Thực trạng của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 33)

Đtrgc trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay vừa tuân theo những quy luật phổ biến chung về đtrgc trong thời kì quá độ lên CNXH như ở các nước trên thế giới vừa mang tính đặc thù của cuộc đtrgc ở một nước mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN dựa trên nền tảng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đó là mục tiêu xuyên suốt của thời kì quá độ ở nước ta. Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu đó trên lĩnh vực kinh tế ở mỗi thời kì phát triển của đất nước có những biểu hiện khác nhau.

* Thời kì trước đổi mới: Do không xác định chính xác điểm xuất phát, trình độ kinh tế và nhiều mặt của nước nhà nhất là đặc điểm giai cấp của xã hội ta, chúng ta đã mắc sai lầm chủ quan nóng vội, đã muốn giành chiến thắng một cách nhanh chóng và dễ dàng trong cuộc đấu tranh ai thắng ai giữa hai con đường XHCN và TBCN đã quá chú trọng đến vấn đề lợi ích giai cấp. Do vậy trên lĩnh vực kinh tế chúng ta chủ trương xoá bỏ những lực lượng kinh tế phi XHCN, tiến hành cải tạo XHCN các thành phần kinh tế này, thiết lập một nền kinh tế dựa trên sở hữu công cộng dưới hai hình thức: quốc doanh và tập thể. Các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, tiểu thương, tiểu chủ và kinh tế cá thể đựơc cải tạo cơ bản. Giai cấp nông dân cá thể, tiểu thương, tiểu chủ được đưa vào sản xuất kinh doanh trong các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp... Như vậy, sau đợt cải tạo ở nước ta nền kinh tế phổ biến dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể. Cuộc đtrgc trong lĩnh vực kinh tế xoay quanh việc xác lập hai

hình thức sở hữu XHCN cơ bản. Giai cấp, tầng lớp xã hội nào chống lại hai hình thức kinh tế XHCN đó đều bị coi là chống lại CNXH và bị trừng trị.

Tưởng rằng chủ trương và biện pháp trên sẽ nhanh chóng xoá đi những tàn dư, những quan hệ kinh tế cũ để có một xã hội "trong sạch" trong đó chỉ còn lại "ta với ta" không còn lực lượng nào cản trở thì sự nghiệp xây dựng CNXH sẽ diễn ra thuận lợi nhanh chóng. Nhưng thực tế đã đi ngược lại mong muốn đó. Các thành phần kinh tế phi XHCN chẳng những không bị xoá bỏ mà còn phát triển hơn trước theo con đường kinh tế ngầm, Nhà nước không kiểm soát nổi. Sự vận động của hai thành phần kinh tế: Quốc doanh và tập thể của thời kì bao cấp ở nước ta tỏ ra không thích hợp. Điều đó gây nên tình trạng trì trệ trong sản xuất, năng suất lao động thấp....tư thương lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hoá móc ngoặc, lấy cắp hàng hoá của Nhà nước bán ở "chợ đen" kiếm lời.... Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.

* Thời kì đổi mới: Nhận thức thực trạng đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (Tháng 12- 1986) của Đảng, đã chủ trương thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới, trong đó tập trung vào đổi mới kinh tế, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài. Từ sau Đại hội VI của Đảng đến nay, việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường giữ vững vai trò của Nhà nước theo định hướng XHCN là những biểu hiện mới của cuộc đtrgc hiện nay ở nước ta.

Kết quả sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đã chứng minh tính đúng đắn khoa học của quan điểm Mác xít về phát triển kinh tế

trong thời kì quá độ lên CNXH. Đó cũng là kết quả của sự vận dụng sáng tạo của Đảng về con đường xây dựng CNXH ở nước ta.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường, mở cửa theo định hướng XHCN. Đảng ta cũng không tránh khỏi những khuyết điểm yếu kém như: Trong lĩnh vực kinh tế xuất hiện hiện tượng đầu tư tràn nan, chưa quan tâm phát triển kinh tế hợp tác xã, chưa có các chính sách hợp lí khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng...

Chúng ta phải thấy rằng, vận dụng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là tuân theo quy luật khách quan trong điều kiện thực tế Việt Nam.

Về lí luận bản chất của thời kì quá độ lên CNXH bao giờ cũng là sự đan xen hợp tác, đấu tranh lẫn nhau giữa các nhân tố kinh tế của CNXH hình thành và những nhân tố kinh tế của xã hội cũ chưa bị xoá bỏ. Các thành phần kinh tế khác nhau, nhưng có xu hướng liên kết đấu tranh với nhau. Đấu tranh hợp tác để có lợi và phát huy tác dụng của nhau, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trong quá trình ấy, nếu kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác không đủ mạnh thì sẽ bị kinh tế tư nhân cuốn theo con đường TBCN.

Sử dụng các thành phần kinh tế, cơ chế thị trường không phải để xây dựng CNTB. Đảng ta khẳng định quá trình sử dụng các thành phần kinh tế là quá trình gắn liền với cải tạo. Trước đây, chúng ta cải tạo XHCN các thành phần kinh tế phi XHCN là để xoá bỏ nó chuyển nó vào kinh tế quốc doanh và tập thể. Ngày nay, Đảng ta vẫn coi trọng cải tạo nhưng cải tạo không phải là để xoá bỏ mà cải tạo để sử dụng, sử dụng để cải tạo vì mục tiêu CNXH. Đó là tư tưởng biện chứng

của cuộc đtrgc trên lĩnh vực kinh tế hiện nay. Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định việc vận dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lí kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó, phục vụ cho mục đích xây dựng cơ sở kĩ thuật của CNXH chứ không đi theo con đường TBCN. Nếu Đảng cộng sản không biết sử dụng năng lực kinh tế và các thành phần kinh tế khác nhau thì không thể có CNXH. Điều này đã được V. I. Lê Nin kết luận: "Không có kinh tế đại tư bản được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói đến CNXH được [15, tr.253].

