đảm bảo sự duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST.
- Trong chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau.
Ý nghĩa của hoán vị gen :
GV: Di truyền ngoài nhân là gì? Lấy vì dụ và nêu đặc điểm của di truyền ngoài nhân?
Môi trường có ảnh hưởng tới sự biểu hiện kiểu hình như thế nào?
điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau → cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
- Dựa vào kết quả phép lai phân tích có thể tính được tần số hoán vị gen, tính được khoảng cách tương đối giữa các gen rồi dựa vào quy luật phân bố gen theo đường thẳng mà thiết lập bản đồ di truyền.
4. Các vấn đề cần lưu ý để giải bài tập:
■Tương tác gen (Các gen PLĐL, tác động qua lại
cùng qui định 1 tính trạng)
■ Gồm nhiều kiểu tương tác, dựa vào tỉ lệ phân li KH để xác định kiểu tương tác (với 2 cặp gen dị hợp thì TLKH là biến dạng của 9/3/3/1 ở PLĐL)
■ Các kiểu tương tác:
a) Tương tác bổ trợ có 3 dạng: 9:3:3:1 ; 9:6:1 ; 9:7
● Bổ trợ do gen trội, cho 4 KH: 9:3:3:1
(A-B-) ≠ (A-bb) ≠( aaB-) ≠ (aabb)
● Bổ trợ do gen trội cho 3 KH: 9:6:1
(A-B-) ≠ (A-bb = aaB-) ≠ (aabb)
● Bổ trợ do gen trội cho 2 KH: 9:7
(A-B-) ≠ ( A-bb = aaB- = aabb)
c) Tương tác cộng gộp(tích lũy) dạng: 15:1
● Sự có mặt mỗi alen trội có vai trò như nhau mức
độ biểu hiện của tính trạng có khác nhau
(A-B- = A-bb = aaB-) ≠ (aabb)
■ Bản chất LK gen: các gen cùng nằm trên 1 NST
không thể PLĐL mà LK với nhau→ nhóm LK ( số nhóm LK thường = n).
■ Do LK mà giảm số lượng giao tử và BDTH→ Đây là dấu hiệu nhận biết các gen liên kết.
■ Hoán vị gen: là hiện tượng các gen trong nhóm LK bị đổi chỗ tương ứng cho nhau:
● Khoảng cách giữa các gen càng xa→ lực liên kết các gen càng yếu →càng dể bị HV(tần số HV càng lớn).
xảy ra ở một trong 2 giới hoặc cả 2 giới tùy loài: (♀Ruồi giấm , ♂đậu Hà lan, ♂&♀ ở người…). ● Chỉ phát hiện được HV gen trong trường hợp các 2 cặp gen đang xét dị hợp.
● HV gen thông thường xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit( khi nói đến HV ta chỉ xét trường hợp này) và trong GP có thể có một số tế bào không xảy ra HV nên tần số HV(f) ≤ 50% (=50% nếu 100% tb đều bị HV). ● 2 loại giao tử có gen LK hoàn toàn luôn bằng nhau = (1-f)/2; 2 loại giao tử có gen HV luôn bằng nhau= f/2. ● f = (Số giao tử có gen HV/ Tổng số giao tử).100% .
● Trong lai phân tích: f =( tông sô kiêu h nh chiêm t lê thâp
tông s cá th thu c
ì i
ô êđuo ).100%
● 1cM = 1%M = 1% HV = 1 đv bản đồ
■ Gen trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y
● Di truyền chéo: Bố truyền cho con gái, con trai do mẹ truyền→ kết quả lai thuận khác nghịch.
● Thường phổ biến ở giới dị giao(XY) vì chỉ có 1 alen dù trội hay lặn cũng biểu hiện ra KH.
■ Gen trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên X
● Di truyền thẳng cho giới dị giao (XY)
■ Nếu liên kết với giới tính phải biểu thị gen trên NST giới tính, thống kê tính trạng theo giới tính.
■ Dấu hiệu nhận biết DTLKGT là biểu hiện không đồng đều ở 2 giới , mặt khác kết quả lai thuận khác nghịch.
3. Củng cố:
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản củ di truyền liên kết hoàn toàn.
- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn, giải thích được cơ sở tế bào học, định nghĩa được hoán vị gen.
- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính. Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Trình bày được đặc điểm di truyền ngoài nhân. Nêu được khái niệm mức phản ứng
Câu 1: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương
đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
A. tương tác bổ trợ. B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp.
D. tương tác gen.
Câu 2: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể
sinh vật thì gen đó là
A. gen trội. B. gen lặn. C. gen đa alen. D. gen đa hiệu.
Câu 3: Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc
thể tương đồng, các gen liên kết hoàn toàn sẽ tạo ra số loại giao tử là:
A. 3 B. 10 C. 9 D. 4
Câu 4: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b bầu dục, các
gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng thân cao, quả tròn và thân thấp, quả bầu dục, ở thế hệ F2 khi cho F1 tạp giao sẽ thu được tỷ lệ phân tính kiểu hình:
A.3: 1. B. 1: 2: 1. C. 3: 3: 1: 1. D. 9: 3: 3: 1.
Câu 5: Ở lúa gen A quy định thân cao, a thân thấp, B chin sớm, b chin muộn, các
gen liên kết hoàn toàn trên cặp NST thường đồng dạng, cho lai giữa lúa thân cao, chin sớm với cây thân thấp, chin muộn thu được F1 : 50% thân cao, chin muộn : 50% thân thấp, chin sớm. Cây thân cao, chin sớm ở thế hệ P sẽ có kiểu gen là:
A. ab ab AB B. ab ab C. aB Ab D. AB AB
Câu 6: Cá thể có kiểu gen ABab tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ giao tử Ab thu được, nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%
A. 20% B. 40% C. 100% D. 10%
Câu 7: Cá thể có kiểu gen ABab tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ giao tử AB thu được, nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%
A. 20% B. 40% C. 100% D. 10%
Câu 8: Tần số hoán vị gen là 10% tương ứng với:
Câu 9: Một cá thể có kiểu gen ABab Dd. Nếu xảy ra hoán vị gen thì có thể tạo ra loại giao tử mang gen hoán vị :
A. ABD,ABd,abD,abd B. AbD,Abd,abD,abd
C. AbD,Abd,aBD,aBd D. ABD,ABd,aBD,aBd
4. Dặn dò:
GV yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập trong SGK để chuẩn bị cho giờ ôn tập.
Ngày soạn:…../……/……..
PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP, TƯƠNG TÁC GEN, LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I.MỤC TIÊU
- Hệ thống lại kiến thức các dạng bài tập cơ bản về tương tác gen, tính đa hiệu của gen, liên kết gen, hoán vị gen.
- Hướng dẫn học sinh phân tích , vận dụng kiến thức giải bài tập .