Tốc ñộ sinh trưởng

Một phần của tài liệu Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống hmông với mái lai HA (hmông x ai cập) nuôi tại huyện tủa chùa, điện biên (Trang 80 - 88)

- Một số chỉ tiêu xác ñị nhn ăng suất thịt

4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2.2. Tốc ñộ sinh trưởng

Dựa trên kết quả theo dõi khối lượng của ñàn gà thí nghiệm từ 1 ñến 12 tuần tuổi, chúng tôi ñã tính ñược tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối và sinh trưởng tương ñối của gà HHA. Kết quả ñược trình bày ở bảng 4.11 và ñồ thị 4.4, 4.5.

Bảng 4.11. Tốc ñộ sinh trưởng của gà HHA từ 1 ñến 12 tuần tuổi

Sinh trưởng tuyệt ñối (gam/con/ngày) Tuần tuổi

Theo tuần Theo giai ñoạn

Sinh trưởngtương ñối (%) 1 4,83 4,83 68,89 2 6,28 5,55 49,98 3 8,30 6,47 41,82 4 10,29 7,42 35,29 5 12,85 8,51 31,57 6 15,00 9,59 27,46 7 16,48 10,58 23,42 8 17,56 11,45 20,08 9 18,17 12,20 17,26 10 17,37 12,71 14,11 11 15,13 12,93 10,86 12 11,46 12,81 7,51 1-12 12,81 12,81 177,53 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tuần tuổi ga m /c on /n gà y

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 74 Kết quả ở bảng 4.11 và ñồ thị 4.4 cho thấy, tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối của gà HHA nuôi thịt thương phẩm tăng dần từ 1 ñến 9 tuần tuổi, sau ñó có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối ở 1 tuần tuổi là 4,83 g/con/ngày, sau ñó tăng dần ñến 4 tuần tuổi là 10,29 g/con/ngày. Tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối khác nhau qua các giai ñoạn nuôi. ðiều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai ñoạn của gia cầm. Ở giai ñoạn ñầu tuy số lượng tế bào tăng nhanh, nhưng kích thước và khối lượng tế bào còn nhỏ nên tốc ñộ tăng trọng còn chậm. ðến các tuần tiếp sau cơ thể gà phát triển nằm trong giai ñoạn sinh trưởng nhanh, các tế bào tăng sinh cả về số lượng, kích thước và khối lượng nên tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối cao hơn. ðến 9 tuần tuổi tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối ñạt ñỉnh cao 18,17 g/con/ngày. Sau ñó, số lượng và kích thước các tế bào trong cơ thể ñã dần ổn ñịnh nên khả năng sinh trưởng chậm lại, vì thế tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối có giảm ñi. Kết thúc giai ñoạn nuôi ở 12 tuần tuổi, tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối giảm xuống còn 11,46 g/con/ngày. Trung bình từ 1 ñến 12 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt ñối của gà HHA là 12,81 gam/con/ngày.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Thái (2012) [33] ở 1, 9 và 12 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt ñối của gà H’mông tương ứng là 3,50; 19,34 và 5,79gam/con/ngày; gà HA là 4,18; 18,56 và 16,20 gam/con/ngày; gà HHA là 3,59; 19,54 và 13,89 g/con/ngày. Tác giả còn cho biết trung bình từ 1 ñến 12 tuần tuổi, sinh trưởng tuyệt ñối của gà H’mông là 13,25 g/con/ngày, gà HA (13,53 g/con/ngày), gà HHA (13,43 g/con/ngày). Như vậy, trung bình từ 1 ñến 12 tuần tuổi, tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối của gà HHA trong thí nghiệm của chúng tôi là thấp hơn.

