Thực trạng của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tƣ tƣởng văn hoá

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 45)

Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá là mặt trận hàng đầu hiện nay. Đây là mặt trận đấu tranh phức tạp gay go và quyết liệt nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường xây dựng CNXH của nhân dân ta vạch trần bản chất phản động của các tư tưởng tư sản làm chuyển biến nhận thức, niềm tin, ý chí của nhân dân, nâng cao hành động cách mạng, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Sự biến động nhanh chóng của tình hình thế giới và những biến đổi quan trọng có ý nghĩa chiến lược cách mạng, sâu sắc của nền kinh tế đất nước đang đặt

ra những vấn đề mới cho công tác tư tưởng văn hoá. Có nhiều xu hướng không lành mạnh trong hoạt động tư tưởng - văn hoá, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần tình cảm và đạo đức của một bộ phận nhân dân, hạn chế đến quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Đó là những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, chính trị, sự nghi ngờ đối với chủ nghĩa Mác - Lê Nin và con đường đi lên CNXH của nhân dân ta. Việc tiếp thu văn hoá nước ngoài tràn lan đã xuất hiện những xu hướng ảnh hưởng đến môi trường văn hoá lành mạnh của xã hội.

Đtrgc trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá ở nước ta hiện nay trước hết thể hiện ở việc đấu tranh giữ vững định hướng XHCN về tư tưởng văn hoá. Trong hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn. Thắng lợi đó có sự đóng góp quan trọng của công tác tư tưởng văn hoá. Các mặt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thông tin, cổ động báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật.... đều có khởi sắc và có bước phát triển góp phần quan trọng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước cổ vũ hoạt động sôi nổi của nhân dân nâng cao niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần xây dựng các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đó là thành công lớn nhất của cuộc đấu tranh giữ vững định hướng trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá. Tuy nhiên, trên mặt trận này cũng xuất hiện những sai lầm kéo dài như: một số cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin; một số mơ hồ, lệch lạc đối với chủ nghĩa Mác - Lê Nin và CNXH, đối với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng thực dụng chạy theo đồng tiền làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân xa rời lí tưởng của Đảng, sự sa

và các tệ nạn xã hội phát triển....Nếu không kịp thời khắc phục đấu tranh thì những lệch lạc đó sẽ làm suy yếu Đảng, biến chất chế độ, đưa nước ta đi chệch hướng XHCN. Chỉ thông qua đấu tranh về tư tưởng, văn hoá chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mới được phát triển và bảo vệ, con đường đi lên CNXH mới được làm sáng tỏ và đi vào cuộc sống xã hội.

Thực hiện kinh tế thị trường, mở cửa vai trò của đấu tranh tư tưởng không hề bị hạ thấp mà trái lại nó càng có ý nghĩa to lớn nhằm khắc phục những lệch lạc, chệch hướng về tư tưởng phê phán biểu hiện tiêu cực nảy sinh từ cơ chế thị trường. Thông qua việc đấu tranh này góp phần làm cho tư tưởng văn hoá trở thành động lực phát triển xã hội.

Mục tiêu của cuộc đấu tranh tư tưởng văn hoá hiện nay là nhằm bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, chống ảnh hưởng của tư tưởng tư sản....biểu hiện cụ thể là: làm rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta trên cả lí luận và tổ chức thực tiễn trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền giáo dục ý thức giác ngộ, niềm tin, nâng cao hành động cách mạng trong nhân dân, đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc, sự lệch lạc về tư tưởng, quan điểm trong cán bộ, đảng viên, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Cuộc đấu tranh này diễn ra quyết liệt, trong điều kiện kinh tế thị trường. Không dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, thả lỏng mặt trận này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí lệch lạc, mất tư tưởng về văn hoá sẽ là nguyên nhân dẫn đến thất bại, sụp đổ của CNXH. Do vậy đấu tranh giữ vững định hướng về tư tưởng văn hoá không chỉ có ý nghĩa bảo vệ chân lí khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nội dung trọng tâm bao trùm toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng- văn hoá hiện nay.

Thực tế trong những năm qua trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá có nhiều biểu hiện chệch hướng:

Thứ nhất, xu hướng "thương mại hoá" trên kĩnh vực tư tưởng văn hoá. Thực chất của xu hướng này là không quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của công tác tư tưởng văn hoá dẫn đến tình trạng buông lỏng không quản lí chặt chẽ. Tiếp thu tư tưởng- văn hoá thế giới không chọn lọc, sao chép một cách máy móc, gieo rắc tư tưởng lối sống phương Tây đã làm cho bộ phận nhân dân có tâm trạng: "thờ ơ với chính, sùng bái đồng tiền, bất chấp mọi đạo lí của dân tộc".... Nhiều hoạt động tư tưởng văn hoá chạy theo thị hiếu tầm thường, xuất bản phổ biến những nội dung ấn phẩm mang nội dung chống Đảng chống chế độ XHCN, gieo rắc những nọc độc vào tư tưởng của một bộ phận nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên.

