Xây dựng Nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)

Khác với nhiều Nhà nước trên thế giới nước ta thực hiện một chế độ chính trị nhất nguyên....Trong đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối mọi mặt hoạt động của xã hội. Độc lập dân tộc, CNXH, tiến tới dân giàu nước mạnh xã hôị công bằng dân chủ văn minh là lí tưởng của Đảng cũng như của nhân dân và dân tộc.

Bước sang giai đoạn phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, đất nước ta đang tồn tại những vấn đề cần phải quan tâm. Đó là sự phân hoá giàu nghèo gia tăng, công bằng xã hội, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, suy thoái về đạo đức lối sống có xu hướng xa dần bản chất của CNXH. Thực tiễn đó đang đặt ra những yêu cầu bức thiết xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch vững mạnh. Để xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh phải dựa vào dân, cải cách bộ máy Nhà nước để hoạt động thống nhất và đồng bộ nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị của cán bộ viên chức Nhà nước. Đó là những khâu then chốt để Nhà nước làm tròn vai trò và chức năng quản lí xã hội thực hiện các mục tiêu kinh tế trong thời kì mới.

Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân cần phải hướng vào những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: dựa vào dân để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là bài học lịch sử của cách mạng nước ta. Nhà nước ta trong quá trình cách mạng đã gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng vẫn phát huy được vai trò to lớn của mình trong quá trình giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và xây dựng CNXH. Trong thời kì đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng, Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Nhà nước ta vẫn đứng vững đưa đất

Đó là Nhà nước đã được xây dựng và phát triển trên nền tảng thực sự là của dân. Điều đó thể hiện qua tư tưởng lấy dân làm gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, với sự tác động mạnh mẽ của âm mưu "diễn biến hoà bình" đòi hỏi phải đảm bảo trên thực tế tính chất nhân dân thực sự của Nhà nước. Trong tình trạng hiện nay, nền kinh tế nước ta cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, đời sống nhân dân còn thấp kém, trình độ dân trí chưa cao, 81% dân số ở nông thôn thiếu các phương tiện thông tin....Lực lượng đông đảo ấy không đủ thông tin cần thiết để nắm được đầy đủ tình hình đất nước, đường lối chủ trương của Đảng. Vì vậy dân chủ sẽ rơi vào hình thức. Quyền lợi chính trị của nhân dân bị hạn chế. Khắc phục tình trạng này, phải thực hiện đầy đủ phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Đảng, Nhà nước cần đầu tư vốn phủ sóng mạng lưới thông tin cho cả nước, thông tin phải nhiều chiều đa dạng, có chất lượng và định hướng để nhân dân bàn bạc, tham gia xây dựng Nhà nước. Mặt khác phải nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào công việc Nhà nước. Mọi đường lối chính sách của Đảng phải để dân bàn bạc, góp ý kiến trước khi ban hành. Đảng phải tiếp thu, lắng nghe ý kiến của dân, kiểm tra và kết luận trả lời ngay cho dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giải quyết các công việc đã bàn. Đó là một nguyên tắc đảm bảo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân. Bảo đảm cho nhân dân thực sự tham gia vào công việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước, cần phải có cơ chế để nhân dân cùng với thanh tra làm rõ các vụ việc mà dân phát hiện, đặc biệt là vấn đề tham nhũng quan liêu.

Thứ hai: Cải cách bộ máy Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là vấn đề phức tạp gồm nhiều nội dung cơ bản về cơ cấu tổ chức, pháp luật và cơ chế

hoạt động, phương thức quản lí của nhân dân từ trung ương đến địa phương. Trước tình hình nhiệm vụ mới bộ máy Nhà nước ta còn bộc lộ nhiều nhược điểm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lí sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy cải cách phải nhằm tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước. Hoạt động của Nhà nước phải vì dân và có hiệu lực, hiệu quả đồng thời ngăn chặn tệ cửa quyền tham nhũng.