ðể ñánh giá tốc ñộ sinh trưởng của ñàn gà thí nghiệm, ngoài tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối chúng tôi còn tiến hành xác ñịnh tốc ñộ sinh trưởng tương ñối. Kết quả ñược trình bày ở bảng 4.11 và ñồ thị 4.5.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tuần tuổi Si nh t r ư ng t ư ơ ng ñ i (% )

ðồ Thị 4.5. Sinh trưởng tương ñối của gà HHA

Kết qủa ở bảng 4.11 và ñồ thị 4.5 cho thấy, tốc ñộ sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm ñạt cao nhất ở tuần tuổi ñầu tiên, sau ñó giảm dần ở các tuần tiếp theo. Cụ thể, ở 1 tuần tuổi gà thí nghiệm có tốc ñộ sinh trưởng tương ñối là 68,89% ñến 5 tuần tuổi tốc ñộ sinh trưởng tương ñối giảm xuống 31,57%. Kết thúc ở 12 tuần tuổi tốc ñộ sinh trưởng tương ñối giảm thấp nhất (7,51%). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Viết Thái (2012) [33] khi nghiên cứu trên gà HHA. Tác giả, cho biết tốc ñộ sinh trưởng tương ñối ở 1, 5 và 12 tuần tuổi của gà HHA tương ứng là 56,58; 30,21 và 8,87%).

Từ kết quả thu ñược chúng tôi có nhận xét, tốc ñộ sinh trưởng tương ñối của ñàn gà giảm dần qua các tuần tuổi và không ñều. Khi nghiên cứu chỉ tiêu này ñã giúp cho các nhà chăn nuôi xác ñịnh ñược thời gian nuôi thích hợp ñối với gia cầm nói chung, gà thịt nói riêng. Mục tiêu rút ngắn thời gian nuôi ñể nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Nếu thời gian nuôi kéo dài sẽ làm giảm cường ñộ sinh trưởng của gia cầm và làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

4.2.3. Lượng thc ăn thu nhn và hiu qu s dng thc ăn

Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày và hiệu quả sử dụng thức ăn là những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của ñàn gà, chất lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 76 dưỡng chăm sóc của con người. Từ lượng thức ăn thu nhận và tốc ñộ sinh trưởng của ñàn gà sẽ tính ñược hiệu quả sử dụng thức ăn. Hiệu quả sử dụng thức ăn hay mức tiêu tốn thức ăn trên một ñơn vị sản phẩm không chỉ là chỉ tiêu kỹ thuật mà còn là chỉ tiêu mang ý nghĩa kinh tế. Nó quyết ñịnh giá thành sản phẩm và ảnh hưởng ñến hiệu quả chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia cầm mục ñích chủ yếu là lấy thịt thì vấn ñề ñặt ra là làm thế nào ñể ñàn gà có tốc ñộ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng cơ thể thấp nhất. Hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như lượng thức ăn ăn vào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong thí nghiệm này, ñiều mà chúng tôi quan tâm là lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà lai HHA trong ñiều kiện chăn nuôi ở nông hộ. Kết quả ñược chúng tôi trình bầy ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà HHA từ 1 ñến 12 tuần tuổi

Lượng thức ăn thu nhận (1) Hiệu quả sử dụng thức ăn (2) Tuần

tuổi

Theo tuần Theo giai ñoạn Theo tuần Theo giai ñoạn 1 10,20 10,20 2,11 2,11 2 14,03 12,12 2,23 2,18 3 21,16 15,13 2,55 2,34 4 29,41 18,70 2,86 2,52 5 30,81 21,12 2,40 2,48 6 37,82 23,91 2,52 2,49 7 49,11 27,51 2,98 2,60 8 53,57 30,76 3,05 2,69 9 62,50 34,29 3,44 2,81 10 68,39 37,70 3,94 2,97 11 71,43 40,77 4,72 3,15 12 74,53 43,58 6,50 3,40

