Nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 34)

8. Cấu trúc đề tài

2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tổng thể và toàn diện khi can thiệp và hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ:

- Trong môi trường hòa nhập trẻ RLPTK sẽ được học tập và vui chơi, sinh hoạt cùng mọi đứa trẻ bình thường khác. Vì vậy việc trẻ tham gia vào các bài học chung là việc đương nhiên, tuy vậy trẻ RLPTK gặp khó khăn trong việc

nắm bắt và hiểu bài bởi các em không được thuận lợi như các bạn khác. Và vì vậy giáo viên cần xây dựng cho trẻ một kế hoạch học tập ngoài giờ với riêng trẻ RLPTK để trẻ có thể nắm rõ và hiểu hơn những gì đã học. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được những gì mà trẻ khác cũng học, và tạo động lực cho trẻ học tập nhiều hơn. Tuy nhiên, vì trẻ RLPTK không chỉ gặp khó khăn trong GT mà còn trong cả hành vi, và tương tác xã hội, chính vì vậy khi chú ý tới việc phát triển GT riêng cho trẻ RLPTK thì người nghiên cứu cũng không quên mở rộng hướng tác động vào những mặt khác để trẻ phát triển một cách toàn diện.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức dựa trên nhu cầu và khả năng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Trước đây, trong môi trường giáo dục hòa nhập nhiều người nhìn trẻ TK là trẻ bị khiếm khuyết, là trẻ tàn tật, là trẻ có vấn đề thần kinh, trẻ TK không thể phát triển bình thường như những trẻ khác. Nhưng hiện nay, khi mọi thứ đã tiến bộ thì mỗi trẻ TK đều được đánh giá là có những khả năng và thế mạnh riêng. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp phù hợp để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho trẻ. Với mỗi trẻ khi dựa vào đặc điểm riêng và thế mạnh của các em người nghiên cứu sẽ đưa ra biện pháp phát triển GT tương ứng và mở rộng theo mức độ.

VD: với trẻ có khả năng vẽ, thông qua việc trẻ thể hiện những gì trẻ thích hay trẻ suy nghĩ lên trang giấy, GV sẽ từ đó mà tìm hiểu, đồng thời nói chuyện với trẻ, tạo động lực thúc đẩy trẻ nói ra những điều trẻ nghĩ. Chính điều đó giúp trẻ tự tin vào bản thân hơn và ngày cành phát huy năng lực của mình.

Trước khi sử dụng các biện pháp phát triển GT với trẻ người nghiên cứu phải điều tra tình hình và khả năng hiện tại của trẻ. Sẽ không thể bắt trẻ nói “con cảm ơn cô!” nếu như trẻ mới chỉ bập bẹ được một từ. Sẽ không thể bắt trẻ chơi trò đóng vai nếu như trẻ còn không thể gọi tên vai mà mình cần đóng. Việc tìm hiểu và đánh giá mức độ GT hiện tại của trẻ có ý nghĩa rất lớn tới việc phát triển GT. Người nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra mức độ GT hiện tại của trẻ và tìm ra biện pháp phù hợp.

Nếu các mức độ GT của trẻ RLPTK là nặng, vừa và nhẹ, người nghiên cứu không thể áp dụng ngay biện pháp chơi trò chơi đóng vai với trẻ RLPTK nặng, hay nói câu đầy đủ chủ ngữ vị ngữ với trẻ vừa và chỉ muốn trẻ mức độ

nhẹ gọi tên sự vật trong bức tranh. Cách làm như vậy trước hết sẽ không thu được kết quả lại tạo áp lực lên trẻ, dẫn tới việc trẻ sợ hoặc không muốn thực hiện. Và việc cần phải làm chính là: nếu muốn trẻ nặng chơi được trò đóng vai, phải dậy trẻ các từ liên quan, sau đó cho trẻ xem tranh, cho trẻ xem các bạn chơi, khuyến khích trẻ tham gia cùng các bạn…khi các kĩ năng được cải thiện dần trẻ sẽ có cơ sở để làm quen và thực hiện trò chơi.

