Thực trạng của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

Đại hội IX (tháng 4- 2001) của Đảng đã khẳng định giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, ổn định chính trị và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ cơ bản nhất của cuộc đấu tranh chính trị hiện nay.

* Trước hết là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội: Biện chứng của đấu tranh chính trị đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và đấu tranh chống lại các khuynh hướng coi nhẹ hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng trong các cơ quan, đơn vị tổ chức, kinh tế xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ dừng lại ở Nhà nước trung ương mà phải được giữ vững củng cố ở cơ quan, đơn vị cơ sở....Gĩư vững vai trò lãnh đạo của Đảng, thực chất là bảo vệ Đảng, bảo

của nhân dân, dân tộc. Không nhận thức đúng đắn vấn đề này, để cá nhân lợi dụng danh nghĩa Đảng, Nhà nước lũng đoạn, hà hiếp nhân dân dẫn đến nguy cơ làm mất uy tín của Đảng đối với nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng không được giữ vững.

Đấu tranh giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền Nhà nước hiện nay được xây dựng trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính trị đối với kinh tế. Giai cấp nào thống trị về kinh tế, giai cấp đó nắm quyền thống trị về chính trị. Trong đó Nhà nước là nhân tố cơ bản nhất của chính trị và thể hiện tập trung lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị. Do vậy, đtrgc trên lĩnh vực chính trị bao giờ cũng được hướng vào việc giành lấy chính quyền lãnh đạo đối với Nhà nước từ tay giai cấp, tập đoàn khác.

Chủ nghĩa Mác - Lê Nin cũng cho rằng, chỉ khi nào giành được quyền lực Nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiện được lợi ích kinh tế. Do vậy đấu tranh giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là điều kiện tiên quyết liên quan đến vận mệnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Xuất phát từ những luận điểm đó, Đảng ta xác định: Sự nghiệp cách mạng của nước ta do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Đảng ta là Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng trước hết là xác định mục tiêu chính trị, định hướng cho sự phát triển của đất nước bằng cương lĩnh, đường lối, chiến lược phát triển bằng những nguyên tắc và chính sách lớn trong đối nội đối ngoại bằng công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra thực hiện đường lối.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội được thực hiện vững chắc thông qua các tổ chức cơ sở Đảng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội. Tổ chức cơ sở Đảng là hạt nhân chính trị là nền tảng, là cơ sở, là cầu nối liền giữa Đảng với quần chúng với xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng trực tiếp là tổ chức cơ sở Đảng có ý nghĩa quyết định định hướng XHCN, chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội, lực lượng vũ trang...Hiện nay cả nước có hơn 4 vạn tổ chức cơ sở Đảng. Trong đó, tổ chức cơ sở Đảng ở xã phường chiếm gần 60% tổng số Đảng viên của Đảng, ở các doanh nghiệp có hơn 10%...Tổ chức cơ sở Đảng ở các loại hình cơ quan tuy có số lượng ít nhưng lại giữ vai trò quan trọng vì gần 100% công viên chức Nhà nước, Đảng và các tổ chức đoàn thể quần chúng nằm ở loại hình này.

* Cuộc đtrgc trên lĩnh vực chính trị hiện nay còn thể hiện ở việc giữ vững ổn định chính trị, xử lí ngăn chặn kịp thời những nhân tố gây mất ổn định: Gĩư vững ổn địmh chính trị vừa là mục tiêu vừa là giải pháp. Do vậy, giữ vững ổn định chính trị, trong những năm vừa qua là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp đổi mới.

Ổn định chính trị ở nước ta là một trạng thái chính trị trong đó quyền lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo, quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân, dân tộc và quốc tế đều thể hiện và tôn trọng lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc dựa trên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thị trường và mở cửa theo định hướng XHCN. Ổn định chính trị không phải là trạng thái đứng im tuyệt đối mà có vận động. Nó bao hàm cả đấu tranh. Đấu tranh để nâng cao ổn định chính trị lên một hình thức mới cao hơn và vững chắc hơn.

