Mô tả sự tiến bộ của T.A trong quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 47 - 56)

8. Cấu trúc đề tài

3.4.4. Mô tả sự tiến bộ của T.A trong quá trình thực nghiệm

- Về kĩ năng tập trung chú ý: Trong sinh hoạt hằng ngày, T.A đã biết nhìn và lắng nghe người khác nói chuyện. T.A đã nghe và hiểu được một số hướng dẫn của người lớn nên trong quá trình hòa nhập với các bạn có một số thuận lợi, em đã biết giao tiếp và tự nói khi muốn một đồ vật nào đó.

- Về kĩ năng bắt chước: Ở kĩ năng bắt chước hành động, lời nói, âm thanh của người khác T.A thực hiện được nhưng có sự trợ giúp của GV và các bạn. Đến cuối giai đoạn TN, T.A biết bắt chước những cử chỉ, điệu bộ của người khác. - Về kĩ năng luân phiên: Trong quá trình giao tiếp hằng ngày T.A đã biết thực hiện kĩ năng luân phiên như lăn bóng, bắt bóng, nghe cô hướng dẫn và vẽ.

- Về kĩ năng hiểu ngôn ngữ : Trong giai đoạn TN khả năng nghe hiểu ngôn ngữ của T.A đã tăng lên cả những từ em hiểu được và những từ em hiểu và nói được. Điều đó giúp cho quá trình nhận thức của T.A cũng khá lên, tạo điều kiện thuận lợi giúp T.A phát triển các KNGT tốt hơn. Lĩnh vực mà T.A hiểu tốt nhất là các loại thẻ tranh và con chữ.

- Trong tất cả 6 biện pháp đề xuất người nghiên cứu nhận thấy biện pháp phát âm mẫu âm vị, biện pháp sử dụng thẻ tranh pesc, biện pháp can thiệp theo sở thích, tạo nhu cầu GT và biện pháp thông qua các hoạt động chơi, tập rất phù hợp với T.A và thể hiện sự tiến bộ rõ rệt.

So sánh trước và sau thực nghiệm tổng hợp tất cả các tiêu chí

Như vậy, tất cả các tiêu chí đo kết quả TN ở T.A đều có sự thay đổi theo hướng tích cực. từ những hạn chế về GT và khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, hay các kĩ năng luân phiên, bắt chước đều tiến bộ rõ ràng. Kết quả này cho thấy các biện pháp phát triển GT được đề ra đã đem lại kết quả tốt hơn cho sự phát triển của trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1, Kết luận

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền GD nước ta cũng đang dần đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Trước đây giáo dục MN chưa thực sự nhận được sự quan tâm của GD, nhưng vài năm trở lại đây khi đất nước đang đà đi lên NN và bộ GD đã đánh giá GDMN là một trong những bậc học đầu tiên và quan trọng, góp phần tạo nên những thế hệ tương lai với những phẩm chất tốt đẹp. Cùng với đó việc qun tâm nhiều hơn tới vấn đề y tế, sức khỏe của các em cũng được chú trọng. Riêng đối với trẻ TK nói chung và trẻ RLPTK nói riêng thì cái nhìn về các em cũng đang dần thay đổi, các em được xã hội quan tâm nhiều hơn, được chăm sóc nhiều hơn và có thêm những chính sách hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần. Chính điều đó đã giúp xã hội nhìn nhận các em như những trẻ bình thường và mở ra cánh cửa giúp các em đến với mọi người. Và việc giáo dục, dạy dỗ các em sao cho các

em sống tốt hơn, trở thành những con người sống có ích cho xã hội đang là mục tiêu chung của toàn nền GD.

Chính vì vậy, đề tài đã tìm hiểu và đưa ra các biện pháp phát triển GT cho trẻ RLPTK lứa tuổi MN dựa trên sự nghiên cứu và điều tra, đánh giá, thực nghiệm với các cháu thuộc trung tâm Nắng Mai. Thông qua việc tìm hiểu, các GV đều có nhận thức đúng đắn về việc phát triển GT cho trẻ. Tuy nhiên trong số đó, không phải GV nào cũng có nhận thức, hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của việc phát triển GT, dẫn tới việc thực hiện GD chưa bảo đảm thật tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả. Vì vậy, mỗi GV phải đưa ra các tình huống cụ thể, phải có sự lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sang tạo các phương pháp, hình thức tổ chức, và phương tiện dạy học. Đồng thời, phải GD cho trẻ mọi lúc mọi nơi, chứ không phải thực hiện một cách hời hợt, đại khái qua loa.