Như vậy việc đành giá được mức độ GT hiện tại và tìm ra những nhu cầu, khả năng riêng của từng trẻ RLPTK sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn khách quan và chủ động trong việc sử dụng các biện pháp.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng hóa và tính linh hoạt trong dạy học hào nhập

Trong GDMN khi tiến hành dạy các bài học cho trẻ GV thường tích hợp sử dụng rất nhiều các loại hình khác nhau để trẻ có hứng thú và hiểu hơn bài đang học. Với trẻ RLPTK thì việc này càng trở nên quan trọng, nó trở thành đặc thù của GD trẻ khuyết tật.

Giữa trẻ bình thường và trẻ RLPTK luôn tồn tại những nhu cầu và khả năng khác nhau, vì vậy việc làm sao để trẻ hiểu được nội dung bài học đòi hỏi người GV phải có sự linh hoạt, phải phối hợp các hoạt động, phải có sự phân hóa, điều chỉnh nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cá nhân hóa

Khi trẻ bình thường và trẻ RLPTK cùng sinh hoạt trong môi trường hòa nhập thì việc tạo ra nhu cầu riêng cũng như đặc điểm cá nhân của từng trẻ là khác nhau. Sẽ có trẻ làm được những việc mà trẻ kia không thể, và cũng có những cái có trẻ muốn nhưng trẻ kia không muốn. Chính vì vậy để đảm bảo được việc phát triển cho mọi trẻ bình thường và với riêng trẻ RLPTK thì yêu cầu bắt buộc phải đặt ra đó là tiếp cận theo hướng cá nhân hóa. Các GV phải hết sức kiên trì cũng như tìm được các biện pháp phát triển phù hợp, sao cho đảm bảo được mục tiêu phát triển chung của từng trẻ.

2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp2.2.1. Biện pháp phát âm mẫu âm vị 2.2.1. Biện pháp phát âm mẫu âm vị

Việc giúp trẻ phát âm được ra các từ một cách chính xác là một điều vô cùng quan trọng. Và để làm được việc đó giáo viên bắt buộc phải nói chuẩn, nói rõ cũng như hướng dẫn trẻ một cách chính xác. Và biện pháp phát âm mẫu âm vị chính là cách giải quyết tốt nhất. Khi giới thiệu tới trẻ một từ mới hãy nhìn thăng vào trẻ sau đó phát âm một cách chậm rãi, tròn vành rõ tiếng. Điều này sẽ giúp trẻ nắm rõ cấu tạo cũng như cách tạo ra âm tiếng đó và nói ra dễ dàng hơn.

Khi sử dụng biện pháp này trẻ sẽ học được mở rộng vốn từ, phát triển lời nói, GT bằng lời tốt hơn, đồng thời cũng giúp trẻ phát triển kĩ năng nghe hiểu và tương tác mắt - mắt khi GT.

- VD: Khi dạy trẻ các tù mới về các loại hoa, hãy chắc rằng trẻ có thể gọi tên các loại hoa. Nếu trẻ không thể hãy giúp trẻ, GV hãy nhìn trẻ sau đó gọi tên một tới hai loại hoa tùy vào mức độ GT của trẻ. Hãy nói”hoa- hồng” sau đó chờ trẻ và xem biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ vẫn không nói được hãy ngắt rời từ “hoa” khi trẻ nói “hoa” hãy tiếp tục “hồng” và sau đó ghép lại “hoa hồng”.

Cứ như vậy trẻ sẽ học được cách phát âm các từ, mở rộng thêm vốn từ, nâng cao khả năng GT bằng lời và hoàn thiện thêm các kĩ năng khác.

2.2.2 Biện pháp giao tiếp bằng hệ thống thẻ tranh Pesc

PECS được viết tắt bởi bốn chữ trong tiếng Anh là: Picture Exchange Communication System(Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh). Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệp RLPTK. Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thẻ hình cho giao tiếp. Khi trẻ RLPTK chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế, hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác. Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ tương tác giữa trẻ tự kỷ và người khác. Sử dụng thẻ tranh Pesc là một trong những biện pháp thành công trong việc phát triển giao tiếp cho trẻ được rất nhiều người biết tới. Khi sử dụng thẻ tranh Pesc sẽ giúp trẻ có cái nhìn khách quan về sự vật hiện tượng, trao đổi và học hỏi các từ thông qua hệ thống những hình ảnh có trong tranh, giúp nâng cao khả năng giao tiếp, mở rộng vốn từ, và cải thiện việc GT bằng lời nói của trẻ. Tuy nhiên ở trường MN tại Việt Nam khi mà trẻ được học theo từng chủ đề riêng lẻ thì việc sử dụng các bức tranh không cùng một nội dung để dạy trẻ sẽ làm trẻ nhanh quên, đồng thời khó tạo ra sự