Ở nước ta hiện nay, ổn định chính trị được biểu hiện trước hết là chế độ chính trị được xác định; Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện được sự kiểm soát và điều hành toàn bộ hoạt động của đất nước bằng các biện pháp dân chủ. Thứ hai là vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. An ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kịp thời giải toả ngăn chặn những điểm nóng về chính trị, bất bình trong nhân dân được giải quyết. Thứ ba là khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng công nông trí thức được giữ vững. Các tầng lớp giai cấp đoàn kết với nhau vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Thứ tư là mối quan hệ quốc tế được mở rộng. Đặc biệt là quan hệ nước ta với các nước láng giềng được củng cố trên cơ sở độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên cơ sở hoà bình. Thứ năm là nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ cao, đời sống vật chất và tinh thần, thái độ chính trị của nhân dân ngày càng tăng lên. Thực tế tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị. Sự tụt hậu xa về kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực đang là một thách thức lớn và gay gắt đối với nước ta. Mặt trái, tiêu cực tác động đến nền kinh tế xã hội khi sử dụng nền kinh tế nhiều thành phẩn, thị trường, mở cửa. Thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thị trường và mở cửa theo định hướng XHCN. Chúng ta đang đi trên một con đường chưa có bản đồ, chúng ta đang suy nghĩ và nghiên cứu lí luận đồng thời chúng ta phải hàng ngày hàng giờ giải quyết những vấn đề thực tiễn, những bài toán đầy phức tạp và ẩn số. Âm mưu "diễn biến hoà bình" "bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch nhằm thủ tiêu CNXH ở nước ta. Bên cạnh đó nước ta hiện nay, tình trạng quan liêu tham nhũng, suy thoái về đạo đức của một số cán bộ, đảng viên làm suy

giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Đây chính là mảnh đất thuận lợi cho "diễn biến hoà bình" ngày càng phát triển. Trong cuộc đấu tranh giữ vững ổn định chính trị, ngăn chặn xử lí kịp thời các nhân tố gây mất ổn định bên trong là điều kiện tiên quyết để ngăn chặn các nhân tố tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Trong điều kiện thị trường mở cửa với bên ngoài, đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta chưa được ngăn chặn kịp thời đã ảnh hưởng đến tâm trạng lòng tin của quần chúng, đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Thực tế cho thấy không một thế lực nào có thể gây mất ổn định chính trị nếu bộ máy Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh. Gĩư vững ổn định chính trị trước hết là ổn định trong lòng dân. Ngoài ra giữ vững ổn định chính trị còn gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước. Trong cuộc đấu tranh này, nếu không tỉnh táo, mềm dẻo, linh hoạt và kiên quyết chúng sẽ vu cáo ta đàn áp tôn giáo vi phạm tự do tín ngưỡng của nhân dân...Từ đó chúng đẩy lên phong trào chống Đảng, Nhà nước gây mất ổn định chinnh trị.

* Một trong những nôị dung của cuộc đtrgc hiện nay là chống các khuynh hướng chia rẽ gây mất đoàn kết dân tộc, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta là sức mạnh cơ bản quyết định trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng khối đaị đoàn kết dân tộc, trước hết là giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là gốc của đại đoàn kết. Đó là vấn đề có tính quy luật của cuộc đấu tranh chính trị hiện nay. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu chiến lược của cách mạng

trở độc lập dân tộc và CNXH của các thế lực thù địch phản động. Cuộc đấu tranh chống lại các khuynh hướng chia rẽ xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta, là vấn đề phức tạp nóng bỏng hiện nay. Thực tế hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới bằng các chủ trương đúng đắn, sáng tạo, cởi mở và hợp lòng dân động viên nhân dân phát huy lòng yêu nước, hăng hái xây dựng đất nước, Đảng đã chú ý phát triển các hình thức đoàn kết nhằm tập hợp lực lượng. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Đảng trên cơ sở khép lại quá khứ xoá bỏ định kiến mặc cảm hận thù, hướng tới tương lai vì đại nghĩa của dân tộc là nét biểu hiện mới sáng tạo của Đảng và dân tộc.

Đấu tranh chính trị trong điều kiện mới ở nước ta đang diễn ra phức tạp và quyết liệt. Cuộc đấu tranh này không chỉ chống lại âm mưu của các thế lực thù địch trong và ngoài nước mà còn đối phó với những xu hướng mới nảy sinh ngay trong nội bộ nhân dân và các tổ chức Đảng. Đó là cuộc đấu tranh có ý nghĩa sống còn đối với hệ thống chính trị, dân tộc Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải luôn tỉnh táo, đấu tranh kiên quyết với những phần tử phản động quá khích trong nhân dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)