- Kêt quả giải ngân theo kế hoạch năm
4.3 Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn ODA của WB cho cácdự án Lâm nghiệp ở BNN-PTNT
4.3.1 Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của BNN-PTNT
trong thời gian tới
(i) Phát triên nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản), đảm bảo nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống và điều kiện sống cư dân nông thôn, đặc biệt người nghco;
(ii) Phát triên hệ thống hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp on định và bền vừng và phục vụ đời sống cư dân nông thôn, trong đó chú trọng đến các công trình thiết yếu cho sản xuất và đảm bảo cuộc sống cho người nghèo (cấp nước sinh hoạt, thủy lợi kết hợp giao thông nông thôn, phát triển mô hình nông thôn mới, ...);
(iii) Quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững và hiệu quả; duy trì, đảm bảo môi trường nông nghiệp, nông thôn cho phát triển bền vừng;
(iv) Nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế;
(v) Phát triển các công trình thuỷ lợi thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống giảm nhẹ thiên tai;
(vi) Quản lý tài nguyên rừng và các tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững;
(vii) Đào tạo nghề cho nông dân và tăng cường năng lực cán bộ quản lý các cấp, nhất là ớ cấp huyện, xã và thôn bản.
4.3.2 Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn ODA của WB cho các dự
án
Lâm nghiệp
Các nhà tài trợ đã cam kết mạnh mẽ tăng nguồn vốn ODA để hỗ trợ các nước đang phát triên trong đó có Việt Nam đê thực hiện các mục tiêu phát triên thiên niên kỷ (MDGs). Tuy nhiên, nhu cầu về nguồn vốn này đang tăng lên rất lớn
Trong thời gian qua, tình hình thu hút và sử dụng ODA của WB cho các dự án Lâm nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thúc đấy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, .v.v. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA của WB mà chúng ta cần khắc phục. Sau đây là một số giải pháp tăng cường thu hút ODA của WB cho các dự án Lâm nghiệp trong thời gian tới:
4.3.2.1 Nhóm giải pháp về phía Chính phủ và các Bộ Ngành
(ỉ) Hoàn thiện môi trường pháp lý về thu hút và sử dụng ODA
Hiện tại, môi trường pháp lý cho thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và chồng chéo, làm cán trở quá trình thực hiện các dự án ODA. Hành lang pháp lý chưa có tính ổn định cao, phân cấp chưa rõ ràng, số lượng các văn bản pháp quy còn nhiều, chưa có sự thống nhất và đồng bộ với nhau. Nội dung của các văn bản này còn có nhiều mâu thuẫn với quy định của các nhà tài trợ về chính sách thuế, chính sách đền bù và giải phóng mặt bàng, .v.v.
Bên cạnh đó, Việt Nam có quá nhiều Nghị định, Quyết định, và Thông tư hướng dẫn trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến nguồn vốn ODA. Trong khi nguồn vốn ODA trở thành khoản nợ nước ngoài lớn nhất của Việt Nam hiện nay, nhưng văn bản có tính pháp lý cao nhất cũng mới chỉ dừng lại ở mức Nghị định, mà không phải là một văn bản có tính pháp lý cao hơn như Luật hay Pháp lệnh về ODA. Vì vậy, đế tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian tới, cần làm tốt những công việc sau:
Một là, xây dựng Luật về thu hút và sử dụng ODA trên cơ sở Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/1 1/2006 để tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho công tác thu hút và sử dụng ODA. Văn bản pháp lý này sẽ điều chỉnh tất cả các quan hệ liên quan đến nguồn vốn ODA như quá trình phê duyệt dự án, đấu thầu, quản lý dự án theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính, qui định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm cua từng Bộ, từng cấp tham gia.
Hai là, sửa đối và bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành và ban hành các văn bản mới bảo đảm tính nhất quán và đồng bộ của các văn bản này cũng như hài hòa với thông lệ quốc tế làm cơ sở cho việc sửa đồi và bồ sung các văn bản pháp quy về thu hút và sử dụng ODA.
Giải pháp này nhằm mục đích nhanh chóng tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng nhung chặt chê, hài hoà với chính sách của các nhà tài trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam nói chung và của lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng trong thời gian tới.
(ii) Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đoi với ODA
Hoàn thiện chính sách tài chính trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
dự án thực hiện đúng tiến độ, nhung vẫn đảm bảo vốn được sử dụng theo đúng chế độ
quản lý tài chính. Đe nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA, trong thời gian tới
cần làm tốt nhũng công việc sau:
Một là, việc ký kết, thu hút các khoản ODA vay phải được gắn kết chặt chẽ và trong khuôn khổ của Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài. Căn cứ vào Chiến lược quốc gia về vay trả nợ nước ngoài, Bộ Tài chính công bổ hạn mức vay vốn ODA thường niên làm căn cứ điều tiết việc ký các điều ước quốc tế vốn vay ODA, bảo đảm an toàn nợ quốc gia;
Hai là, ban hành chính sách tài chính đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA đối với các dự án có nguồn thu theo hướng cho vay lại nguồn vốn này kể cả vốn ODA không hoàn lại dựa vào nguồn thu hoặc khả năng tạo nguồn thu của dự án và công bố cơ chế, điều kiện tài chính cho vay lại cụ thế đối với tùng lĩnh vục đổ các đơn vị thụ hưởng ODA tính toán phương án trả nợ và luận chứng tính khả thi của dự án trong quá trình chuấn bị đầu tư.