liên kết giữ các bài học. Chính vì lý do đó người nghiên cứu đã tạo ra một bộ tranh mới, vẫn sử dụng các bước học như sử dụng thẻ tranh Pesc nhưng hệ thống nội dung tranh được xây dựng theo 9 chủ đề bao gồm: trường mầm non; bản thân; gia đình; nghề nghiệp; thế giới thực vật; thế giới động vật; nước và các hiện tượng tự nhiên; quê hương đất nước Bác Hồ; trường tiểu học theo chương trình của Bộ GD. Ngoài ra để phù hợp với nhận thức, khả năng của từng trẻ RLPTK và tạo điều kiện tốt nhất để các em phát triển người nghiên cứu cũng xây dựng them các bộ tranh dựa trên màu sắc yêu thích của từng trẻ và bộ tranh thể hiện trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

VD: Khi trẻ muốn ăn bánh, trẻ sẽ đưa thẻ tranh có hình bánh cho GV và GV sẽ hiểu điều trẻ muốn.Ngược lại khi giáo viên cần trẻ lấy giúp chiếc bút hãy giơ thẻ tranh chiếc bút và yêu cầu trẻ lấy.Việc này sẽ giúp tương tác qua lại giữa trẻ và GV.

Đồng thời hãy giúp trẻ nói ra điều trẻ muốn thông qua bức tranh ấy. Khi trẻ muốn ăn bánh và giơ thẻ “bánh”, hãy hỏi trẻ “con muốn gì?”, hãy cố gắng để trẻ nói ra từ bánh, động viên và khuyến khích trẻ đưa ra yêu cầu thông qua thẻ tranh. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện việc GT rất nhiều.

2.2.3. Biện pháp giao tiếp sử dụng hệ thống kí hiệu quy ước

Thông thường việc chúng ta GT với trẻ RLPTK cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Bởi với trẻ việc tập trung vào thứ trẻ không thích hay không muốn là rất khó khăn. Thay vì cô sử dụng lời nói để GT với trẻ, hãy thay điều đó, hãy thay nó bằng các kí hiệu, và quy ước chúng với trẻ.

Ví dụ: khi bạn vỗ tay, hãy quy ước với trẻ đó là khi trẻ làm điều gì đó không tốt. trong bữa ăn trẻ không chịu ăn hãy vỗ tay, khi vui đùa trẻ vứt đồ chơi, hãy vỗ tay…khi được nhắc nhở thường xuyên trẻ sẽ tự hiểu đó là điều trẻ không nên làm và trẻ sẽ thay đổi hoặc ít nhất là dừng lại những hành động ấy. Hay khi trẻ ngoan hãy khen trẻ bằng cách dơ ngón tay cái ra trước mặt.Hãy nói với trẻ đó là kí hiệu của sự khen ngợi, dân dần trẻ sẽ hứng thú với viêc đó và cố gắng để luôn được cô khen. GV hãy nhấn mạnh các cử chỉ vào các hành động mà muốn trẻ làm để trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào.

Ví dụ: hãy chắc chắn rằng GV đã thu hút được sự chú ý của trẻ và sau đó đặt một chiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi xuống vào bữa ăn và nói “Con hãy

ngồi xuống” đồng thời với việc chỉ tay vào chiếc ghế. Khi trẻ có vẻ đã nghe theo mệnh lệnh vào bữa ăn, bắt đầu sử dụng chúng vào các thời gian khác nữa và vào các vị trí khác khi GV muốn trẻ ngồi xuống. Hãy giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày. Ví dụ “gật đầu” khi GV nói “con nhớ chưa”…Dần dần sử dụng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau và vị trí khác. GV phải dạy trẻ từng cử chỉ mới, từng lần một theo cách như trên.GV hãy dùng tay để nhấn mạnh các vật đang nói tới, ví dụ to, bé, tròn…Hãy giúp trẻ tuân theo một sự chỉ trỏ bằng cách chỉ cho trẻ những vật mà trẻ đã sẵn sàng nhìn vào trong khi GV nói về vật đó. Hãy chỉ một vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó và dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ. Hãy sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh xếp hình sắp tới phải được đặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Hãy sử dụng các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây”… trong khi tay cô đang chỉ. Hãy làm thật nhiều các hành động để trẻ phải tách rời ngón tay trỏ, ví dụ quay số điện thoại, bật và tắt các nút, vẽ trên cát và sơn ngón tay.Khi trẻ với một vật gì đó, hãy nắm lấy cánh tay đã vươn dài của trẻ và nắn ngón tay của trẻ về phía về một điểm để trẻ có thể chạm vào vật đó. Dạy trẻ cách lựa chọn bằng cách đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồ uống hay hai loại đồ chơi. Khi trẻ với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống. Và hãy làm như cách trên, “dí” ngón tay của trẻ về một điểm để trẻ có thể chạm vào một vật mà trẻ đã chọn. Hãy làm những việc này càng nhiều càng tốt với các tình huống khác nhau. Cố gắng đừng bao giờ nói “chỉ vào”, “bé muốn gì” nhưng hãy nói cho trẻ tên của vật mà trẻ đã chọn.

