Phương pháp giáo dục đạo đức chotrẻ thông qua các các tác phấm văn học cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 32)

3.125 Trong lí luận và thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay người ta phân loại phương pháp giáo dục đạo đức thành hai nhóm chủ yếu đó là: Nhóm phương pháp hình thành khái niệm và niềm tin, gồm có: phương pháp giải thích, thuyết phục và nêu gương; phương pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đạo đức và tích lũy kinh nghiệm đạo đức thực tế. Bên cạnh hai nhóm phương pháp giáo dục cơ bản nêu trên người ta còn sử dụng nhóm phương pháp: Nhóm phương pháp kích thích điều chỉnh hành vi và nhóm phương pháp kể chuyện.

phương pháp giải thích, thuyết phục và nêu gương. 3.127 + Nêu gương:

3.128 Nêu gương là một phương pháp giáo dục đạo đức được sử dụng nhiều đối với trẻ mẫu giáo. Bởi vì nó phù họp với tính cụ thể và trực quan của tư duy trẻ, đồng thời phù họp với đặc điểm hay bắt chước của trẻ, trẻ thường có hướng lặp đi lặp lại hành vi cử chỉ của người khác.

3.129 Nêu gương là dùng những tấm gương tốt, điển hình về những hành vi, phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ noi theo. Cơ sở của phương pháp này là khuynh hướng bắt chước được thể hiện rõ ở trẻ, là nguyện vọng mong muốn hành động đế được khen ngợi. Những tấm gương của các em bạn được cô khen ngợi, tấm gương của chính giáo dục đều có ý nghĩa quan trọng. Thái độ, cử chỉ nhẹ nhàng lịch thiệp, vui vẻ của cô giáo, một cử chỉ nhường nhịn của một em nhỏ, tính cẩn thận sắp xếp đồ dùng của các em khác... đều có tác động và việc làm cụ thể, có sực tác động một cách trục quan dễ hiểu, những tấm gương của người trong hoạt động xã hội và trong cuộc sống, những tấm gương của các nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng có tác động mạnh mẽ đến trẻ em.

3.130 Ví dụ: Trong giờ ăn cơm bạn Hà Anh ăn cơm không nói chuyện, ăn sạch bát, không làm rơi cơm cô giáo khen bạn và nêu gương cho cả lớp làm theo.

3.131 + Giảng giải: giảng giải là giáo viên dùng lời nói giúp trẻ hiểu được ý nghĩa hoặc lí do của một hành vi đạo đức, quy tắc đạo đức, phân biệt được điều tốt, điều xấu nhằm hướng trẻ vào thực hiện một cách tự giác và tích cực nhũng hành vi đạo đức.

3.132 Phương pháp giảng giải giúp trẻ tiếp thu những khái niệm đạo đức và thực hiện một cách tự giác. Giảng giải còn có tác dụng quan trọng giúp trẻ biết đánh giá về đạo đức, phân biệt được điều tốt, điều xấu từ đó hình thành được niềm tin đạo đức cho trẻ.

thể và dễ hiểu, phải dựa vào vốn tri thức, hiểu biết kinh nghiệm đã có ở trẻ. Khi giải thích giáo viên phải truyền đạt ý kiến và yêu cầu đó, phải chỉ cho các em phương pháp thực hiện và khuyến khích trẻ tự nguyện thực hiện các yêu cầu đó.

3.134 Ví dụ: Khi cô kể câu chuyện “Ba ngọn nến” cô giải thích, giáo dục trẻ không được đánh nhau, vì khi đánh nhau giao thông trên đường sẽ bị tắc nghẽn,nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

3.135 Phương pháp rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đạo đức và tích lũy kinh nghiệm đạo đức thực tế.

3.136 Đây là phương pháp tổ chức các hoạt động, các quan hệ đa dạng của trẻ với người lớn, bạn bè xung quanh nhằm tạo điều kiện cho trẻ thực tập thực hiện những quy tắc, chuẩn mực đạo đức và tích lũy kinh nghiệm đạo đức thực tế.