Ghi chú: (1) ðơn vị tính lượng thức ăn thu nhận – gam/con/ngày

(2) ðơn vị tính hiệu quả sử dụng thức ăn – kg thức ăn/kg tăng khối lượng

Kết qủa bảng 4.12 cho thấy, lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi và tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể. ðiều này có

nghĩa là khi thời gian nuôi càng dài, khối lượng cơ thể tăng cao thì lượng thức ăn thu nhận cũng tăng lên. Cụ thể, lượng thức ăn thu nhận ở 1 tuần tuổi là 10,2 g/con/ngày ñã tăng lên 29,41 gam/con/ngày ở 4 tuần tuổi. Sau ñó, lượng thức ăn thu nhận tăng dần ñến 8 tuần tuổi là 53,57 g/con/ngày. Lượng thức ăn thu nhận cao nhất ở 12 tuần tuổi là 74,53g/con/ngày). Tính trung bình trong 12 tuần nuôi thịt, lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm là 43,58gam/con/ngày.

Từ lượng thức ăn thu nhận hàng ngày (gam/con/ngày) chúng tôi ñã tính ñược lượng thức ăn thu nhận hàng tuần (gam/con) của gà thí nghiệm. Lượng thức ăn thu nhận hàng tuần cũng tăng theo thời gian nuôi và khối lượng của ñàn gà. Vì vậy, lượng thức ăn thu nhận cao nhất ở 12 tuần tuổi là 521,71 gam/con. Tính trong suốt 12 tuần nuôi thịt, lượng thức ăn thu nhận của mỗi gà HHA là 3660,12gam/con (xấp xỉ 3,66 kg)

Nguyễn Viết Thái (2012) [33] cho biết lượng thức ăn thu nhận ở 1 và 12 tuần tuổi của gà H’mông tương ứng là 6,8 và 76,40 gam/con/ngày; gà HA (7,60 và 83,00 gam/con/ngày); gà HHA (6,70 và 74,70 gam/con/ngày). Tính trong suốt 12 tuần nuôi thịt, lượng thức ăn thu nhận của gà H’mông là 3675,00 gam/con, gà HA (3746,40 gam/con) và gà HHA (3734,50 gam/con); Theo kết quả nghiên cứu của Lương Thị Hồng (2005) [11], Lượng thức ăn thu nhận từ 1 ñến 12 tuần tuổi của con lai giữa gà H’mông và gà Ai Cập là 3.746,3 - 3.747,7 gam/con. Như vậy lượng thức ăn thu nhận của gà HHA trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

Từ lượng thức ăn thu nhận và tốc ñộ sinh trưởng, chúng tôi ñã tính ñược hiệu quả sử dụng thức ăn của ñàn gà thịt HHA. Từ kết quả thu ñược ở bảng 4.12 chúng tôi thấy, hiệu quả sửng dụng thức ăn của ñàn gà thí nghiệm kém dần qua các tuần tuổi; nói cách khác, tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm tăng dần theo tuần tuổi. Ở 1 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm thấp nhất (2,11 kg) ñã tăng lên là 2,52 kg ở 6 tuần tuổi và 3,94 kg ở 10 tuần tuổi. ðến 12 tuần

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 78 tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể gà ở mức cao nhất (6,50kg). Tính trung bình trong cả giai ñoạn nuôi từ 1 ñến 12 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng cơ thể của gà lai HHA là 3,4 kg.

Do vậy, nếu tính về hiệu quả kinh tế thì gà thịt thương phẩm HHA xuất bán lúc 10 tuần tuổi (70 ngày nuôi) là có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, ngoài vấn ñề về hiệu quả kinh tế thì vấn ñề chất lượng sản phẩm cũng phải ñược quan tâm. Nếu xuất bán gà thịt HHA ở 10 tuần tuổi thì chất lượng chưa ñảm bảo. Lúc này khối lượng gà còn thấp (<1kg) và thịt không ñược săn chắc. Vì vậy, muốn sản phẩm gà ñen ñặc sản có chất lượng tốt và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì nên nuôi kéo dài ñến 12 tuần tuổi.