Thể hiện cảm xúc

Thể hiện cảm xúc chính là một yếu tố cơ bản nếu muốn trẻ học giao tiếp. Mỗi khi giao tiếp trong hoàn cảnh nhất định sẽ có các tâm trạng khác nhau và điều này hoàn toàn có ý nghĩa với trẻ RLPTK. Hãy dạy trẻ cách thể hiện chúng. Khi giao tiếp với trẻ cô hãy thể hiện cảm xúc rõ ràng: vui vẻ, buồn bã, ngạc nhiên, bất ngờ, mệt mỏi. Điều đó sẽ giúp trẻ nắm bắt được cảm xúc của chính mình và người khác. Hãy giữ thông điệp trên khuôn mặt, giọng nói và ngôn ngữ để bắt đầu trò chơi. Ví dụ khi cô vui vẻ thì giọng nói vui vẻ, khuôn mặt vui vẻ và nếu cáu giận thì hãy thể hiện ngược lại. Nếu trẻ có thể hiểu được một số ngôn ngữ hãy nói“ Nào hãy nhìn mặt cô ” và nói với trẻ ý nghĩa sự biểu hiện

trên khuôn mặt bạn. Hãy cùng trẻ nhìn vào một tấm gương và tạo ra các khuôn mặt khác nhau. Hãy cùng nhìn vào quyển sách hoặc các bức tranh và nói “hãy tìm ra khuôn mặt vui vẻ” hoặc “người nào là người buồn bực”. Làm một tấm ảnh có các khuôn mặt “vui vẻ” từ các tạp chí. Hãy làm một bộ sưu tập các “khuôn mặt vui vẻ” dán lên giấy và treo ở phòng ăn(ảnh một khuôn mặt tuơi cười – buồn rấu – giận dữ …). Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình, đó là biểu hiện chính xác khi trẻ thể hiện ngôn ngữ cùng với tâm trạng.

Chính việc xây dựng hệ thống quy ước thông qua các hành động, cử chỉ này sẽ giúp GV và trẻ hiểu nhau hơn, thân thiện hơn, đồng thời tạo khả năng cho trẻ thể hiện cảm xúc, phát triển việc GT phi ngôn ngữ và nâng cao khả năng GT, sự tương tác qua lại khi GT.

2.2.4. Biện pháp can thiệp theo sở thích, tạo nhu cầu giao tiếp

Vì trẻ RLPTK gặp rất nhiều khó khăn trong GT nên việc có thể giúp trẻ nói ra hay thể hiện được suy nghĩ của mình sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khác, cũng như thấu hiểu trẻ hơn, từ đó tìm kiếm các biện pháp giúp trẻ phát triển phù hợp.

Khi được tự do thể hiện suy nghĩ của mình qua các phương tiện hỗ trợ như giấy bút, tranh ảnh, trẻ sẽ vẽ hoặc viết hoặc thể hiện lên đó những gì trẻ muốn, trẻ thích, trẻ biết. Đó có thể là ước muốn hay chỉ đơn giản là điều trẻ thích, từ đó cúng ta có thể hiểu được trẻ. Hãy giúp trẻ nói ra những gì mà mình đã thể hiện, ban đầu có thể trẻ chỉ nói được một từ ( VD trẻ vẽ hoa trẻ chỉ nói “ hoa” ), dần dần khi được làm nhiều trẻ sẽ quen dần với ciệc thể hiện những điều

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w