5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên từ
thực tiễn
Phát triển nguồn nhân lực cũng như bồi dưỡng tư tưởng trên cơ sở phát triển văn hóa - giáo dục là nhân tố quyết định đến sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ đề xuyên suốt trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên. Nội dung cơ bản của định hướng phát triển sự nghiệp văn hóa - giáo dục của huyện Võ Nhai đến năm 2020 là:
Quy hoạch và xây dựng mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển văn hóa - giáo dục phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giáo dục phát triển toàn diện con người, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đi đôi với phát triển văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
Việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục huyện cần dựa trên một số quan điểm sau:
Bám sát đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, ngành, địa phương, định hướng phát triển văn hóa - giáo dục của Đảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bộ tỉnh Thái Nguyên. Cơ chế quản lý chi NSNN cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của Luật NSNN
Chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa - giáo dục phải gắn liền với công tác quy hoạch lại mạng lưới văn hóa - giáo dục theo định hướng xã hội hóa giáo dục.
Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp văn hóa - giáo dục cần tiến hành đồng thời với công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách hệ thống tài chính công nói riêng. Cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong việc quản lý chi NSNN cho văn hóa - giáo dục nhằm thưc hành triệt để Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục có tác động tích cực đến hệ thống văn hóa - giáo dục của tỉnh.
Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho văn hóa - giáo dục phải tiến hành trên tất cả các khâu của chu trình quản lý ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Thực trạng quản lý chi sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa - giáo dục tại huyện Võ Nhai như thế nào?
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho phát triển văn hóa - giáo dục tại huyện Võ Nhai?
3. Tăng cường công tác quản lý chi sự nghiệp từ NSNN cho phát triển Văn hóa - giáo dục trên địa bàn huyện Võ Nhai cần có những giải pháp gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp thông tin
Số liệu thu thập trong bài là số liệu sơ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo số liệu phòng Tài chính kế hoạch huyện Võ Nhai năm 2014, phòng Giáo dục đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện…như số liệu kiểm kê, dân số năm 2014, kinh tế - xã hội năm 2014,...
Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.
Ngoài ra, luận văn còn được thu thập từ Báo cáo tài chính, Báo cáo chi NSNN qua các năm, các nguồn số liệu từ phòng Kế toán, phòng Kế hoạch và phòng Giáo dục - Đào tạo của huyện qua các năm...
2.2.2. Phương pháp thống kê, phân tích thông tin
2.2.2.1. Phương pháp phân tích thông tin
- Phân tích định tính: Trên cơ sở số liệu, tài liệu để phân tích những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề cần phải tìm giải pháp giải quyết nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong phân tích có sử dụng các biểu đồ để làm rõ thông tin thu thập được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phân tích định lượng: Tìm ra những mối quan hệ nhân quả giữa các thông tin, từ đó chỉ ra các vấn đề cần phải xử lý.
2.2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê: Trên cơ sở tổng hợp số liệu sơ cấp, tiến hành phân tích theo từng nội dung của công tác quản lý chi sự nghiệp từ NSNN cho phát triển văn hóa - giáo dục , từ đó nêu ra những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý.
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Số liệu sơ cấp được xử lý dưới dạng bảng biểu thống kê, trên cơ sở đó phân tích hiện trạng thực trạng quản lý chi sự nghiệp từ NSNN cho phát triển văn hóa - giáo dục.
- Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Số liệu sơ cấp được nhập vào các bảng tính, phân tích theo bảng tần suất (%) và bảng chéo để so sánh mức độ khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu. Một bảng tần suất được thiết lập cho mỗi câu hỏi bao gồm những thông tin về số tuyệt đối những người trả lời và tỷ lệ % tương ứng. Số người trả lời và tỷ lệ % tương ứng được thể hiện ở từng thang đo trong bảng hỏi.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau: * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương
- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.
- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm
- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của KT-XH: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Chi cho con người: đây là các khoản chi cho nhu cầu vật chất, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên nhằm duy trì hoạt động bình thường như: lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm,...
- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm các khoản mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy,..
- Chi quản lý hành chính: đây là khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động của nhà trường như: điện, nước, văn phòng phẩm, mạng internet,...
- Chi về mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ: bao gồm các khoản chi về mua săm, xây dựng có tính ổn định không cao phụ thuộc vào tình trạng trang thiết bị và nhà cửa của nhà trường nên không thể định mức chi được.