Trên cơ sở thực trang, đề tài này đã đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo tốt việc phát triển GT cho trẻ RLPTK, đó là:

- Biện pháp phát âm mẫu âm vị

- Biện pháp giao tiếp bằng hệ thống thẻ tranh Pesc - Biện pháp GT sử dụng hệ thống kí hiệu quy ước - Biện pháp can thiệp theo sở thích, tạo nhu cầu GT - Phát triển GT thông qua kết hợp các hoạt động chơi, tập - Biệp pháp sử dụng các hoạt động mang tính nghệ thuật

Các giải pháp đề xuất chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và những kinh nghiệm tìm hiểu có được trong phạm vi hẹp ở một số trường, trung tâm giáo dục trẻ TK tại khu vực Hà Nội.

2. Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài này, qua tìm hiểu thực tế việc chăm sóc, GD trẻ RLPTK ở một số trường MN, để thực hiện việc phát triển GT cho các em được đảm bảo tốt, người nghiên cứu mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên hơn nữa thông qua các lớp đào tạo từ xa, các lớp bồi dưỡng chuyên môn hay các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm…

Ban giám hiệu nên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về phát triển GT cho trẻ RLPTK để nâng cao nhận thức GV về tầm quan trong của việc phát triển GT cho các em.

Với mỗi khả năng riêng của trẻ RLPTK nhà trường có thể tổ chức các buổi sinh hoạt, các câu lạc bộ theo năng khiếu như vẽ…để giúp các em tự tin về bản thân mình hơn cũng như đưa các em tới gần hơn với mọi người.

Nhà trường và GV càn phải kiên hệ chặt chẽ với cha mẹ trẻ, luôn trao đổi thông tin với cha mẹ trẻ và đảm bảo sự đồng nhất giữa nội dung và phương pháp GD trẻ.

Nhà trường và gia đình trẻ cần xây dựng một môi trường sống và vui chơi học tập lành mạnh cho trẻ, cần phát huy nguồn lực vật chất từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất , trang thiết bị đồ dung dạy học cho phù hợp.

Nhà trường và GV có thể tổ chức các lớp trao đổi các câu lạc bộ chia sẻ với bất cứ ai, đặc biệt là cha mẹ trẻ để có thêm những cơ hội đến gần hơn với trẻ, cũng như giúp cho họ có cái nhìn đúng đắn và cách sử dụng các phương pháp dạy dỗ trẻ sao cho trẻ có thể phát triển thật tốt.

PHỤ LỤC 1

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

Họ tên trẻ:………….Nam /Nữ:………...Ngày sinh:……….. Lớp:………...Trường:……….Ngày ghi phiếu:………. Địa điểm:…………...Người ghi phiếu:………..Chức vụ:………. Cách tiến hành: đánh dấu (X) vào ô có số điểm tương ứng

- 0 điểm: trẻ không thực hiện được kể cả khi có sự trợ giúp hoặc không chịu thực hiện.

- 1 điểm: trẻ thực hiện hay thực hiện đúng nhờ có sự trọ giúp.

ST T TIÊU CHÍ KĨ NĂNG ĐIỂM 0 1 2 1 Tập trung chú ý

1. Lắng nghe người khác nói chuyện 2. Nhìn vào đối tượng giao tiếp

3. Tập trung vào chỉ dẫn của đối tượng giao tiếp

4. Nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn

5. Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe được những hướng dẫn

2 Bắt chước

6. Bắt chước hành động của người khác 7. Bắt chước âm thanh của người khác 8. Bắt chước lời nói của người khác 9. Bắt chước cử chỉ của người khác

10.Bắt chước điệu bộ của người khác ( biểu lộ tình cảm )

3 Luân phiên

11.Đáp ứng yêu cầu của người khác 12. Chờ đến lượt mình khi hoạt động

13. Lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/ hội thoại

14. Lần lượt sử dụng đồ vật

15. khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại

4 Hiểu

16. Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp cử chỉ vận động

17. Hiểu được những chỉ dãn bằng lời nói 18. Hiểu tranh đồ vật, và chỉ vào tranh đồ vật khi được nêu tên

19. Hiểu được các cử chỉ thể hiện cảm xúc 20. Hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản

5 Sử dụng ngôn ngữ

21. Đáp ứng với người lớn bằng cách nhìn mặt và quay theo tiếng động

22. Sử dụng cử chỉ /lời nói/ hành động để chia tay, cảm ơn, xin lỗi

23. Sử dụng cử chỉ /lời nói/ hành động để yêu cầu từ chối

24. Sử dụng cử chỉ lời nói/ hành động để đưa ra thông tin và trả lời câu hỏi

thu hút sự chú ý, duy trì giao tiếp

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN NĂM HỌC: 2013-2014 Họ và tên trẻ:………..ngày sinh:……….

I. Đánh giá mức tại:

II. Mục tiêu năm: từ tháng 9/ 2013 – 5/2014

a, Mục tiêu chung: Dạy cho…biết chú ý, biết nghe hiểu nội dung giao tiếp, và biết sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Kĩ năng GT đạt 18 – 22đ của tiêu chí đánh giá KNGT.

b, Mục tiêu cụ thể: ( vì người nghiên cứu chỉ đánh giá và phát triển GT cho trẻ nên sẽ chỉ tập trung vào giao tiếp)

Mục tiêu

Giao tiếp Cách tiến hành Phương tiện Kết quả

1. Chú ý khi giao tiếp

- Tập trung vào chỉ dẫn của đối tượng giao tiếp - Nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn - Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe được

những hướng dẫn

Ngồi đối diện với trẻ, hướng trẻ chú ý vào nhiệm vụ và lắng nghe hiểu được hướng dẫn

Tình huống hàng ngày

- Bắt chước hành động của người khác - Bắt chước âm thanh của người khác - Bắt chước cử chỉ của người khác - Bắt chước lời nói của người khác

bắt chước theo, lúc đầu là âm thanh hành động sau đó đến lời nói hàng ngày

3. Giao tiếp luân phiên

- Đáp ứng yêu cầu của người khác - Chờ đến lượt mình khi hoạt động

- Lần lượt sử dụng đồ vật, đồ chơi trong hoạt động

- Khởi động hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại

Yêu cầu trẻ thực hiện luân phiên giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn, giữa trẻ và bố mẹ Tình huống hàng ngày 4. Nghe và hiểu ngôn ngữ - Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp cử chỉ hành động - Hiểu được chỉ dẫn bằng lời nói - Hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào chúng khi được nêu tên - Hiểu được các cử chỉ thể hiện cảm xúc Sử dụng lời nói, hành động và các hình ảnh có nhiều chủ đề cùng trò chuyện với trẻ để giúp trẻ hiểu Tình huống hàng ngày 5. Sử dụng ngôn ngữ - Sử dụng lời nói cử chỉ Yêu cầu trẻ sử dụng cử chỉ lời nói để giao tiếp với mọi người xung quanh

Tình huống hàng ngày

hành động để chào, chia tay, cảm ơn, xin lỗi - Sử dụng lời nói cử chỉ hành động để yêu cầu từ chối

Người thực hiện kế hoạch:

Ban giám hiệu phụ huynh giáo viên

PHỤ LỤC 3

BẢNG QUAN SÁT TRẺ GIAO TIẾP Ngày quan sát:………

Tiêu chí Kĩ năng

Tập trung chú ý

1. Lắng nghe người khác nói chuyện 2. Nhìn vào đối tượng giao tiếp

3. Tập trung vào chỉ dẫn của đối tượng giao tiếp 4. Nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn

5. Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe được những hướng dẫn Bắt chước

6. Bắt chước hành động của người khác 7. Bắt chước âm thanh của người khác 8. Bắt chước lời nói của người khác 9. Bắt chước cử chỉ của người khác

10.Bắt chước điệu bộ của người khác ( bộc lộ cảm xúc) Luân phiên 11.Đáp ứng yêu cầu của người khác 12.Chờ đến lượt mình khi hoạt động

13. lần lượt thực hiện hành động trong hội thoại 14. lần lượt sử dụng đồ vật

15.khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại Hiểu

16. hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp cử chỉ hành động 17. hiểu được chỉ dẫn bằng lời nói

18. hiểu tranh đồ vật và chỉ vào chúng khi được nêu tên 19. hiểu các cử chỉ thể hiện cảm xúc

20. hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản Sử dụng

ngôn ngữ

21. Đáp ứng với người lớn bằng cách nhìn mặt và quay theo tiếng động 22. Sử dụng cử chỉ/ lời nói/ hành động để chào, chia tay, cảm ơn, xin lỗi 23. Sử dụng cử chỉ/ lời nói/ hành động để yêu cầu, từ chối

24. Sử dụng cử chỉ/ lời nói/ hành động để đưa ra thông tin, trả lời câu hỏi 25. Sử dụng cử chỉ/ lời nói/ hành động để thu hút sự chú ý, duy trì giao tiếp

Một phần của tài liệu phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w