Biệp pháp sử dụng các hoạt động mang tính nghệ thuật

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 42)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.6.Biệp pháp sử dụng các hoạt động mang tính nghệ thuật

Âm nhạc:

Cũng giống như các biện pháp khác, âm nhạc không thể chữa lành RLPTK. Mục tiêu của việc sử dụng âm nhạc hướng tới là làm giảm bớt các hành vi bất lợi, tăng cường các tương tác xã hội thông qua âm nhạc. Âm nhạc lôi cuốn vì nó vượt qua ngôn ngữ, là một cách dẫn đến thế giới xúc cảm, tình cảm mà những điều này đang gây khó khăn cho trẻ RLPTK. Thế giới xúc cảm, tình cảm được cho là thế giới lạ lùng của trẻ nhưng âm nhạc có thể thâm nhập vào. Âm nhạc có thể đi xuyên vào cõi tiềm thức, vô thức mà trẻ không hề biết, có sức cuốn hút, thâm nhập mà trẻ không thể kháng cự. Đồng thời trẻ RLPTK trong khi nhận thức chỉ hiểu được nghĩa đen, nghĩa thực tại hiện hữu của sự vật, khó khăn trong hiểu nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ. Ở đây âm nhạc có lợi vì trẻ có thể thưởng thức nhạc theo nghĩa đen mà không cần theo dõi diễn biến trừu tượng của bản nhạc.

Tạo hình

Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không quá coi trọng tính đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng tượng của trẻ. Thông qua các hoạt động tạo hình như vẽ, nặn…trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận động kỹ xảo trong học viết và các thao tác khác. Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú ý, làm chủ các hành vi một cách có ý thức.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm xem xét tính khả thi của các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK lứa tuổi mầm non đã được đề xuất.

Thực nghiệm áp dụng các biện pháp phát triển GT cho trẻ RLPTK đã xây dựng và đề xuất trong chương 2 tác động đến các hoạt động hàng ngày của trẻ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non.

Nội dung của thực nghiệm được thực hiện thông qua các hoạt động: giờ đón, trả trẻ; các tiết học; các hoạt động góc, và cả thời gian vui chơi của trẻ.Nội dung thực nghiệm sẽ được trình bày cụ thể và thay đổi điều chỉnh với từng trẻ trong từng trường hợp nghiên cứu.

3.3. Tổ chức thực nghiệm

Điều kiện thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành ngay tại lớp học của trẻ, thông qua các hoạt động thường ngày của trẻ tại lớp học, và có sự thay đổi từ cách làm của các giáo viên.

Chuẩn bị thực nghiệm

- Lựa chọn khách thể: người nghiên cứu chọn 1 trẻ RLPTK được nghiên cứu sâu độ tuổi 5 - 6 tuổi. Được can thiệp sớm và bị RLPTK ở mức độ nhẹ.

- Lựa chọn địa bàn thực nghiệm: trung tâm Nắng Mai (Từ Liêm Hà Nội). - Thu thập thông tin về trẻ và lập hồ sơ cá nhân:

- Thu thập thông tin: mức độ RLPTK ở trẻ, thông tin về gia đình và quá trình can thiệp sớm của trẻ.

- Lập hồ sơ cá nhân: tiến hành lập hồ sơ để theo dõi sự tiến triển của trẻ với các thông tin như: thông tin chính, điểm yếu, điểm mạnh, những khó khăn nhất định, nhu cầu cá nhân trẻ, những kế hoạch cá nhân…

Lập kế hoạch thực nghiệm chi tiết:

Lập kế hoạch về thời gian thực nghiệm cụ thể bao gồm: Chọn trẻ RLPTK ở trường mầm non hòa nhập; chọn lớp và cô giáo dạy lớp trẻ RLPTK; xây dựng kế hoạch cá nhân và biện pháp hỗ trợ cho trẻ.

Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cần thiết cho thực nghiệm: - Chuẩn bị kế hoạch phát triển GT cho trẻ

- Chuẩn bị các biểu mẫu quan sát - Chuẩn bị các biểu mẫu đánh giá

Tiến trình thực nghiệm: chia làm ba bước

Để có thông tin về sự phát triển GT của trẻ làm căn cứ để phân tích kết quả tác động của các biện pháp thực nghiệm. Việc đánh giá khả năng GT của trẻ được thực hiện theo tiêu chí và cách thức tiến hành như phần trình bày đánh giá kết quả thực nghiệm.