Ba là, hoàn thiện chính sách thuế đối với các dự án ODA để khắc phục những khó khăn về vốn đối ứng trong quá trình thực hiện các dự án ODA.
Bốn là, xem nguồn vốn ODA đã được ký kết như nguồn thu ngân sách của các Bộ, địa phương và cơ quan chủ quản và cân đối trong quá trình xây dựng ngân sách đổ tính đủ nguồn thu, báo đảm các điều kiện (vốn đối ứng) cho việc thực hiện
các chương trình, dự án ODA cũng như tính công khai, minh bạch và công bằng giữa các đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước.
(Ui) Cải tiến hơn nữa Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ
Trong giai đoạn 1993- 2008, Việt Nam đã phối họp với cộng đồng các nhà tài trợ
tổ chức thành công 15 Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị
CG). Đây là diễn đàn được tổ chức thường niên, nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa
Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ về các vấn đề cùng quan tâm như: tình
hình thực hiện kế hoạch phát triền kinh tế - xã hội, xây dụng nền tảng pháp luật và thể chế,
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vục, hài hòa thủ tục và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA,
v.v. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ hàng năm là cơ hội vận động đầu tư từ các nhà
tài trợ vào Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần phối họp với cộng đồng các nhà tài trợ cải thiện hơn nữa Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ đe Hội nghị này trở thành diễn đàn đi vào thực chất hơn theo hướng: (i) giảm bớt các báo cáo tại Hội nghị và tăng cưòng trao đổi ý kiến về những vấn đề các bên cùng quan tâm; (ii) hoàn thiện nội dung và tổ chức cho các phiên họp kỹ thuật; và (iii) phát hành Kỷ yếu của Hội nghị CG và phổ biến rộng rãi giữa các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ.
(iv) Tăng cường hoạt động hài hoà hoá quy trình và thủ tục giữa Chỉnh phủ và WB
Hài hòa hóa quy trình và thủ tục chính là việc chúng ta đi tìm sự phù hợp, sự thống nhất cao của các bên khi tham gia vào quá trình thực hiện và triến khai các dự án, chuông trình ODA, bao gồm: Chính phủ, nhà tài trợ và đon vị thực hiện.
Hài hòa hóa quy trình và thủ tục làm thay đổi một số quy định pháp lý giũa Chính phủ và WB, do đó cần phải được tiến hành từng bước với phạm vi và nội dung phù họp. Việc hài hòa hóa quy trình và thủ tục cần được tiến hành thí điểm với một số dự án, chương trình đổ kiềm nghiệm tính hiệu quả trước khi phổ biến rộng rãi. Hài hòa hóa quy trình và thủ tục nên lựa chọn những khâu công việc có tính khả thi cao, như hài hòa về các quy trình và thủ tục đấu thầu, hệ thống mẫu biểu báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện dự án.
Thủ tục của phía WB và Việt Nam đều khá phức tạp, qua nhiều bước khác nhau và có những đặc thù riêng. Không thể hài hòa hoàn toàn các thủ tục bởi vì WB áp dụng chung cùng một loại thủ tục cho tất cả các nước thành viên, còn Việt Nam cũng áp dụng thủ tục của mình đối với các nguồn tài trợ khác nhau từ bên ngoài. Vì vậy, hài hòa chỉ có thể thực hiện trên một số phương diện nhất định. Theo ý kiến của WB, để họ có thể điều chỉnh một số thủ tục gần với Việt Nam, trước hết Chính phủ cần áp dụng các thủ tục đáp ứng tiêu chuấn và thông lệ quốc tế.
Hiện nay, quá trình hài hòa hóa thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, trong đó có WB, đang được tiếp tục đấy mạnh. Hài hòa hóa các quy trình và thủ tục ODA phải được dựa trên các quy định pháp lý của Chính phủ và WB đc phát huy thế mạnh của mỗi bên. Đe công tác hài hòa hóa quy trình và thủ tục diễn ra trên thực tế và có tính khả thi thì những nguyên tắc sau cần phải được thực hiện:
(i) Chính phủ cần phải có “các khung” làm cơ sở để hài hòa các thủ tục trong các
hoạt động thực tiễn; (ii) Chính phủ và WB đều có các quy định, quy trình rõ ràng
và công khai về việc thực hiện các chương trình, dự án ODA; (iii) Các quan niệm
về hài hòa thủ tục và công cụ thực hiện ODA cần được chia sẻ và đạt được nhận
thức chung giữa Chính phủ và WB.
