tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động
Sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH đang đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục chính trị tư tưởng. Giáo dục chính trị tư tưởng thực sự là một nội dung trọng yếu trong công tác lãnh đạo của Đảng. Nếu thiếu sự giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối quan điểm của Đảng cho cán bộ, Đảng viên, quần chúng nhân dân thì Đảng không thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng sẽ gặp khó khăn.
Trong giai đoạn hiện nay cuộc đtrgc trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng đang diễn ra phức tạp và quyết liệt. Những quan điểm chính trị, tư tưởng - văn hoá, lối sống phương Tây cùng với xu hướng chạy theo đồng tiền đang thẩm thấu, lấn át làm xói mòn tư tưởng tình cảm, đạo đức và lối sống của một bộ phân cán bộ,
chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng. Vì vậy cần thiết phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, bảo đảm an ninh về tư tưởng cho đất nước.
Giáo dục chính trị tư tưởng trong giai đoạn hiện nay gặp không ít khó khăn làm hạn chế đến hiệu quả của sự tác động tư tưởng. Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm xuất hiện hiện tượng phân hoá giàu nghèo, xuất hiện các tệ nạn xã hội như: tham nhũng, buôn lậu, cờ bạc, ma tuý, mại dâm...Các cơ quan làm công tác tư tưởng văn hoá có xu hướng "thương mại hoá" ít quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dịch vụ văn hoá lợi dụng sơ hở của pháp luật, sự quản lí lỏng lẻo của Nhà nước đã phổ biến các sản phẩm độc hại trong nhân dân. Tình hình đó tác động cản trở đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng. Khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải thực hiện những biện pháp tích cực sau:
Thứ nhất: Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng phải toàn diện, phong phú đa dạng, lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng.
Thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước để bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị, thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Từ đó nhận rõ mục tiêu, con đường đi lên CNXH là đúng lô gíc phát triển tất yếu của đất nước và quyết tâm thực hiện mục tiêu ấy.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng hiện nay phải gắn với truyền thống dân tộc. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục phải đưa công tác đó trở về với dân tộc, tổ tiên, Bác Hồ, phải tìm thấy sức mạnh trong truyền thống dân tộc trong nhân dân. Chúng ta phải khắc phục mọi biểu hiện xa rời truyền thống. Muốn vậy phải thường xuyên cải tiến nôị dung giáo dục cho phù hợp với giai đoạn mới. Kết
hợp chặt chẽ vừa giáo dục, vừa đấu tranh gạt bỏ những sản phẩm văn hoá độc hại, với việc chống các tệ nạn xã hội, tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh. Từ đó xây dựng đạo đức, lối sống mới, cảnh giác đối phó với những âm mưu thâm độc của "diễn biến hoà bình".
Giáo dục chính trị, tư tưởng phải tập trung vào các đối tượng thanh niên, học sinh. Đây là đối tượng các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, đầu độc bằng mọi thủ đoạn, làm thanh niên mất niềm tin, mất phương hướng mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Đây là lực lượng trẻ, khoẻ, nhanh nhạy trước biến đổi của đời sống xã hôị, có khả năng tiếp thu nhanh chóng những tri thức khoa học, công nghệ mới năng động, sáng tạo trong cuộc sống.... Đồng thời, chúng ta cũng cần phải thấy những khó khăn của thanh niên. Đó là những diễn biến phức tạp của xã hội mà họ đang phải đối mặt. Giáo dục thanh niên trong giai đoạn mới đòi hỏi phải làm cho họ nhận thức rõ trách nhiệm lịch sử của mình, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên phải gắn với giáo dục pháp luật, ý thức công dân làm cho họ nâng cao ý thức trách nhiệm, đồng thời là cơ sở đấu tranh chống những hành vi trái pháp luật. Thứ hai: Giáo dục chính trị, tư tưởng phải bám sát vào cuộc sống, kiểm tra quản lí chặt chẽ mội hoạt động sản xuất, kinh doanh văn hoá, nghệ thuật. Giáo dục chính trị, tư tưởng chỉ có sức thuyết phục khi bám sát vào thực tiễn và trở thành đời sống tinh thần của nhân dân. Đây là yêu cầu khách quan của chính trị, tư tưởng. Thực tiễn luôn biến đổi đòi hỏi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, nắm bắt nhu cầu tư tưởng tinh thần của nhân dân, cải tiến nôị dung, phương pháp, bổ sung những tri thức mới vào nội
dung giáo dục tuyên truyền đồng thời phải phân loại để tác động giáo dục có hiệu quả.