Bước 2: sử dụng các biện pháp tác động

Trên cơ sở các biện pháp đã được xây dựng GV lựa chọn để tổ chức các hoạt động hàng ngày trong lớp cũng như phối hợp với phụ huynh để tiến hành trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Trong quá trình này, người nghiên cứu sẽ quan sát và ghi chép vào bảng theo dõi thực nghiệm. Trong quá trình thực nghiệm cần theo dõi liên tục để kịp thời chỉnh sửa cũng như hoàn thiện các biện pháp thực nghiệm sao cho phù hợp và hiện quả.

Bước 3: đánh giá kết quả thực nghiệm

Kết quả đánh giá sẽ được tổng hợp 2 tháng 1 lần và đánh giá cuối cùng.

Đánh giá kết quả thực nghiệm:

- Các tiêu chí và công cụ đánh giá

- Cách tiến hành đo và theo dõi thực nghiệm - Xử lý kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi tiến hành thực nghiệm, người nghiên cứu đã tìm hiểu và chọn ra một bé RLPTK gặp khó khăn trong giao tiếp ở mức độ nhẹ.Bé T.A 5 tuổi.

3.4.1. Đánh giá mức độ giao tiếp hiện tại của T.A:

Thông tin chung: T.A sinh ngày 22/6/2007, đang sống cùng gia đình tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm. Bố T.A làm công nhân, mẹ làm giảng viên. T.A là con thứ hai trong gia đình, trên T.A có một anh trai năm nay 12 tuổi. Từ nhỏ T.A rất được chiều chuộng, em muốn gì có đấy và cha mẹ em thường hạn chế cho em ra ngoài vì sợ ốm. Thức ăn hàng ngày của em chủ yếu là các món xay, vì em ăn cứng dễ bị nôn, em rất thích vẽ và thích các con vật.

- Kết quả đánh giá tiêu chí chẩn đoán DSM-IV: T.A có 28/49 dấu hiệu

- Kết quả đánh giá về hành vi: T.A có hành vi đi nhón chân, nhại lời, nói các từ linh tinh.

- Kết quả đánh giá về KNGT: T.A đã có ngôn ngữ nói nhưng trong giao tiếp T.A chỉ nói được những từ đơn và chỉ khi nào thích mới nói, khả năng nghe hiểu kém.

Kết quả trên cho thấy KNGT của T.A là rất thấp, điểm cao nhất là nhóm kĩ năng chú ý đạt 3 điểm. Điểm yếu lớn nhất của T.A là kĩ năng nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ là 0 điểm.

3.4.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân:

KHGDCN cho bé T.A trong năm học 2013 – 2014 tập trung vào những phát triển các nhóm kĩ năng như: kĩ năng lắng nghe, KN bắt chước, KN luân phiên, KN nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Mục tiêu trong tâm là phát triển nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ: Dạy cho T.A nghe hiểu các từ ngữ, các yêu cầu và câu hỏi đơn giản trong quá trình chơi như: ai? Cái gì? ở đâu? Đang làm gì?.

Hằng ngày T.A tham gia vào các hoạt động theo chế độ sinh hoạt cùng với tất cả các bé trong lớp độ tuổi mẫu giáo lớn. Bên cạnh đó có thêm hồ sơ theo dõi sự tiến bộ gồm các thông tin liên quan đến trẻ và KHGDCN theo từng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong một năm học.

- Áp dụng các kĩ thuật phát triển giao tiếp cho T.A :

Trong quá trình thực nghiệm nhười nghiên cứu áp dụng một số kỹ thuật chính để tác động đến T.A như: sử dụng phương pháp PECS, tác động vào nhu cầu sở thích, luyện phát âm mẫu âm vị, tổ chức chơi theo nhóm…

- Hỗ trợ cá nhân dành cho T.A được tiến hành dưới 2 hình thức: Hỗ trợ tại lớp do các GV của lớp tiến hành

GV đặc biệt hỗ trợ cá nhân trong tất cả các hoạt động hằng ngày mà T.A học

- Xây dựng vòng tay bạn bè khuyến khích trẻ giao tiếp

Vòng tay bạn bè của T.A được giáo viên xây dựng. Khi T.A đến lớp có các bạn đón T.A, rủ bé tham gia trò chơi tô màu, xếp hình. Đến giờ thể dục sáng có bạn bè dắt T.A xếp hàng thể dục. Trong các hoạt động học tập các bạn ngồi cạnh T.A hỗ trợ T.A học bài, khi T.A không thực hiện được nhiệm vụ học tập thì các bạn trợ giúp.

3.4.3. Nội dung thực nghiệm:

A, Mục tiêu

- Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp cử chỉ hành động - Hiểu được chỉ dẫn bằng lời nói

- Hiểu được các cử chỉ thể hiện cảm xúc B, Tiến hành

Hoạt động 1: chơi trò chơi theo nhóm

- Mục đích: rèn kĩ năng nghe hiểu lời nói và hiểu được một số động từ như “ nhảy, bước..”.

- Tổ chức: Gv tổ chức trò chơi nhảy theo ô chữ. Mỗi lần nhảy trẻ sẽ phải đọc được chữ cái ô mà trẻ nhảy vào, nếu đọc được cô sẽ đặt thảm có chữ cái đó xuống để trẻ nhảy, nếu không cô sẽ không đặt thảm. Trong khi nhảy có thể hỏi thêm một số câu hỏi đơn giản. Hãy bắt đầu bằng một hai trẻ trước để gây hứng thú cho T.A. Khi trẻ trả lời đúng chữ cái GV sẽ đặt thảm chữ cái đó xuống và hô “nhảy”. Lần tiếp theo có thể hô “bước”…khi T.A hứng thú hãy để em chơi. GV cần gây hứng thú bằng cách tặng cho em một thảm chữ và nhờ cả lớp đọc, nhưng tiếp theo hãy để T.A đọc thảm chữ tiếp, lúc này nếu T.A có biểu hiên đòi, và cáu hãy giữ bình tĩnh và yêu cầu em phải đọc được chữ cái ấy mới đặt thảm. Khi T.A làm được hãy cùng trẻ hoan hô, và khen T.A làm tốt, su đó tiếp tục với các thảm khác và thêm các hiệu lệnh “ nhảy, bước”.

Hoạt động 2: sử dụng thẻ tranh Pesc trong giờ hoạt động góc

Mục đích: giúp T.A nâng cao khả năng nghe hiểu, khả năng trả lời các câu hỏi và nói ra sở thích của mình.

Tiến hành: Hãy cho trẻ chơi theo góc, và như thường lệ T.A sẽ chọn góc tạo hình. GV hãy chuẩn bị những thẻ tranh khác nhau có hình chủ đề động vật. GV hãy hoạt động với riêng T.A trong khi các GV khác theo dõi lớp. GV sẽ xếp khoảng 10 thẻ tranh lên bàn với các con vật : mèo, chó, gà, chim, hổ, voi, gấu, thỏ, rắn, bướm.

Đầu tiên vì là sở thích nên T.A sẽ rất hứng thú, và nhân cơ hội GV hãy đặt các câu hỏi với T.A để em nghe hiểu và trả lời. Hãy hỏi từ những câu đơn giản “con thích bức tranh nào?” T.A sẽ chỉ ra bức tranh em thích, GV hãy cầm bức tranh đó lên và hỏi tiếp “ tranh con gì đây?”, trẻ trả lời con vật đó, nhưng nếu trẻ không thể trả lời hãy hỏi lại một vài lần, hoặc gọi thầm tên con vật đó cho tới khi em trả lời. Sau đó GV hãy nâng cao dần các câu hỏi như “ nó có màu gì?, đuôi nó đâu?, lông nó màu gì?...”

- Về kĩ năng tập trung chú ý: Trong sinh hoạt hằng ngày, T.A đã biết nhìn và lắng nghe người khác nói chuyện. T.A đã nghe và hiểu được một số hướng dẫn của người lớn nên trong quá trình hòa nhập với các bạn có một số thuận lợi, em đã biết giao tiếp và tự nói khi muốn một đồ vật nào đó.

- Về kĩ năng bắt chước: Ở kĩ năng bắt chước hành động, lời nói, âm thanh của người khác T.A thực hiện được nhưng có sự trợ giúp của GV và các bạn. Đến cuối giai đoạn TN, T.A biết bắt chước những cử chỉ, điệu bộ của người khác. - Về kĩ năng luân phiên: Trong quá trình giao tiếp hằng ngày T.A đã biết thực hiện kĩ năng luân phiên như lăn bóng, bắt bóng, nghe cô hướng dẫn và vẽ.