Cải cách phải đồng bộ nhưng không làm thay đổi bản chất Nhà nước của dân...Cải cách là nhằm làm cho bộ máy Nhà nước hoàn thiện hơn, có đủ năng lực quản lí xã hội trong điều kiện đổi mới bằng hệ thống pháp luật. Qúa trình cải cách bộ máy Nhà nước phải đề phòng những khuynh hướng lệch lạc làm thay đổi bản chất của Nhà nước. Cải cách còn phải coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức. Điều đó đòi hỏi trong quá trình cải cách Nhà nước cần phải tạo ra những hình thức tốt nhất để nhân dân làm chủ xã hội làm chủ quá trình lập pháp, hành pháp, tư pháp. Qúa trình đó đảm bảo quyền lực của Nhà nước là thống nhất không phân chia nhưng có sự phân công giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với bộ máy Nhà nước là sự lãnh đạo của Đảng. Qúa trình cải cách không xa rời sự lãnh đạo của Đảng mà phải quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng về Nhà nước của dân. Đó là định hướng cơ bản của cải cách bộ máy Nhà nước.

Cải cách bộ máy Nhà nước theo định hướng Nhà nước pháp quyền là khẳng định quyền lực chính trị thuộc về nhân dân do Đảng lãnh đạo. Để thực hiện quyền lực đó, quá trình cải cách phải đảm bảo tính hợp hiến của mọi hoạt động của Nhà nước và tính nhân dân của pháp luật.

cán bộ, công chức Nhà nước sao cho phù hợp với yêu cầu mới. Trong đó nâng cao năng lực phẩm chất chính trị loại trừ những phần tử quan liêu, tham nhũng là nôị dung quan trọng hiện nay.

Trong hơn hai mươi năm đổi mới, đội ngũ cán bộ nước ta đã có bước phát triển mới, góp phần quyết định vào việc thực hiện đường lối đổi mới đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội. Trước những biến động của thế giới sự tấn công của kẻ thù và tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, tuyệt đại bộ phận cán bộ, công viên chức Nhà nước vẫn trung thành với Đảng, với dân tộc, có lối sống lành mạnh. Tuy nhiên trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới, đội ngũ cán bộ nước ta còn nhiều hạn chế về quản lí kinh tế, quản lí Nhà nước, vận động nhân dân.... Một bộ phận khác sa sút về chính trị, phẩm chất đạo đức tham nhũng cửa quyền...làm suy giảm lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng đến việc ổn định chính trị.

Việc nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị của cán bộ công viên chức Nhà nước trước hết phải nâng cao tri thức chính trị, tri thức lí luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đối với cán bộ chủ chốt trong bộ máy Nhà nước phải có hiểu biết sâu sắc những bản sắc giá trị truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó phải thấm đượm trong tư tưởng, tư duy, quyết định chính trị, tình cảm, lối sống của cán bộ. Mặt khác, phải tiếp thu những thành tựu văn minh của nhân loại, nâng cao năng lực tổ chức, điều hành quản lí Nhà nước ngang tầm với trình độ thế giới.

Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục bồi dưỡng của Đảng và Nhà nước với tự đào tạo tự bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị và nghiệp vụ giải quyết

những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày đặt ra, củng cố cơ sở khoa học hoạch định các chính sách và con đường đi lên CNXH.

Nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị của cán bộ công viên chức Nhà nước phải đi đôi với đấu tranh chống tham nhũng làm trong sạch bộ máy Nhà nước. Bởi tham nhũng không những làm suy yếu Đảng, mọt ruỗng Nhà nước mà còn làm sa sút phẩm chất chính trị, đạo đức cán bộ Đảng viên. Do vậy, đấu tranh chống tham nhũng là biện pháp tích cực nâng cao năng lực và phẩm chất chính trị của cán bộ, công viên chức hiện nay.

Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là một giải pháp chiến lược, có ý nghĩa cách mạng trong giai đoạn mới hiện nay, đảm bảo thực hiện thắng lợi cuộc đtrgc trên lĩnh vực chính trị.

Một phần của tài liệu Vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)