Thứ hai, chệch hướng về tư tưởng văn hoá còn biểu hiện ở sự thiếu cảnh giác trước âm mưu "diễn biến hoà bình" của các lực lượng thù địch. Trong đó chúng coi tư tưởng văn hoá là mũi nhọn nhằm lái chúng ta đi chệch hướng XHCN, từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Thủ đoạn của chúng là kết hợp với tuyên truyền, đả kích, vu cáo, xuyên tạc sự thật với dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo bằng tiền và quyền lực. Chúng tập trung đánh vào cán bộ, nhân viên trong bộ máy Nhà nước, những người ham muốn tiền bạc- danh vọng.... Âm mưu thủ đoạn của "diễn biến hoà bình" là rất tinh vi. Đặc biệt chúng lôi kéo những trí thức, văn nghệ sĩ dao động về tư tưởng thích tự do, buông thả về lối sống để tập hợp lực lượng chống Đảng, chống CNXH.

Có thể khẳng định rằng "diễn biến hoà bình" đã len lỏi vào mọi đối tượng, vào mọi lĩnh vực, để lại cho chúng ta nhiều nhức nhối. Thực tế đó càng khẳng

nhập, ảnh hưởng của văn hoá độc hại, bảo vệ những giá trị truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc.

Việt Nam đã hình thành một nền văn hoá dân tộc có bản sắc riêng, có sức trường tồn qua các cuộc xâm lăng và đồng hoá. Ngày nay, Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình toàn cầu hoá. Bên cạnh những thuận lợi nền văn hoá nước ta đang đứng trước nguy cơ bị hoà tan vào nền văn hoá phương Tây... Đánh mất văn hoá dân tộc cũng có nghĩa là dân tộc sớm muộn cũng sẽ mất. Do đó muốn bảo vệ phát triển dân tộc thì phải bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc không thể bị hoà tan vào nền văn hoá khác.

Nhận thức được điều đó, Đại hội VIII của Đảng đã xác định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để giữ được vai trò của văn hoá dân tộc, Đảng cũng đã xác định moị hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, lối sống....Qúa trình đó phải đi đôi với đấu tranh chống xâm nhập của văn hoá độc hại, khuynh hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc....Đó là những quan điểm cơ bản định hướng cho cuộc đấu tranh chống lại sự xâm nhập, ảnh hưởng của văn hoá độc hại, bảo vệ giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu với nền văn minh thế giới.

Trong quá trình giao lưu văn hoá với nước ngoài, thực tế không ít cơ quan, đơn vị, cá nhân làm công tác tư tưởng văn hoá, văn nghệ bị choáng ngợp bởi lợi ích vật chất tầm thường, bỏ mặc hoặc thả nổi cho các luồng văn hoá độc hại xâm nhập tràn nan vào nước ta tạo nên nguy cơ huỷ hoại nền văn hoá dân tộc. Hoặc có trường hợp quay lưng lại nền văn hoá nhân loại, bảo vệ văn hoá dân tộc theo kiểu "bế quan toả cảng" tự bằng lòng với cái mình đã có. Những lệch lạc trên là

biểu hiện của quan điểm lệch lạc, máy móc, siêu hình, không biện chứng của quá trình đấu tranh bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện mới.

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Khi giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cặn dặn: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn yếu tố cần phải được coi trọng ngang nhau: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Bác luôn quan niệm văn hoá cũng là một mặt trận trong quá trình đấu tranh kiến thiết nước nhà.

Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá còn được biểu hiện cụ thể ở việc đấu tranh với các xu hướng lợi dụng dân chủ, tự do sáng tạo để chống Đảng gieo rắc tâm lí bi quan, dao động.

Dân chủ và tự do sáng tạo là ước mơ, là mục tiêu và động lực của loài người. Chỉ có CNXH, dân chủ và tự do sáng tạo của mỗi cá nhân và xã hôị mới trở thành mục đích, động lực phát triển xã hội.

Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá là để "xoá nhục đói nghèo", dân chủ và tự do sáng tạo phải được phát huy đầy đủ. Trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, Đảng ta cũng khẳng định việc đảm bảo dân chủ, tự do sáng tạo cho mọi hoạt động sáng tác và hoạt động văn hoá vun đắp tài năng đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc và thời đại. Chính vì vậy, những năm qua hoạt động của các nhà văn, nghệ sĩ đã có những cống hiến lớn cho sự nghiệp đổi mới, xoá đói giảm nghèo, giáo dục động viên nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, trước tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, một số người trong giới văn nghệ sĩ đã dao dộng, mất phương hướng tư tưởng, choáng ngợp bởi lối sống phương Tây. Họ đã phủ nhận thành tựu cách mạng giải

sống tinh thần của nhân dân, gây nên sự khủng hoảng niềm tin vào các giá trị chân thiện mỹ, làm nảy sinh thị hiếu thẩm mỹ thấp hèn trong nội bộ nhân dân. Như vậy có thể thấy đtrgc trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá là phức tạp, quyết liệt. Đó là cuộc đấu tranh giữa ý thức hệ vô sản và tư sản nhằm làm cho ý thức hệ vô sản trở thành đời sống tinh thần của xã hội, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

Đtrgc trong điều kiện thị trường, mở cửa đang diễn ra quyết liệt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá. Mỗi lĩnh vực này tuy có biểu hiện khác nhau, song cuộc đtrgc đó lại có quan hệ biện chứng với nhau, ảnh hưởng và quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp đổi mới.

Chƣơng 3: MỘT SỐ HƢỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN THẮNG LỢI CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)