Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 46 - 47)

8. Cấu trúc đề tài

3.4.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân

KHGDCN cho bé T.A trong năm học 2013 – 2014 tập trung vào những phát triển các nhóm kĩ năng như: kĩ năng lắng nghe, KN bắt chước, KN luân phiên, KN nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Mục tiêu trong tâm là phát triển nhóm kĩ năng nghe hiểu ngôn ngữ: Dạy cho T.A nghe hiểu các từ ngữ, các yêu cầu và câu hỏi đơn giản trong quá trình chơi như: ai? Cái gì? ở đâu? Đang làm gì?.

Hằng ngày T.A tham gia vào các hoạt động theo chế độ sinh hoạt cùng với tất cả các bé trong lớp độ tuổi mẫu giáo lớn. Bên cạnh đó có thêm hồ sơ theo dõi sự tiến bộ gồm các thông tin liên quan đến trẻ và KHGDCN theo từng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong một năm học.

- Áp dụng các kĩ thuật phát triển giao tiếp cho T.A :

Trong quá trình thực nghiệm nhười nghiên cứu áp dụng một số kỹ thuật chính để tác động đến T.A như: sử dụng phương pháp PECS, tác động vào nhu cầu sở thích, luyện phát âm mẫu âm vị, tổ chức chơi theo nhóm…

- Hỗ trợ cá nhân dành cho T.A được tiến hành dưới 2 hình thức: Hỗ trợ tại lớp do các GV của lớp tiến hành

GV đặc biệt hỗ trợ cá nhân trong tất cả các hoạt động hằng ngày mà T.A học

- Xây dựng vòng tay bạn bè khuyến khích trẻ giao tiếp

Vòng tay bạn bè của T.A được giáo viên xây dựng. Khi T.A đến lớp có các bạn đón T.A, rủ bé tham gia trò chơi tô màu, xếp hình. Đến giờ thể dục sáng có bạn bè dắt T.A xếp hàng thể dục. Trong các hoạt động học tập các bạn ngồi cạnh T.A hỗ trợ T.A học bài, khi T.A không thực hiện được nhiệm vụ học tập thì các bạn trợ giúp.

3.4.3. Nội dung thực nghiệm:

A, Mục tiêu

- Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp cử chỉ hành động - Hiểu được chỉ dẫn bằng lời nói

- Hiểu được các cử chỉ thể hiện cảm xúc B, Tiến hành

Hoạt động 1: chơi trò chơi theo nhóm

- Mục đích: rèn kĩ năng nghe hiểu lời nói và hiểu được một số động từ như “ nhảy, bước..”.

- Tổ chức: Gv tổ chức trò chơi nhảy theo ô chữ. Mỗi lần nhảy trẻ sẽ phải đọc được chữ cái ô mà trẻ nhảy vào, nếu đọc được cô sẽ đặt thảm có chữ cái đó xuống để trẻ nhảy, nếu không cô sẽ không đặt thảm. Trong khi nhảy có thể hỏi thêm một số câu hỏi đơn giản. Hãy bắt đầu bằng một hai trẻ trước để gây hứng thú cho T.A. Khi trẻ trả lời đúng chữ cái GV sẽ đặt thảm chữ cái đó xuống và hô “nhảy”. Lần tiếp theo có thể hô “bước”…khi T.A hứng thú hãy để em chơi. GV cần gây hứng thú bằng cách tặng cho em một thảm chữ và nhờ cả lớp đọc, nhưng tiếp theo hãy để T.A đọc thảm chữ tiếp, lúc này nếu T.A có biểu hiên đòi, và cáu hãy giữ bình tĩnh và yêu cầu em phải đọc được chữ cái ấy mới đặt thảm. Khi T.A làm được hãy cùng trẻ hoan hô, và khen T.A làm tốt, su đó tiếp tục với các thảm khác và thêm các hiệu lệnh “ nhảy, bước”.

Hoạt động 2: sử dụng thẻ tranh Pesc trong giờ hoạt động góc

Mục đích: giúp T.A nâng cao khả năng nghe hiểu, khả năng trả lời các câu hỏi và nói ra sở thích của mình.

Tiến hành: Hãy cho trẻ chơi theo góc, và như thường lệ T.A sẽ chọn góc tạo hình. GV hãy chuẩn bị những thẻ tranh khác nhau có hình chủ đề động vật. GV hãy hoạt động với riêng T.A trong khi các GV khác theo dõi lớp. GV sẽ xếp khoảng 10 thẻ tranh lên bàn với các con vật : mèo, chó, gà, chim, hổ, voi, gấu, thỏ, rắn, bướm.

Đầu tiên vì là sở thích nên T.A sẽ rất hứng thú, và nhân cơ hội GV hãy đặt các câu hỏi với T.A để em nghe hiểu và trả lời. Hãy hỏi từ những câu đơn giản “con thích bức tranh nào?” T.A sẽ chỉ ra bức tranh em thích, GV hãy cầm bức tranh đó lên và hỏi tiếp “ tranh con gì đây?”, trẻ trả lời con vật đó, nhưng nếu trẻ không thể trả lời hãy hỏi lại một vài lần, hoặc gọi thầm tên con vật đó cho tới khi em trả lời. Sau đó GV hãy nâng cao dần các câu hỏi như “ nó có màu gì?, đuôi nó đâu?, lông nó màu gì?...”

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w