Hi vọng ràng trong tương lai, với những nồ lực hài hòa hóa thủ tục từ cả hai phía, Chính phủ Việt Nam và WB sẽ đạt được sự nhất trí cao nhất về quy trình và thủ tục, giảm dần tiến tới xóa bó việc thấm định và phê duyệt song hành 2 hệ thống: Chính phủ và nhà tài trợ như hiện nay.
(v) Đe ra các biện pháp chống tham nhũng có hiệu quả
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những nồ lực tốt trong đấu tranh chổng nạn tham nhũng. Việt Nam đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003, gia nhập Sáng kiến chống tham nhũng tại khu vục Châu Á - Thái Bình Dương với sự hồ trợ của ADB và Tổ chức Họp tác và Phát triển kinh tế tháng 7/2004 và đã ban hành Luật chống tham nhũng năm 2005.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sư dụng nguồn vốn ƠDA trong thòi gian tói, Chính
thức phạt và kỷ luật nghiêm khắc đối với các vụ việc tham nhũng. Sớm cụ thể hoá
các điều
luật chống tham nhùng áp dụng đổi với quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA. Bên
cạnh đó, cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách thiết thực và có hiệu
quả cao. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí bàng sự kết họp các giải pháp đồng bộ. Đưa
chế độ công khai hóa tài chính vào công tác kiềm tra, thanh tra; đưa công tác kế toán, kiềm
toán vào nề nếp, tạo điều kiện thực hiện quyền giám sát đối với cơ quan, công chức nhà
nước. Tăng cường sự phối họp giữa các cơ quan kiếm soát, tòa án trong việc phát hiện,
điều tra, truy tố và xét xử tội phạm tham nhũng.
4.3.2.2 Nhóm giải pháp về phía BNN-PTNT
(1) Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch vận thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp
ODA là nguồn vốn quan trọng và có tác động đến phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam cả trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, việc thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp cũng cần tuân theo chiến lược và quy hoạch cụ thể. Nắm bắt kịp thời xu hướng diễn biến quốc tế có ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng ODA để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Thời gian qua, nguồn vốn ODA đầu tư vào ngành nông nghiệp có quy mô tương đối lớn, duy trì đều đặn hàng năm. Đê tiếp tục khai thác tối đa nguồn vốn ODA, đặc biệt từ nhà tài trợ WB, trong thời gian tới, đòi hỏi BNN-PTNT phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch vận động thu hút và sử dụng vốn ODA nói chung và ODA của WB nói riêng, trên cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2011 - 2015 và chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, BNN-PTNT cần xây dựng thứ tự ưu tiên đầu tư ODA cho từng lĩnh vực, từng vùng cụ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với từng đổi tác phù họp, đáp ứng những ưu tiên cho tùng ngành tùng địa phương dựa trên những ưu tiên của Nhà nước.
Quy hoạch vận động thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp thời kỳ 2006- 2010 cần tập trung vào các chưong trình mục tiêu, các dự án cần vốn đầu tư
lợi, cung cấp nước sạch nông thôn, quản lý nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai và quản lý lũ, trồng mới rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng,v.v.
Ngoài ra, BNN-PTNT cần tiến hành quy hoạch vận động thu hút ODA vào những vùng còn đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ nghèo đói cao như miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
(2) Tiếp tục thực hiện cả chiều rộng lẫn chiều sâu công cuộc “Đổi mới”
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đôi mới, Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã có những bước phát triển vừng chắc và đạt được những kết quả đáng tự hào. Trong giai đoạn 2011- 2015, đổ tiếp tục vận động và thu hút vốn ODA của WB cho các dự án Lâm nghiệp, BNN-PTNT cần tiếp tục đấy mạnh hon nữa công cuộc đổi mới, tập trung cao độ vào một số chính sách mà WB thường nhấn mạnh và đặc biệt quan tâm, coi như thông điệp để xem xét việc cam kết cung cấp viện trợ phát triển, đó là: (i) Phát triển kinh tế nhanh và bền vừng đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường; (ii) Xoá đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách về thu nhập và xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bàng, giữa các nhóm xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; (iii) Quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có the dự báo trước; (iv) Chính sách và giải pháp đê giảm nhẹ những thương tôn có thê có trước những tác động từ bên ngoài trong quá trình hội nhập, trong có việc Việt Nam gia nhập WTO; và (v) Đảm bảo tụ- do, dân chủ và quyền con người.
(3) Thay đổi phương thức tiếp cận, chuấn bị vốn đối ứng đế xây dựng Báo cáo nghiên cửu khả thi.
(4) Thể chế hoá nhũng hoạt động cần tiến hành trước để đẩy nhanh việc triển khai thực hiện dự án ngay khi có hiệu lực (bao gồm việc tuyên dụng tư vấn, chuân bị các thiết kế kỳ thuật, các hoạt động mua sắm đấu thầu hàng hoá dịch vụ,...).
(5) Thiết lập và tăng cường chất lượng hệ thống theo dõi và đánh giá việc quản lý và thực hiện dự án.
(6) Củng cổ, điều chỉnh về cơ cấu, tổ chức và nhân sự của các Ban quản lý