Đánh giá theo nội dung quy hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tỉnh Hà Giang (Trang 93 - 96)

3.4.2.1. Những mặt đạt được

Thứ nhất, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đƣờng bộ tỉnh Hà Giang đã đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá chi tiết và khoa học những điều kiện ảnh hƣởng bên ngoài của tỉnh và dự báo đƣợc nhu cầu vận tải và xu hƣớng vận tải trên địa bàn tỉnh trong tƣơng lai. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ tỉnh đã có sự tham gia của các cấp, các ban ngành của tỉnh Hà Giang và các cơ quan của trung ƣơng. Điều đó đã mang lại những kết quả hết sức tích cực trong phát triển giao thông nói chung và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh nói chung. Trong những năm qua dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết thống nhất, tranh thủ thời cơ, cơ hội; khắc phục khó khăn hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra và đạt đƣợc nhiều thành tựu khả quan về các mặt: Kinh tế - xã hội tỉnh đều có những bƣớc chuyển biến rõ rệt, tăng

84

trƣởng khá, cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch đúng hƣớng, lĩnh vực văn hoá, đời sống tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Điều này cho thấy tác động tích cực của việc phát triển giao thông đƣờng bộ trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh có bƣớc phát triển mới theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đạt mức tăng trƣởng cao, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2019 - 2013 đạt 13,34%.

Thứ hai, bộ máy quản lý quy hoạch phát triển phát triển giao thông đƣờng bộ của tỉnh có năng lực chuyên môn ngày càng cao, chất lƣợng công việc dần cải thiện.

Thứ ba, tỉnh Hà Giang đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế và ban hành các chính sách thực hiện quy hoạch phát triển phát triển giao thông đƣờng bộ. Chính sách đất đai ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án phát triển giao thông; Tỉnh hà Giang cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ kế hoạch Đầu tƣ, Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học Công nghệ trong việc bố trí vốn nhằm thực hiện những chƣơng trình ƣu đãi tín dụng, trang bị công nghệ hiện đại trong phát triển giao thông đƣờng bộ trên địa bàn; v.v… Chính những chính sách đúng đắn đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tâng giao thông đƣờng bộ tỉnh, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của, cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành bƣớc đầu chuyển dịch rõ rệt, theo hƣớng tích cực: Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp giảm; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và tốc độ tăng trƣởng của các ngành này đạt ở mức khá cao. Năm 2006 cơ cấu của các ngành nhƣ sau: Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 52,6% - CN và xây dựng chiếm 20,5% - Dịch vụ chiếm 26,9%. Đến năm 2013 cơ cấu này đƣợc thay đổi nhƣ sau: Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 46,5% - CN và xây dựng chiếm 22,5% - Dịch vụ chiếm 31%.

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát triển phát triển giao thông đƣờng trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả khả quan khi đã phát hiện ra

85

những lỗi cơ bản phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch tại các địa phƣơng, hỗ trợ UBND tỉnh đƣa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời.

3.4.2.2. Những hạn chế chủ yếu

Thứ nhất, nội dung quy hoạch phát triển phát triển giao thông đƣờng bộ của tỉnh chƣa thƣờng xuyên đƣợc đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của các điều kiện môi trƣờng. Do đó, chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, năng suất lao động xã hội, hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, vốn đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ còn hạn chế. Sự phát triển giao thông đƣờng bộ còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tƣ, các chính sách ƣu tiên ƣu đãi của Nhà nƣớc; chủ trƣơng chính sách thu hút đầu tƣ, xã hội hoá đầu tƣ phát triển của TW và Tỉnh triển khai trên địa bàn kết quả còn hạn chế; hiệu quả khai thác, phát huy các chƣơng trình dự án, các hạng mục công trình (đầu tƣ hỗ trợ từ bên ngoài) chƣa đạt kết quả nhƣ mục tiêu đề ra.

Thứ hai, bộ máy quản lý quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ nhìn chung còn hạn chế về trình độ chuyên môn, bên cạnh đó, công tác tập huấn, đào tạo cán bộ chƣa thật sự chú trọng, dẫn đến hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ chƣa thật hiệu quả.

Thứ ba, các chính sách thực hiện quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ của tỉnh vẫn còn khá cứng nhắc và hiện nay còn thiết sót nhiều vấn đề. Ví dụ, bảng giá đất đai trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phát triển giao thông. Những điều đó phần nào gây khó khăn cho hoạt động xây dừng cầu, đƣờng của các tổ chức, cá nhân, khiến cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nhìn chung còn chậm;

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ chƣa đƣợc thực hiện một cách bài bản, khoa học mà chủ yếu thực hiện kiểm tra theo kế hoạch là chính. Do đó, lỗi phát sinh bị bỏ sót là khá lớn, hiệu quả đem lại của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch không cao.

86

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN

2014- 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tỉnh Hà Giang (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)