3.137 Nhóm này gồm phương pháp luyện tập và thực hiện :

3.138 Luyện tập là đặt trẻ vào những tình huống do giáo viên tạo ra để trẻ phải hành động phù hợp với các tiêu chuẩn và quy tắc hành vi.

3.139 Đây là phương pháp chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức, nhằm biến nhũng khái niệm đạo đức thành những thói quen, hành vi đạo đức.

3.140 Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, cần đề ra những yêu cầu nội dung cụ thể và có sự kiểm tra đánh giá kịp thời để hình thành những hành vi đúng đắn cho trẻ. Khi hành vi, cử chỉ tốt đẹp đã được hình thành cần có sự rèn luyện thường xuyên liên tục để hình thành thói quen đạo đức trong sinh hoạt hằng ngày. Muốn rèn luyện cho trẻ hành vi, thói quen đạo đức tốt, giáo viên cần sử dụng các điều kiện khác nhau và tự mình tạo ra các điều kiện tình huống khác nhau để cho trẻ tập luyện.

3.141 Ví dụ: Cho trẻ thực hiện việc rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh theo 7 bước rửa tay.

3.143 Nhóm này gồm có phương pháp khen ngợi và chê trách. Đây là những phương pháp giáo dục đạo đức được sử dụng để giúp trẻ hiểu rõ hành động nào tốt - xấu - đúng - sai, hiểu rõ nhũng yêu cầu các quy tắc đạo đức, cũng hình thành nhân cách tốt đẹp.

3.144 + Khen ngợi:

3.145 Đó là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận, đánh giá, biểu dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được. Khen ngợi có tác dụng gây cho trẻ một cảm giác vui sướng, phấn khởi, tin vào sức mạnh cố gắng vươn lên đạt những tiến bộ mới. Khen ngợi gây cho trẻ lòng mong muốn làm điều tốt và thể hiện hành động hành vi.

3.146 Khen ngợi không những có tác dụng động viên đối với trẻ được khen ngợi mà con có tác dụng củng cố nhận thức, động viên trẻ khác noi theo. Trẻ mầm non rất thích được khen nhưng không phải vì thế mà khen một cách tùy tiện. Khen ngợi xứng đáng nghĩa là khi được khen trẻ phải có chừng mực không nên tập trung vào một đứa trẻ. Khen ngợi phải xứng đáng nghĩa là khi được khen trẻ phải thực sự cố gắng, có những tiến bộ hơn so với trước đây, được tập thể công nhận xứng đáng. Tuy nhiên, cũng cần sử dụng lời khen để khích lệ trẻ khuyến khích những tiến bộ dù là nhỏ của những trẻ nhút nhát, tự ti. Khen ngợi phải có tác dụng dẫn hướng hành động, nghĩa là phải chỉ rõ khen cái gì, tại sao, khen như vậy mới khích lệ trẻ tiếp thu, nỗ lực theo hướng động viên của giáo viên.

3.147 Các hình thức khen rất đa dạng: Một nụ cười, cử chỉ thân ái kèm theo lời khuyến khích, một sự tin cậy khiến cho trẻ thấy đó là một phần thưởng hoặc phần thưởng bằng hiện vật.

3.148 Ví dụ: Giờ ăn cơm bạn Huy lười ăn không ăn hết phần cơm của mình, trong các giờ ăn sau cô quan sát động viên khen ngợi Huy hôm nay ăn giỏi hơn hôm qua cơm còn thừa ít, cô khen ngợi trước cả lóp, dần dần Huy đã ăn hết phần cơm của mình.

3.149 + Chê trách:

3.150 Chê trách là một hình thức đánh giá hành vi giúp trẻ tránh được những hành động xấu. Dùng phương pháp chê trách nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm một cảm xúc hối hận, từ đó giúp trẻ ngăn chặn được nhũng hành động xấu.

3.151 Sử dụng phương pháp này phải khéo léo bởi vì chê trách không đúng hoặc thiếu công bằng sẽ gây cho trẻ cảm giác khó chịu. Sử dụng phương pháp này phải đúng lúc và có những yêu cầu đối với hành động của trẻ sẽ ngăn được nhũng hành động xấu, không để những hành động ấy phát triển thành thói quen xấu.

3.152 Các hình thức của chê trách: Nhận xét nhắc nhở, phê bình. Nhận xét áp dụng khi hành vi của trẻ con dễ uốn nắn, không có tác hại gì đến bản thân của trẻ cũng như người khác.

3.153 Phê bình là hình thức chê trách mạnh hơn, thể hiện sự đánh giá xấu về hành vi của trẻ, áp dụng trong trường họp mà một hành vi sai phạm nhiều lần: Nói dối, ăn cắp, không thực hiện nội quy... Tùy từng đặc điểm của cá nhân trẻ mà phê bình, có thể phê bình trục tiếp hoặc gián tiếp. Phê bình trực tiếp có kèm theo lời giải thích trò truyện với trẻ sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

3.154 Cưỡng bức khi giáo viên đã sử dụng phương pháp giáo dục khác mà vẫn không có hiệu quả. Đây là một phương pháp giáo dục, đồng thời là một biện pháp trừng phạt. Cưỡng bức là đặt trẻ vào một trong những điều kiện để hành động của trẻ này không mang tác hại đến cho trẻ khác.

3.155 Trùng phạt dưới hình thức cưỡng bức cũng chỉ tạm thời nhưng cần kiên quyết và nghiêm khắc đối với trẻ, cần luôn coi trọng nhân cách của trẻ, giúp trẻ nhận ra những lỗi lầm để sửa chữa. Giáo viên cần coi trách phạt là biện pháp ngoại lệ chỉ dùng khi thật cần thiết và dùng càng ít càng tốt.

3.156 Ví dụ: Khi cô phát hiện bạn Nam đánh bạn Hoa để lấy đồ chơi thì cô phê bình bạn Nam trước lớp làm như thế bạn Hoa sẽ đau, giáo dục cả lóp muốn

lấy đồ chơi thì phải xin bạn cô để bạn Nam xin lỗi Hoa và hứa lần sau không đánh bạn nữa.

3.157 Nhóm phương pháp kể chuyện.

3.158 Trước hết, cô giáo cần nắm vững lí luận về đọc, kể, chuyển thể, và trao đổi văn học. Đó là phương pháp chính giúp trẻ mẫu giáo làm quen với văn học. Đồng thời phải vạch ra được mức độ sư phạm cần tuân theo khi thực hiện các phương pháp chủ yếu trên, ngoài ra giáo viên cũng phải tự rèn luyện thường xuyên để có năng lực, kĩ năng vận dụng thành thạo và sáng tạo các phương pháp trên.

3.159 Khi đọc và kể cho trẻ nghe cô giáo cần sử dụng mọi sắc thái biểu cảm của giọng mình và các phương tiện biểu cảm khác như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ... Đe trình bày tác phẩm làm cho người nghe có thể tái tạo lại bằng hình ảnh nhũng cái đã nghe được đồng thời gợi lên ở người nghe tình cảm xúc cảm nhất định.

3.160 Ví dụ: Khi kế truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” giáo viên kế kèm theo cử chỉ bác Gấu gõ cửa nhà Thỏ và nét mặt, giọng nói phù hợp với các nhân vật.

3.161 Phương pháp đàm thoại, trực quan đưa trẻ vào hoạt động văn học đều là những phương pháp rất quan trọng giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm một cách trọn vẹn và có thể rút ra bài học đạo đức của tác phẩm. Vì vậy cô giáo cần sử dụng linh hoạt các phương pháp nêu trên để hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt kết quả cao nhất.

3.162 Các phương pháp giáo dục đạo đức nói trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giáo viên cần biết căn cứ vào nhiệm vụ, điều kiện đặc điếm cá nhân của từng trẻ mà sử dụng những phương pháp thích hợp, sao cho trẻ có được những hành vi, phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w