Những chỉ tiêu được đánh giá đúng mục đích, phản ánh việc sử dụng và chi tiêu có hiệu quả nguồn NSNN cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục, Như vậy, việc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp phát triển văn hóa - giáo dục được đảm bảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI SỰ NGHIỆP TỪ NSNN
CHO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC TẠI HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về tình hình sử dụng ngân sách chi cho phát triển văn hóa - giáo dục tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên - giáo dục tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý huyện Võ Nhai
Võ Nhai là một huyện vùng cao cách thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông - Bắc. Địa hình của huyện Võ Nhai khá phức tạp, phần lớn diện tích là vùng núi dốc và vùng núi đá vôi (chiếm trên 92%).
Võ Nhai có diện tích tự nhiên 84.510,4ha; Gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc khu vực III còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II; dân số hiện có 63.000 người. Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng.
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Võ Nhai
Tài nguyên đất.
Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện có các nhóm đất sau:
- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,15% diện tích - Đất đen: 935 ha chiếm 1,11% diện tích
- Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích - Các loại đất khác: có 11.070,4 ha chiếm 16,65% diện tích.
Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.
Tài nguyên rừng
Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu...
Trong 50.595 ha rừng có: - Rừng gỗ: 20.115 ha
- Rừng tre, nứa, vầu: 603 ha - Rừng hỗn giao: 3.440,87 ha - Rừng núi đá: 26.437 ha
Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
Tài nguyên khoáng sản
Qua kết quả điều tra tìm kiếm thăm dò, Võ Nhai có các loại khoáng sản sau:
- Kim loại màu: Gồm chì, Kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng nhỏ không tập trung, Vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn.
- Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng khá (khoảng 60.000 tấn)
- Khoảng sản vật liệu xây dựng như: Đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi - măng ở La Hiên, Cúc Đường có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Tài nguyên nước.
Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Tiềm năng du lịch
Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Quần thể hang động Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà và hang động khác như: Nà Kháo, Hang Huyền,... có nhiều nhũ đá tạo nên cảnh quan đẹp. Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa là cái nôi ra đời sớm nhất của người Âu Lạc. Rừng Khuôn Mánh xã Tràng Xá là nơi thành lập đội cứu quốc quân II và nhiều hang động, di tích khác đã đi vào lịch sử của dân tộc.
Do hệ thống giao thông đang từng bước hoàn chỉnh nên tiềm năng du lịch của huyện đang được phát huy cùng với hệ thống du lịch trong toàn tỉnh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Võ Nhai
Huyện Võ Nhai có 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã vùng cao, 3 xã miền núi. Huyện có 8 dân tộc. Tại thời điểm năm 2013, dân số huyện Võ Nhai là 65.583 người, mật độ dân số trung bình 78 người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 16.405 hộ. Bình quân mỗi hộ có 3,998 nhân khẩu. Tỷ lệ người dân sống ở khu vực nông thôn là: 94,4%; khu vực thành: 6,36%. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 85,49%; công nghiệp - xây dựng, Thương nghiệp dịch vụ: 14,51%.
Dân số cuối năm 2002 toàn huyện có 14.110 hộ với 62.744 người, nữ chiếm 50,08% dân số. Trong đó:
Nhân khẩu nông nghiệp: 59.830 người. Nhân khẩu phi nông nghiệp: 2.914 người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mật độ dân số trung bình: 73 người/km2
, phân bố không đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc Quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa mật độ thấp 22 - 25 người/km2
.
- Dân tộc: toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh 34,17% chiếm dân số; Tày 29,88%; Nùng 14,52%; Dao 12,63%; Các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Sán Chí, Hoa chiếm 8,7%.
- Lao động: Toàn huyện có 29.703 lao động nông nghiệp chiếm 47,34% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.
Về trình độ lạo động nhìn chung thấp. Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, trăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%, Tiểu vùng II là 42,5% và Tiểu vùng III là 32% tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít. Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.
3.1.2.2. Kết cấu cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của huyện Võ Nhai còn nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây được sự đầu tư của nhà nước bằng các nguồn vốn, các chương trình, dự án như chương trình 135, chương trình 134, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình kiên cố hoá trường học, cải tạo đường giao thông nông thôn, …. cơ sở hạ tầng của huyện đã có chuyển biến đáng kể. Tuy vậy so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều công trình hạ tầng cần được đầu tư để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
3.1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai.
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất