Các giải pháp chính sách chủ yếu hoàn thiện quy hoạch phát triển giao

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tỉnh Hà Giang (Trang 97)

giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Hà Giang

4.2.1. Giải pháp về quản lý nhà nước

Phát triển giao thông đƣờng bộ theo chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch; dựa vào Chiến lƣợc phát triển giao thông đƣờng bộ trên phạm vi cả nƣớc, vùng kinh tế đƣợc phê duyệt, các địa phƣơng (cấp tỉnh, huyện, xã) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ trên địa bàn mình quản lý.

Tăng cƣờng năng lực quản lý giao thông đƣờng bộ từ cấp tỉnh đến địa phƣơng, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật.

Quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ của tỉnh phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển của các ngành kinh tế khác trên địa bàn, đồng thời phải nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh. Quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ phải kết hợp với quy hoạch dân cƣ, phân vùng kinh tế, sử dụng hợp lý đất đai, phải đề cập đến khả năng mở rộng, nâng cấp sau này để tránh di dân, đền bù giải phòng mặt bằng,...

88

Hình thành tổ chức quản lý hệ thống đƣờng phát triển giao thông đƣờng bộ

Hệ thống phát triển giao thông đƣờng bộ đƣợc coi là một khâu, một mắt xích quan trọng trong hệ thống giao thông cả tỉnh do vậy cần phải có bộ máy quản lý việc xây dựng và duy tu, quản lý hợp lý.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ban, ngành: GTVT, Nông Nghiệp và Phát triển đƣờng bộ , Kế hoạch đầu tƣ, Xây dựng, Ủy ban dân tộc miền núi,... và có sự chia sẻ thông tin từ các Bộ, ban ngành đối với Bộ GTVT về lĩnh vực phát triển giao thông đƣờng bộ: quy hoạch xây dựng, đầu tƣ, các chƣơng trình dự án,...

Về thông tin dữ liệu: hàng quý Sở GTVT Hà Giang gửi văn bản dữ liệu phát triển giao thông đƣờng bộ về Bộ GTVT (Ban giao thông địa phƣơng) để Ban tổng hợp; văn bản dữ liệu gửi theo 2 đƣờng: đƣờng internet (thông qua thƣ điện tƣ) và văn bản giấy (qua đƣờng bƣu điện).

Các huyện gửi cho các sở GTVT tỉnh hàng quý theo 2 đƣờng: đƣờng internet (thông qua thƣ điện tƣ) và văn bản giấy (qua đƣờng bƣu điện)

Tăng cƣờng năng lực quản lý giao thông đƣờng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật.

Các huyện gửi cho các sở GTVT hàng quý theo 2 đƣờng: đƣờng internet (thông qua thƣ điện tƣ) và văn bản giấy (qua đƣờng bƣu điện).

Đối với Bộ GTVT

Thành lập Ban giao thông địa phƣơng trực thuộc vụ Kế hoạch đầu tƣ của Bộ GTVT; Ban có từ 4 đến 6 cán bộ phụ trách chung về phát triển giao thông đƣờng bộ theo các vùng.

Tăng cƣờng bộ phận chuyên trách về phát triển giao thông đƣờng bộ ở Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam: Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đƣợc Bộ

89

GTVT giao là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về GTVT đƣờng bộ; chức năng của Bộ GTVT về chuyên ngành giao thông đƣờng bộ là xây dựng chính sách, chiến lƣợc phát triển giao thông đƣờng bộ trên phạm vị cả nƣớc, trong đó có tỉnh Hà Giang, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện xây dựng, bảo trì phát triển giao thông đƣờng bộ giúp các địa phƣơng trong quá trình triển khai thực hiện chiến lƣợc phát triển giao thông đƣờng bộ, hƣớng dẫn, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho các cán bộ quản lý ở địa phƣơng.

Tại tỉnh Hà Giang

UBND tỉnh Hà Giang, mà Sở GTVT đƣợc giao, là cơ quan quản lý GTVT, tại các Sở GTVT địa phƣơng có tổ chuyên trách quản lý về phát triển giao thông đƣờng bộ: quản lý, đầu tƣ phát triển và bảo trì các tuyến đƣờng tỉnh, tổng hợp, xem xét, cân đối kế hoạch và quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ của các huyện. Ngoài ra trách nhiệm của sở còn giám sát và kiểm tra toàn diện các công việc của huyện, xã trong xây dựng và bảo trì giao thông đƣờng bộ, đào tạo nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tƣ và quản lý bảo trì hệ thống giao thông đƣờng bộ của huyện, giới thiệu các tiêu chuẩn, quy trình và các hƣớng dẫn của Bộ GTVT mới ban hành.

UBND các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, mô hình hiện tại phần lớn là Phòng Kinh tế và Hạ tầng đƣợc giao trách nhiệm quản lý giao thông đƣờng bộ; trực tiếp quản lý việc xây dựng và bảo trì các tuyến đƣờng huyện trên địa bàn, đồng thời cũng hỗ trợ các xã quản lý các tuyến đƣờng xã.

UBND xã chịu trách nhiệm quản lý đƣờng xã và các loại đƣờng không nằm trong hệ thống phân loại đƣờng quốc gia trên địa bàn, chịu trách nhiệm huy động các đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Cán bộ theo dõi phát triển giao thông đƣờng bộ tại cấp xã thƣờng phải kiêm nhiệm và thay đổi qua các kỳ bầu cử. Sơ đồ quản lý và quy trình lập quy hoạch kế hoạch xem hình sau:

90

Hình 4.1. Quy trình lập quy hoạch và kế hoạch đầu tƣ giao thông đƣờng bộ tại các cấp

4.2.2. Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển giao thông đường bộ

Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc, từ nhiều thành phần kinh tế, dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ vốn từ Ngân sách nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ; từ các dự án, chƣơng trình đầu tƣ phát triển xây dựng đƣờng bộ ; đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tƣ, lao động,...để đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ .

Nguồn vốn huy động đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ chủ yếu tập trung vào các nguồn sau:

Nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng (bao gồm cả nguồn vốn vay của các tổ chức nƣớc ngoài)

Nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng (Ngân sách tỉnh, huyện và xã) Nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất

Nguồn đóng góp của nhân dân

Quy hoạch phát triển GTVT toàn quốc

Quy hoạch phát triển GTVT cấp tỉnh

Quy hoạch phát triển GTĐB cấp huyện

Định hƣớng phát triển GTĐB cấp xã

Kế hoạch đầu tƣ, nâng cấp XD, sửa chữa BD GTĐB của xó

Kế hoạch đầu tƣ, nâng cấp XD, sửa chữa BD GTĐB của tỉnh.

Xác định các tuyến đƣờng tỉnh uỷ quyền cho huyện

Kế hoạch đầu tƣ, nâng cấp XD, sửa chữa BD GTĐB của huyện Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 2a

91

Các nguồn khác (đóng góp hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, nguồn từ các chƣơng trình phát triển đƣờng bộ , xóa đói giảm nghèo...).

a. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng

- Vốn vay nƣớc ngoài (ODA), vốn đối ứng trong nƣớc.

- Vốn từ các dự án, chƣơng trình đầu tƣ phát triển xây dựng đƣờng bộ trong đó có đầu tƣ phát triển GTNT.

Về lâu dài, khi mà thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc ta (GDP/ngƣời.năm) đạt trên 1.000 USD/ngƣời.năm thì nguồn vốn ODA sẽ giảm, các khoản vay thƣơng mại với lãi xuất cáo sẽ tăng lên. Nguồn vốn ODA đầu tƣ cho GTNT sẽ giảm. Khi đó ngân sách trung ƣơng chỉ hỗ trợ cho những địa phƣơng còn nghèo, đặc biệt khó khăn về địa lý, về kinh tế nhƣ Hà Giang để giảm dần sự cách biệt giữa các vùng trong cả nƣớc.

Tỉnh Hà Giang cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng còn nghèo, khó khăn, các huyện vùng sâu, vùng xa.

b. Nguồn ngân sách địa phƣơng

Ngân sách địa phƣơng đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ bao gồm nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh, nguồn vốn từ ngân sách huyện và nguồn vốn từ ngân sách sách xã, tuy nhiên, trên thực tế do ngân sách huyện và xã hạn chế, nên nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển giao thông đƣờng bộ chủ yếu từ nguồn ngân sách tỉnh.

Nguồn vốn này, mặc dù trƣớc mắt còn hạn chế, song sẽ tăng lên cùng với tốc độ phát triển kinh tế của các địa phƣơng. Dự kiến trong những năm tới, cùng với việc đổi mới, mở cửa, kinh tế tỉnh phát triển sẽ cân đối đƣợc thu chi ngân sách, nguồn đầu tƣ phát triển đƣờng bộ sẽ tăng lên. Nguồn vốn địa phƣơng sẽ hỗ trợ tỷ lệ cao cho đầu tƣ nâng cấp giao thông đƣờng bộ, đặc biệt

92

cho vùng nghèo, khu vực chịu nhiều bất lợi so với vùng khác, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phƣơng do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang quyết định cho phù hợp với từng vùng địa phƣơng. Đối với tỉnh Hà Giang, tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu đƣợc để lại không lớn, ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ một phần thông qua kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm của địa phƣơng.

Ngoài ra, còn nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, các địa phƣơng đứng ra vay vốn (thông qua ngân hàng phát triển Việt Nam) để đầu tƣ phát triển đƣờng GTNT.

c. Nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất

Các địa phƣơng có chủ trƣơng tạo điều kiện thuận lợi và giành phần vốn cho đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ từ nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất; đây sẽ là một trong những nguồn thu lớn của các địa phƣơng.

d. Nguồn đóng góp của nhân dân

Chủ trƣơng “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, Nhà nƣớc hỗ trợ “ là một biện pháp huy nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cƣ tham gia phát triển giao thông đƣờng bộ. Phải đa dạng hoá các hình thức đóng góp của dân nhƣ vật liệu, ngày công lao động, tiền... Ngoài ra, phải tận dụng đƣợc sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, vốn từ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội nhƣ xoá đói giảm nghèo, định canh định cƣ, tranh thủ các nguồn vốn ODA hoặc viện trợ không hoàn lại của các nƣớc, các tổ chức quốc tế tham gia vào phát triển giao thông đƣờng bộ.

Nguồn vốn huy động từ cộng cộng đồng dân cƣ sẽ chiếm một tỉ trọng ngày càng lớn trong phát triển và bảo trì giao thông đƣờng bộ, đặc biệt cho đƣờng thôn, đƣờng xã, do vậy cần có những cơ chế, chính sách làm sao khuyến khích đƣợc ngƣời dân đóng góp tối đa nguồn lực của mình.

93

Về cơ chế vốn đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ theo các hƣớng: Việc đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng giao thông đƣờng bộ vận động để cộng đồng dân cƣ lo; Xây dựng nền đƣờng huy động nguồn đóng góp của dân bằng tiền hoặc bằng ngày công lao động; Vật liệu trong nƣớc để làm đƣờng phải có sự đóng góp của nhân dân; Nhà nƣớc hỗ trợ Xi năng, nhựa đƣờng để làm mặt đƣờng, xây dựng cầu cống. Giao thông nội đồng do cộng đồng dân cƣ tự lo là chính.

e. Các nguồn khác

Cùng với việc phát triển kinh tế, hiện đại hoá nông nghiệp đƣờng bộ , sẽ ngày càng có nhiều cơ sở công nghiệp, chế biến sản phẩm, khai thác mỏ, gỗ, quặng đặt tại các vùng đƣờng bộ , do KCHT đƣợc cải thiện, lợi thế về giá đất và nhân công . Vì vậy, Hà Giang phải tận dụng đƣợc sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác này trên địa bàn, gắn liền việc sử dụng đƣờng với nghĩa vụ nhƣng cũng là quyền lợi của họ. Bên cạnh đó, huy động các cá nhân, tiểu thƣơng, những nhà hảo tâm (cả trong nƣớc và nƣớc ngoài), các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành nghề đóng trên địa bàn tài trợ một phần nào đó cho công cuộc phát triển giao thông đƣờng bộ tại địa phƣơng mà họ đang sinh sống.

* Về tổ chức quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ

a. Trƣớc khi đầu tƣ xây dựng

Nhất thiết dự án đầu tƣ xây dựng phải đƣợc cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền duyệt có thể là huyện, xã tuỳ theo quy mô dự án trên cơ sở quy hoạch đã đƣợc tỉnh thống nhất, tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch Đầu tƣ và Bộ GTVT để cân đối bố trí vốn.

Các dự án phải có chủ đầu tƣ (tỉnh, huyện hoặc xã) và phải đƣợc thẩm định trƣớc khi quyết định đầu tƣ.

94

Chủ đầu tƣ có thể tự quản lý và huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân (bằng tiền, vật tƣ, lao động); Chủ đầu tƣ cũng có thể ký hợp đồng với các đơn vị xây dựng tại địa phƣơng giám sát, nghiệm thu, thanh toán công trình.

Các dự án khi thực hiện phải thông qua Huyện và thông báo cho HĐND, UBND xã, sau đó tập hợp báo cáo Tỉnh, hàng năm Tỉnh báo cáo Bộ GTVT để tổng hợp báo cáo Nhà nƣớc.

Vốn của Trung ƣơng chủ yếu bằng vật tƣ kỹ thuật, bằng tiền đƣợc chuyển vào ngân sách Tỉnh, Tỉnh thông báo kế hoạch vốn cho Xã và thông báo cho Huyện để kiểm tra theo dự án đã đƣợc duyệt.

Cấp Huyện có phòng Kinh tế và Hạ tầng: có cán bộ chuyên trách giao thông đƣờng bộ .

Các xã có một cán bộ chuyên trách theo dõi GTVT tại địa phƣơng. Trƣớc khi xây dựng phải có sự bàn bạc, thống nhất ý kiến với dân.

b. Tổ chức xây dựng

Phải có cơ quan chủ đầu tƣ quản lý.

Việc thực hiện xây dựng các dự án tuỳ theo quy mô công trình và cơ cấu nguồn vốn có thể tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

Phải có giám sát, đặc biệt là giám sát cộng đồng trong quá trình xây dựng, khi dự xây dựng xong phải có nghiệm thu và đƣợc công khai hoá cho nhân dân biết.

Khi công trình hoàn thành phải tổ chức hội đồng nghiệm thu (bao gồm các thành viên từ tỉnh, huyện) có hồ sơ hoàn công và bàn giao cho xã quản lý.

4.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

Sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phƣơng, chú trọng sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng để xây dựng phát triển giao thông đƣờng bộ.

95

Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới quy định về đƣờng bộ cho từng khu vực để đầu tƣ phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng. Từng bƣớc thực hiện bảo trì theo quy trình, tổ chức, định ngạch tạo thói quan bảo trì phát triển giao thông đƣờng bộ.

Đối với nhân công trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cần có chính sách ƣu tiên các nhà thầu sử dụng nhân công địa phƣơng cho công tác thi công xây dựng đƣờng. Ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho nguồn lực địa phƣơng thì việc sử dụng nhân công địa phƣơng cũng làm giá thành xây dựng rẻ hơn, tiết kiệm hơn đồng thời ý thức của những ngƣời thi công sẽ cao hơn vì họ đang làm đƣờng cho chính họ đi và trên quê hƣơng họ do đó chất lƣợng sẽ đƣợc đảm bảo hơn.

4.2.4. Giải pháp về bảo trì

Xác định, phân chia rõ trách nhiệm quản lý, bảo trì giao tộhông đƣờng b giữa các cấp (tỉnh, huyện, xã); nâng cao nhận thức, tạo lập thói quen quản lý bảo trì giao thông đƣờng bộ.

Xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về quản lý, bảo trì Giao thông đƣờng bộ .

Sau khi công trình đƣợc xây dựng xong phải bảo trì, đƣờng đi qua xã nào thì xã đó quản lý, vốn bảo trì và sửa chữa nhỏ do dân tự làm và tự quản lý chi phí, địa phƣơng hỗ trợ từ sửa chữa lớn trở lên.

Sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng để bảo trì theo quy trình kỹ thuật, tổ chức, hƣớng dẫn của Bộ GTVT. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện mỗi địa phƣơng có thể huy động một phần nguồn lực từ đô thị để bảo trì hệ thống đƣờng bộ.

Nghiên cứu các biện pháp làm tăng nguồn vốn hiện có cho bảo trì ở những địa phƣơng nghèo nhất.

96

4.2.5. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ triển giao thông đường bộ

Tăng cƣờng năng lực, nhân lực cho cán bộ trực tiếp quản lý Giao thông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tỉnh Hà Giang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)