GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.

Một phần của tài liệu giáo án toán lớp 4 học kì I (Trang 61 - 63)

- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương

b) GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức: Giúp HS

- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 - Nhận biết số chẵn và số lẻ.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2và không chia hết cho 2.

II.CHUẨN BỊ:

- Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia (cột bên trái: các số chia hết cho 2, cột bên phải: các số không chia hết cho 2)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI THỜI

GIAN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH

1 phút 5 phút

9 phút

Khởi động:

Bài cũ:

- GV ôn lại cho các em thế nào là chia hết và thế nào là không chia hết (chia có dư) thông qua các ví dụ đơn giản như: 18 : 3 = 6 hoặc 19 : 3 = 6 (dư 1). Khi đó 18 chia hết cho 3, 19 không chia hết cho 3 Bài mới:

Giới thiệu :

Hoạt động1: GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2.

a) GV đặt vấn đề:

- Mục đích: Giúp HS hiểu vì sao cần phải học các dấu hiệu chia hết mà không thực hiện luôn các phép tính chia.

- Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho một số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó, cả lớp sẽ cùng nhau tự phát hiện ra các dấu hiệu đó. Trước hết là tìm dấu hiệu chia hết cho 2.

b) GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2. 2.

Mục đích: Giúp HS tự tìm ra kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 2

- HS nêu

6 phút

15 phút

3 phút

Các bước tiến hành

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 2 và vài số không chia hết cho 2.

- Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2

+ GV giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 2 cột có ghi sẵn các phép tính

+ Các nhóm tính nhanh kết quả và ghi vào giấy + HS chú ý các số chia hết có số tận cùng là các số nào, các số không chia hết có số tận cùng là các số nào để từ đó có thể rút ra kết luận

- Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2”.

+ Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2 (các phép chia đều có số dư là 1)

- Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.

- Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.

Hoạt động 2: GV giới thiệu số chẵn và số lẻ.

Mục đích: Giúp HS hiểu số chẵn là những số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 (các số chẵn). Số lẻ là những số có tận cùng là 1, 3, 5, 7 (số lẻ)

- Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn Rồi GV yêu cầu HS tự tìm ví dụ về số chẵn (số có thể gồm nhiều chữ số)

- GV hỏi: số như thế nào được gọi là số chẵn?

- Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ . Tiến hành tương tự như trên.

Hoạt động 3: Thực hành

Mục đích: Giúp HS vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2 & không chia hết cho 2.

Bài tập 1:

- GV yêu cầu HS chọn ra các số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.

- Yêu cầu HS giải thích lí do vì sao chọn số đó.

Bài tập 2:

- GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

Bài tập 3:

- Yêu cầu HS tự làm vào vở, sau đó chữa miệng.

Bài tập 4:

- Yêu cầu HS tự làm, sau đó vài HS chữa bài trên bảng lớp.

Củng cố - Dặn dò:

- Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 5.

- HS tự tìm & nêu

- HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2. - Vài HS nhắc lại. - HS nêu - Vài HS nhắc lại. - HS nêu - HS làm bài - Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả - HS làm bài - HS sửa - HS làm bài - HS sửa bài - HS làm bài - HS sửa bài Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia SGK

Một phần của tài liệu giáo án toán lớp 4 học kì I (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w