Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc đề tài

3.3.Tổ chức thực nghiệm

Điều kiện thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành ngay tại lớp học của trẻ, thông qua các hoạt động thường ngày của trẻ tại lớp học, và có sự thay đổi từ cách làm của các giáo viên.

Chuẩn bị thực nghiệm

- Lựa chọn khách thể: người nghiên cứu chọn 1 trẻ RLPTK được nghiên cứu sâu độ tuổi 5 - 6 tuổi. Được can thiệp sớm và bị RLPTK ở mức độ nhẹ.

- Lựa chọn địa bàn thực nghiệm: trung tâm Nắng Mai (Từ Liêm Hà Nội). - Thu thập thông tin về trẻ và lập hồ sơ cá nhân:

- Thu thập thông tin: mức độ RLPTK ở trẻ, thông tin về gia đình và quá trình can thiệp sớm của trẻ.

- Lập hồ sơ cá nhân: tiến hành lập hồ sơ để theo dõi sự tiến triển của trẻ với các thông tin như: thông tin chính, điểm yếu, điểm mạnh, những khó khăn nhất định, nhu cầu cá nhân trẻ, những kế hoạch cá nhân…

Lập kế hoạch thực nghiệm chi tiết:

Lập kế hoạch về thời gian thực nghiệm cụ thể bao gồm: Chọn trẻ RLPTK ở trường mầm non hòa nhập; chọn lớp và cô giáo dạy lớp trẻ RLPTK; xây dựng kế hoạch cá nhân và biện pháp hỗ trợ cho trẻ.

Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cần thiết cho thực nghiệm: - Chuẩn bị kế hoạch phát triển GT cho trẻ

- Chuẩn bị các biểu mẫu quan sát - Chuẩn bị các biểu mẫu đánh giá

Tiến trình thực nghiệm: chia làm ba bước

Để có thông tin về sự phát triển GT của trẻ làm căn cứ để phân tích kết quả tác động của các biện pháp thực nghiệm. Việc đánh giá khả năng GT của trẻ được thực hiện theo tiêu chí và cách thức tiến hành như phần trình bày đánh giá kết quả thực nghiệm.

Bước 2: sử dụng các biện pháp tác động

Trên cơ sở các biện pháp đã được xây dựng GV lựa chọn để tổ chức các hoạt động hàng ngày trong lớp cũng như phối hợp với phụ huynh để tiến hành trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ.

Trong quá trình này, người nghiên cứu sẽ quan sát và ghi chép vào bảng theo dõi thực nghiệm. Trong quá trình thực nghiệm cần theo dõi liên tục để kịp thời chỉnh sửa cũng như hoàn thiện các biện pháp thực nghiệm sao cho phù hợp và hiện quả.

Bước 3: đánh giá kết quả thực nghiệm

Kết quả đánh giá sẽ được tổng hợp 2 tháng 1 lần và đánh giá cuối cùng.

Đánh giá kết quả thực nghiệm:

- Các tiêu chí và công cụ đánh giá

- Cách tiến hành đo và theo dõi thực nghiệm - Xử lý kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 44 - 45)