Nội dung tuyên truyền giáo dục phải thống nhất với hoạt động của cơ quan báo chí, truyền thanh phát thanh, cơ quan xuất bản, dịch vụ văn hoá....Cần phải có cơ chế và pháp luật chặt chẽ về quản lí Nhà nước trên lĩnh vực này. Mặt khác phải tích cực kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện xử lí kịp thời những hoạt động sản xuất kinh doanh văn hoá phẩm độc hại.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là một trong những nội dung của Đảng, của cả hệ thống chính trị. Công tác này nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, yêu CNXH lòng tự hào dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng hợp tác quốc tế vì hoà bình độc lập dân tộc và CNXH. Cần kiên quyết đấu tranh bảo vệ truyền thống vẻ vang của dân tộc, xây dựng đạo đức mới, nếp sống mới nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bài trừ các tệ nạn xã hội là điều kiện để chiến thắng các quan điểm phản động của các thế lực thù địch, đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước ta phát triển tiến lên và thành công.
KẾT LUẬN
Vấn đề giai cấp và đtrgc trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay là một vấn đề mới và phức tạp cả về lí luận và tổ chức thực tiễn. Nước ta từ một nền sản xuất nhỏ bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, muốn quá độ lên CNXH phải có một lực lượng sản xuất phát triển cao, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến. Để có lực lượng xã hội hoá cao, phải sử dụng nhiều thành phần kinh tế khác nhau, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, mở rộng hợp tác với bên ngoài nhằm giải phóng sức sản xuất, phát huy tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân, tổ chức trong các thành phần kinh tế, phát triển sản xuất đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là vấn đề có tính quy luật.
Thực hiện cuộc đtrgc trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay mà cụ thể là việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, thị trường và mở cửa với bên ngoài có tác dụng kích thích sản xuất phát triển năng động, sáng tạo làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao. Nhưng từ đó, xuất hiện nhân tố có thể làm chệch hướng XHCN. Đó là các nhân tố TBCN, kinh tế tiểu chủ, phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng làm xuất hiện tầng lớp tư sản có xu hướng bóc lột. Tầng lớp này tuy còn nhỏ nhưng được sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài đang vận động lấn át kinh tế Nhà nước, vi phạm pháp luật. Trong hoàn cảnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước cũng gia tăng hoạt động chống phá bằng "diễn biến hoà bình" nhằm đưa nước ta phát triển vào quỹ đạo TBCN. Xu hướng chệch hướng XHCN không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn biểu hiện trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng- văn hoá. Do đó cuộc đấu tranh giữa hai định hướng được thể
Đó là cuộc đấu tranh giữa một bên là nhân dân lao động trước hết là giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ do Đảng lãnh đạo kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, tiến lên dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh với một bên là các thế lực thù địch đi ngược lại với mục tiêu sống còn của dân tộc, chống Đảng, chống chế độ XHCN. Cuộc đấu tranh này không phân biệt giới tuyến, nó chứa đựng cả yếu tố tự phát và tự giác. Để giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải luôn luôn cảnh giác, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị đấu tranh khắc phục làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" tăng cường trận địa tư tưởng XHCN, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đoàn kết quốc tế tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng các lực lượng thù địch cản trở con đường đi lên CNXH.
Tóm lại trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhận thức rõ tính chất gay go, phức tạp của cuộc đtrgc. Để bổ sung, phát triển một cách sáng tạo, đúng dắn và khoa học học thuyết đtrgc của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu cẩn thận nghiêm túc những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lê Nin và quan điểm của Đảng ta kết hợp với nghiên cứu thực tiễn một cách cụ thể tránh rơi vào hai thái cực sai lầm: hoặc quá cường điệu cuộc đtrgc dẫn đến làm khô cứng nội dung và hình thức đtrgc; hoặc là xem thường, xoá nhoà đtrgc đi đến mơ hồ mất cảnh giác mắc vào âm mưu "diễn biến hoà bình" của các lực lượng phản động trên thế giới đang luôn tìm cách lật đổ chế độ XHCN hiện nay.