Gĩƣ vững định hƣớng Xã Hội Chủ Nghĩa cho các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 49)

Thực hiện kinh tế nhiều thành, thị trường, mở cửa, là chủ trương chiến lược lâu dài có ý nghĩa cách mạng giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Định hướng đó đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, giữ gìm và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Định hướng XHCN cho các thành phần kinh tế khác nhau về bản chất là vấn đề mới và khó khăn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Hơn nữa biến động phức tạp của tình hình thế giới, âm mưu "diễn biến hoà bình" của các lực lượng phản động đã gây nhiều khó khăn cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần tập trung vào các việc sau:

Thứ nhất tăng cường vai trò quản lí Nhà nước về kinh tế: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền công cụ sắc bén của nhân dân ta, thực hiện quản lí xã hội bằng pháp luật. Nền kinh tế nhiểu thành phần một mặt đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài cho nhân dân và dân tộc mặt khác nền kinh tế ấy cũng có mặt trái tiêu cực với XHCN. Tiêu cực đó có thể khắc phục được nếu có một Nhà nước trong sạch, vững mạnh có khả năng nắm bắt và vận hành nền kinh tế theo quy luật khách quan. Do vậy tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước về kinh tế là tăng cường nhân tố quyết định các thành phần kinh tế vận hành theo định hướng XHCN. Xét về mặt pháp lí, Nhà nước là đại diện hợp pháp cho nhân dân và dân tộc, nắm trong tay công cụ pháp luật trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó tăng cường quản lí Nhà nước về kinh tế bằng pháp luật là biện pháp cơ bản bao trùm để giữ vững định hướng XHCN.

Việc quản lí Nhà nước về kinh tế để giữ vững định hướng XHCN cần tập trung vào vấn đề chủ yếu sau:

Kiểm tra giám sát thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, kiên quyết đấu tranh xử lí với những cá nhân, tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh trái với pháp luật Nhà nước hoặc không đúng với quy định. Để đảm bảo quản lí Nhà nước về kinh tế theo đúng pháp luật, Nhà nước phải thiết lập hệ thống pháp luật đồng bộ và chính sách nhất quán tạo hành lang pháp lí ổn định và thuận lợi để các nhà sản xuất kinh doanh yên tâm đầu tư, phát triển lâu dài trên các lĩnh vực.

Tập trung vốn đầu tư vào một số lĩnh vực kinh tế xã hội để nắm tỷ lệ chi phối, dẫn dắt các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Đặc biệt đối với thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước có chính sách ưu tiên về vốn công nghệ và đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chủ đạo làm lực lượng vật chất để Nhà nước quản lí và chi phối các thành phần kinh tế khác.

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm cho người lao động. Động viên các thành phần kinh tế cùng với Nhà nước tham gia thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chống các tệ nạn xã hội....Tích cực đấu tranh chống tệ quan liêu tham nhũng trong bộ máy Nhà nước đặc biệt là cơ quan giám sát thi hành pháp luật.

Thực hiện chính sách phân phối bảo đảm vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp vừa đi đôi với xoá đói giảm nghèo, không để diễn ra sự chênh lệch quá mức

về đời sống và trình độ phát triển giữa các vùng, tầng lớp nhân dân. Chính sách phân phối của Đảng và Nhà nước phải phản ánh đúng định hướng XHCN và tính chất đa dạng của các loại hình sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần. Chính sách đó phải dựa vào kết quả lao động, hiệu quả kinh tế là chủ yếu đồng thời theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác thông qua phúc lợi xã hội.

Thực hiện chính sách phân phối hợp lí để khuyến khích làm giàu nhưng cũng tích cực đấu tranh chống làm giàu phi pháp và bóc lột quá mức người lao động. Trong các khu vực kinh tế tư nhân, liên doanh, liên kết với nước ngoài Nhà nước phải kiên quyết đấu tranh buộc các chủ doanh nghiệp thực hiện luật lao động.

Phát triển kinh tế đi đôi với khắc phục tình trạng phát triển chênh lệch giữa các vùng, các khu dân cư. Kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò tích cực đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, những nơi có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh....Nhà nước cần có chính sách thuế hợp lí để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa....

Đối với kinh tế tiểu chủ cá thể, cần ưu đãi về vốn giảm bớt các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Nhà nước có chính sách cụ thể khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến để tiêu thụ nông phẩm cho nông dân.

Thứ hai thực hiện liên doanh liên kết kinh tế với nước ngoài, trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền lợi ích quốc gia và độc lập dân tộc phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng lợi ích hợp tác của mỗi bên. Cụ thể phải giải quyết những vấn đề mấu chốt sau: Các bên đối tác phải cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt

hiện điều đó là cơ sở pháp lí đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia. Nhà nước ta cũng phải thực hiện đúng luật pháp khi kinh doanh, liên kết với nước ngoài đồng thời kiên quyết xử lí các chủ đầu tư vi phạm pháp luật Việt Nam.

Liên kết với nước ngoài có hiệu quả, hai bên cùng có lợi thì cán bộ là khâu quyết định. Do đó Nhà nước phải sắp xếp bố trí cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng nắm chắc chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có trình độ chuyên môn giỏi.

Thiết lập các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp liên doanh dưới các hình thức khác nhau bảo đảm cho các tổ chức này hoạt động có hiệu lực, đấu tranh buộc các chủ doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm pháp luật Việt Nam và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

Mục tiêu định hướng XHCN cho nền kinh tế nhiều thành phần, thị trường và mở cửa là xác lập hệ thống kinh tế XHCN và xã hội hoá nền sản xuất. Đó là quá trình lâu dài song không được chủ quan nóng vội hoặc thả lỏng để các thành phần kinh tế phát triển tự do vô chính phủ.

Định hướng XHCN cho các thành phần kinh tế là lĩnh vực mới và phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lí của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh việc quản lí bằng pháp luật và các chính sách kinh tế, phải sử dụng rộng rãi các cơ quan tuyên truyền và phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại biểu hiện sản xuất, kinh doanh trái với pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 49)