- Về kĩ năng hiểu ngôn ngữ : Trong giai đoạn TN khả năng nghe hiểu ngôn ngữ của T.A đã tăng lên cả những từ em hiểu được và những từ em hiểu và nói được. Điều đó giúp cho quá trình nhận thức của T.A cũng khá lên, tạo điều kiện thuận lợi giúp T.A phát triển các KNGT tốt hơn. Lĩnh vực mà T.A hiểu tốt nhất là các loại thẻ tranh và con chữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong tất cả 6 biện pháp đề xuất người nghiên cứu nhận thấy biện pháp phát âm mẫu âm vị, biện pháp sử dụng thẻ tranh pesc, biện pháp can thiệp theo sở thích, tạo nhu cầu GT và biện pháp thông qua các hoạt động chơi, tập rất phù hợp với T.A và thể hiện sự tiến bộ rõ rệt.

So sánh trước và sau thực nghiệm tổng hợp tất cả các tiêu chí

Như vậy, tất cả các tiêu chí đo kết quả TN ở T.A đều có sự thay đổi theo hướng tích cực. từ những hạn chế về GT và khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, hay các kĩ năng luân phiên, bắt chước đều tiến bộ rõ ràng. Kết quả này cho thấy các biện pháp phát triển GT được đề ra đã đem lại kết quả tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1, Kết luận

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền GD nước ta cũng đang dần đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Trước đây giáo dục MN chưa thực sự nhận được sự quan tâm của GD, nhưng vài năm trở lại đây khi đất nước đang đà đi lên NN và bộ GD đã đánh giá GDMN là một trong những bậc học đầu tiên và quan trọng, góp phần tạo nên những thế hệ tương lai với những phẩm chất tốt đẹp. Cùng với đó việc qun tâm nhiều hơn tới vấn đề y tế, sức khỏe của các em cũng được chú trọng. Riêng đối với trẻ TK nói chung và trẻ RLPTK nói riêng thì cái nhìn về các em cũng đang dần thay đổi, các em được xã hội quan tâm nhiều hơn, được chăm sóc nhiều hơn và có thêm những chính sách hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần. Chính điều đó đã giúp xã hội nhìn nhận các em như những trẻ bình thường và mở ra cánh cửa giúp các em đến với mọi người. Và việc giáo dục, dạy dỗ các em sao cho các

em sống tốt hơn, trở thành những con người sống có ích cho xã hội đang là mục tiêu chung của toàn nền GD.

Chính vì vậy, đề tài đã tìm hiểu và đưa ra các biện pháp phát triển GT cho trẻ RLPTK lứa tuổi MN dựa trên sự nghiên cứu và điều tra, đánh giá, thực nghiệm với các cháu thuộc trung tâm Nắng Mai. Thông qua việc tìm hiểu, các GV đều có nhận thức đúng đắn về việc phát triển GT cho trẻ. Tuy nhiên trong số đó, không phải GV nào cũng có nhận thức, hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát triển GT, dẫn tới việc thực hiện GD chưa bảo đảm thật tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả. Vì vậy, mỗi GV phải đưa ra các tình huống cụ thể, phải có sự lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sang tạo các phương pháp, hình thức tổ chức, và phương tiện dạy học. Đồng thời, phải GD cho trẻ mọi lúc mọi nơi, chứ không phải thực hiện một cách hời hợt, đại khái qua loa.

Trên cơ sở thực trang, đề tài này đã đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo tốt việc phát triển GT cho trẻ RLPTK, đó là:

- Biện pháp phát âm mẫu âm vị

- Biện pháp giao tiếp bằng hệ thống thẻ tranh Pesc - Biện pháp GT sử dụng hệ thống kí hiệu quy ước - Biện pháp can thiệp theo sở thích, tạo nhu cầu GT - Phát triển GT thông qua kết hợp các hoạt động chơi, tập - Biệp pháp sử dụng các hoạt động mang tính nghệ thuật

Các giải pháp đề xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và những kinh nghiệm tìm hiểu có được trong phạm vi hẹp ở một số trường, trung

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 42)