Theo Phạm Công Thiếu (2011a) [37] nghiên cứu trên gà HHA cho biết, tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng cơ thể trong giai ñoạn 1 ñến 12 tuần tuổi ở phương thức nuôi nhốt (3,04 kg) và phương thức nuôi bán chăn thả (3,14 kg). Nguyễn Viết Thái (2012) [33] cho biết, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng cơ thể tăng lên trong giai ñoạn 1 ñến 12 tuần tuổi ñối với gà HHA và HAH tương ứng là 3,31 và 3,21kg.

Như vậy tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà HAH trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả của Phạm Công Thiếu (2011a) [37] và tương ñương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Thái (2012) [33].

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lương Thị Hồng (2005) [11] về tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của con lai thương phẩm giữa gà H’Mông và gà Ai cập từ 1 ñến 12 tuần tuổi (3,30 - 3,33 kg).

Từ kết quả thu ñươc, chúng tôi có nhận xét, hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ với tốc ñộ sinh trưởng và khả năng thu nhận thức ăn của ñàn gà.

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu ñánh giá sức sống và khả năng kháng bệnh của mỗi dòng, giống gia cầm. Không những thế, nó còn thể hiện mức ñộ thích ứng của mỗi dòng, giống gia cầm trong những môi trường sống khác nhau. Chỉ tiêu này cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp ñến hiệu quả chăn nuôi. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như ñặc ñiểm di truyền của giống, ñiều kiện của môi trường sống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y...

Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà lai nuôi thịt thương phẩm HHA từ 1 ñến 12 tuần tuổi ñược chúng tôi trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tỷ lệ nuôi sống của gà HHA từ 1ñến 12 tuần tuổi

Số gà (con) Tỷ lệ nuôi sống (%)

Tuần

tuổi ðầu kỳ Cuối kỳ Theo tuần Theo giai ñoạn

1 450 435 96,67 96,67 2 435 435 100,00 96,65 3 435 427 98,16 94,87 4 427 427 100,00 94,87 5 427 427 100,00 94,87 6 427 411 96,25 91,32 7 411 411 100,00 91,32 8 411 411 100,00 91,32 9 411 411 100,00 91,32 10 411 411 100,00 91,32 11 411 411 100,00 91,32 12 411 411 100,00 91,32

Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của gà lai HHA nuôi thịt trong thí nghiệm này của chúng tôi ñạt khá cao. Từ 01 ñến 12 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà từ 96,25% ñến 100%. Trong 12 tuần nuôi thì có tới 7 tuần, tỷ lệ nuôi sống ñạt 100%. Tính trung bình trong 12 tuần nuôi, tỷ lệ nuôi sống là 91,32%.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 80 Kết quả này ñược coi là tốt và cho thấy gà lai HHA có sức sống và khả năng kháng bệnh khá tốt trong ñiều kiện chăn nuôi tại cơ sở. Hơn nữa, kết quả này ñã phản ánh qui trình nuôi dưỡng chăm sóc và qui trình vệ sinh thú y của cơ sở chăn nuôi mà chúng tôi thí nghiệm là phù hợp. Kết quả này sẽ góp phần mang lại hiệu quả tốt trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm HHA.

Nguyễn Viết Thái (2012) [33] cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà H’mông là 93,67%; con lai giữa gà H’Mông và Ai Cập (HA và AH) tương ứng là 93,33 và 94,67%; gà lai 3/4 H’mông với Ai Cập (HHA và AHA) là 93,33 và 94,33%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên gà lai HHA (91,32%).

Sở dĩ tỷ lệ nuôi sống ñến 12 tuần tuổi của gà HHA trong thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn có thể là do chúng ñược nuôi trong nông hộ với kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên. Thời ñiểm thí nghiệm lại rơi vào cuối mùa hè và ñầu mùa thu nên thời tiết có nhiều biến ñộng ñã ảnh hưởng không nhỏ ñến sức khỏe của ñàn gà.

Một phần của tài liệu Khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống hmông với mái lai HA (hmông x ai cập) nuôi tại huyện tủa chùa, điện biên (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)