Qúa trình sử dụng mà coi nhẹ quản lí giám sát thì các thành phần kinh tế dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân sẽ tự phát con đường TBCN và lấn át thành phần kinh tế XHCN. Hoặc cải tạo mà không sử dụng là không nắm vững thực chất đtrgc trên lĩnh vực kinh tế hiện nay.

Sử dụng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và mở cửa là sự đổi mới trong tư duy kinh tế của Đảng, phản ánh sự vận động của cuộc đtrgc ở nước ta, đồng thời đó cũng là quy luật của thời kì quá độ từ một nước sản xuất nhỏ đi lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN. Song quá trình sử dụng kinh tế nhiều thành phần, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cũng phải tích cực đấu tranh khắc phục những tác động tiêu cực của nó, đặc biệt cần cảnh giác với âm mưu "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực kinh tế của các thế lực phản động, muốn lái nền kinh tế nước ta đi theo con đường TBCN.

Đồng thời cũng cần khẳng định rằng trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cần giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Đây là một nội dung cơ bản của cuộc đtrgc giữ vững định hướng XHCN trong thời kì quá độ ở

nước ta. Không xác định đúng vai trò của kinh tế Nhà nước cả trên lí luận và thực tiễn tổ chức thực hiện là thủ tiêu CNXH. Thành phần kinh tế Nhà nước là biểu hiện đặc trưng cho kinh tế XHCN ở nước ta. Việc xác định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là hoàn toàn đúng quy luật khách quan.

Trong quá trình đổi mới, có người nhận thức cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ là cơ cấu kinh tế tư bản tư nhân, ở đó tất cả chỉ là tư bản tư nhân, không có thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo. Từ nhận thức đó, trong tổ chức thực hiện không quan tâm đến thành phần kinh tế Nhà nước, chỉ chăm lo khuyến khích tư bản tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài, kết quả là kinh tế Nhà nước chậm phát triển máy móc lạc hậu, đời sống nhân dân gặp khó khăn... Trong khi đó khu vực tư nhân phát triển mạnh thu hút cán bộ, công nhân từ khu vực kinh tế Nhà nước làm cho thành phần kinh tế Nhà nước có nguy cơ suy yếu. Ý kiến khác lại cho là: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta cũng giống như các nước TBCN phải coi trọng kinh tế tư bản tư nhân, chứ không phải kinh tế nhà nước, kinh tế nào đem lại nhiều lợi nhuận thì được ưu tiên phát triển.

Cách lập luận ấy là không biện chứng vì họ không hiểu được biện chứng của sự phát triển kinh tế xã hội. Theo quan niệm biện chứng, thành phần kinh tế Nhà nước mặc dù còn non yếu, thua lỗ trong chừng mực nào đó, nó vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các thành phần kinh tế khác dù mạnh hơn cũng chỉ là những yếu tố, bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân là dựa trên quan hệ bóc lột. Do vậy, nó không thể là "đầu tàu" của nền kinh tế, không thể đại diện cho xu hướng XHCN.

liên doanh liên kết cũng bộc lộ những mặt trái của nó. Ở đâu Nhà nước buông lỏng quản lí hoặc không đủ sức kiểm soát, pháp luật còn sơ hở thì ở đó các doanh nghiệp tư bản tư nhân liên kết với nước ngoài lợi dụng làm ăn phi pháp, trốn thuế, buôn lậu...

Thực tế cho thấy, kinh tế tư bản tư nhân không thể đóng vai trò "đầu tàu" ngang hàng với kinh tế Nhà nước. Mặc dù trong những năm qua kinh tế Nhà nước còn một số yếu kém. Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giảm bớt. Nhưng kinh tế Nhà nước vẫn phát triển, vẫn nắm chắc các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Năm 2009 doanh nghiệp nhà nước đóng góp 50% thu ngân sách Nhà nước trong nước. Đóng góp GDP xấp xỉ 40%. Hiện nay việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đổi mới các doanh nghiệp, thúc đẩy mạnh mẽ rất hiệu quả đến việc khai thác sử dụng và phát huy các nguồn lực về vốn, tài sản, con người để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho nhân viên, cán bộ doanh nghiệp còn lại do Nhà nước sở hữu. Đến năm 2008, 3000 doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá. Khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã viết "Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết quản lí vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới".

Từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế Nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng. Song Đảng ta cũng khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước không có nghĩa là phát

triển tràn nan các doanh nghiệp Nhà nước, bất chấp hiệu quả kinh tế - xã hội. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước sẽ mất tác dụng nếu như quá trình sản xuất, kinh doanh kinh tế Nhà nước không gương mẫu chấp hành luật pháp của Nhà nước, đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong sản xuất kinh doanh... Đtrgc trên lĩnh vực kinh tế trong điều kiện mới hiện nay ở nước ta phản ánh lợi ích kinh tế cơ bản của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc đấu tranh này không phân giới tuyến, nó đan xen lồng nghép vào nhau khiến mọi người nhầm tưởng là cuộc chạy đua đơn thuần về kinh tế, không nhận thức được ý nghĩa chính trị, giai cấp của nó. Trong cuộc đấu tranh này sử dụng kinh tế nhiều thành phần, thị trường và mở cửa như sử dụng con dao hai lưỡi. Đòi hỏi giai cấp công nhân, nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo phải phát huy mặt tích cực tiến bộ của nó để đưa nền kinh tế đất nước phát triển tiến lên vì mục tiêu CNXH.

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)