Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 42)

Hà Giang là tỉnh miền núi cao ở cực bắc của Tổ quốc, phía Bắc giáp các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên giới dài 274km, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng và Tuyên Quang.

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,88 km2, mật độ dân số 93 ngƣời/ km2, thấp hơn so với bình quân các tỉnh thuộc vùng TDMNPB cũng nhƣ cả nƣớc. Về tổ chức hành chính toàn tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố (Hà Giang) với 178 xã, 5 phƣờng và 12 thị trấn trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn.

29

Theo số liệu niên giám thống kê Hà Giang: dân số Hà Giang năm 2013 là 837.968 ngƣời, là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm 15,2%, Kinh chiếm 12%, Nùng chiếm 9,8%, còn lại 7,5% là 17 dân tộc ít ngƣời khác đã tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa.

Với vị trí trên, Hà Giang có vị trí chiến lƣợc quan trọng về an ninh quốc phòng, về môi trƣờng sinh thái đối với các tỉnh hạ lƣu sông Lô, sông Gâm, các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội và về hợp tác, giao lƣu kinh tế - văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Địa hình, khí hậu và thời tiết

Do cấu tạo địa hình phức tạp với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo nên địa hình cao dần về phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam và chia cắt thành các tiểu vùng mang đặc điểm khác nhau về độ cao, thời tiết. Khí hậu Hà Giang mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, với nhiều sắc thái khí hậu ôn đới vì chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa. Có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, khô hạn.

Do địa hình bị chia cắt, nên khí hậu Hà Giang cũng chia thành 3 tiểu vùng khí hậu. Vùng núi đá và vùng cao núi thấp mang nhiều sắc thái của khí hậu ôn đới. Cụ thể là:

Vùng I: là vùng cao núi đá phía Bắc gồm các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và một số xã phía bắc huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 2.352,7 Km2. Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chi tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng này có vùng trũng Yên Minh, chủ yếu là đồi núi thấp độ cao trung bình 500 – 700 m. Dân số trên 20 vạn ngƣời chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè

30

nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới nhƣ cây dƣợc liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả nhƣ mận, đào, lê, táo... Cây lƣơng thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong.

Vùng II: là vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thƣợng nguồn sông Chảy, gồm các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì và một số xã của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, thuộc dẫy Tây Côn Lĩnh. Độ cao trung bình từ 900 - 1.000 m, sƣờn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa và là vùng đất của chè Shan tuyết. Cây lƣơng thực chính vùng này là lúa nƣớc và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.

Vùng III: là vùng thấp, vùng đồi núi, thung lũng sông Lô gồm thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và một số xã của huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang bình. Độ cao trung bình 50 - 100 m. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía nam càng đƣợc mở rộng. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy nhƣ bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh ... Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi nhƣ cam, quýt, chanh ...

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên về đất: Theo kết quả điều tra thổ nhƣỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dƣợc liệu và cây ăn quả.

31

Bảng 2.1. Tổng diện tích và cơ cấu đất đất Hà Giang

Tổng số Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

791.488 100

1.Đất nông, lâm nghiệp 678.597 85.74

- Đất nông nghiệp 153.076 19.34 - Đất lâm nghiệp 524.368 66.25

-Đất nuôi trồng thủy sản 1.110 0.14

-Đất khác 43 0.01

2.Đất phi nông nghiệp 26.476 3.35

-Đất chuyên dùng 12.292 1.55

-Đất ở 6.688 0.84

-Đất khác 7.496 0.95

3.Đất chƣa sử dụng 86.415 10.92

Nguồn: Sở Tài nguyên, MT Hà Giang Tài nguyên rừng: Là tỉnh có diện tích rừng tƣơng đối lớn, trong đó rừng tự nhiên là 345.860 ha, nhiều khu rừng nguyên sinh với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loại gấu ngựa, sơn dƣơng, voọc bạc má, gà lôi... , các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá..., các cây dƣợc liệu nhƣ: sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm... Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trƣờng sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tƣởng của tỉnh.

Tài nguyên nước: Có tiềm năng rất lớn cho phát triển thuỷ điện nhƣ thủy điện Nho Quế, thủy điện Nậm Mu....

Tài nguyên khoáng sản

Qua khảo sát, thăm dò, bƣớc đầu tỉnh Hà Giang đó phát hiện đƣợc 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lƣợng lớn trên 1 triệu tấn với hàm lƣợng khoáng chất cao nhƣ:

32

- Sắt ở Quyết Tiến, Thái An, Phong Quang, Tùng Bá. - Kẽm ở Tả Pan.

- Măng gan ở Đồng Tâm.

Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác nhƣ: pirit, bôxit, thiếc, chì, đồng, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nƣớc khoáng...Hiện nay một số mỏ đang khai thác có hiệu quả.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hà Giang rất phong phú về chủng loại trong đó có nhiều loại có ý nghĩa quan trọng trong phạm vi cả nƣớc, điều nay tạo cho Hà Giang có lợi thế so sánh trong việc phát triển các ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông đường bộ tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)