sử dụng kinh phí đúng luật, hiệu quả thiết thực.

Thực hiện các khoản thu chi đảm bảo theo Quyết định 73/QĐ-UBND của UBND Thành phố Thái Nguyên.

Việc thực hiện công tác xã hội hóa phải đảm bảo đúng quy trình công khai minh bạch và được sự đồng thuận cao trong cha mẹ học sinh và nhà trường.

100% các cơ sở văn hóa - giáo dục phải xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ. Hàng quý phải thông báo công khai các khoản thu chi trước HĐSP nhà trường.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chuyên đề về công tác thu chi tài chính, có sự hướng dẫn và uốn nắn kịp thời về thu chi không đúng quy định, kiên quyết xử lý những sai phạm trong công tác quản lý thu chi tài chính.

4.3. Một số kiến nghị

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới văn hóa - giáo dục. Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền văn hóa - giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành văn hóa - giáo dục và đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi văn hóa - giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng văn hóa - giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý văn hóa - giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình văn hóa - giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc văn hóa - giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình.

Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển văn hóa - giáo dục.

Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên. Bảo đảm các trường học có chi bộ; các trường đại học có đảng bộ. Cấp ủy trong các cơ sở văn hóa - giáo dục-đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ văn hóa - giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.

Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở văn hóa - giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục và đào tạo.

2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của văn hóa - giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên cơ sở mục tiêu đổi mới văn hóa - giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở văn hóa - giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng văn hóa - giáo dục, đào tạo.

Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung văn hóa - giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng văn hóa - giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường văn hóa - giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.

Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình văn hóa - giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa, giáo dục tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)