Chức năng của các bài tập phát triển chung, bài tập chuyên môn và bài tập thi đấu nhằm huấn luyện các năng lực sức mạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn cầu lông cho sinh viên TDTT k47 trường cao đẳng sơn la (Trang 27 - 30)

bài tập thi đấu nhằm huấn luyện các năng lực sức mạnh

Các bài tập phát triển chung: Các bài tập phát triển chung chủ yếu nhất của huấn luyện sức mạnh là các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể của bản thân, các bài tập cùng với người tập, các bài tập trên dụng cụ thể dục dụng cụ và các bài tập với dụng cụ nặng. Mục đích của huấn luyện sức mạnh bằng các bài tập phát triển chung là làm khỏe toàn bộ cơ bắp hoặc những nhóm cơ lớn. Một nhiệm vụ quan trọng là làm khỏe các nhóm cơ chưa được huấn luyện đầy đủ bằng các bài tập chuyên môn và bài tập thi đấu, điều này có liên quan đến các cơ đối vận. Nhất là các bài tập cần được phân bố sao cho các năng lực sức mạnh có thể phát triển trên cả 3 kích thước. Song, các bài tập này cho phép huấn luyện nhấn mạnh từng năng lực sức mạnh riêng lẻ. Các bài tập phát triển chung là trọng tâm của huấn luyện sức mạnh trong khoảng thời gian huấn luyện cơ sở và giai đoạn thứ 2 của quá trình huấn luyện. Trong các giai đoạn tiếp theo, chức năng của các bài tập phát triển chung trong huấn luyện sức

28

mạnh là phải tăng cường sự ổn định các năng lực sức mạnh đã được tập luyện.

Các bài tập chuyên môn

Các bài tập chuyên môn cũng cần được phân biệt trong huấn luyện sức mạnh. Các bài tập chuyên môn II về hình thức vận động có khuynh hướng huấn luyện thể thao chung là những bài tập có tác dụng đặc biệt đối với việc nâng cao thành tích trong thi đấu. Các bài tập chuyên môn này cần phải tập trung tăng cường sức mạnh của các phần cơ đặc biệt quan trọng đối với thành tích chuyên môn. Tùy theo yêu cầu huấn luyện chúng có thể phục vụ cho huấn luyện sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền. Trong cấu trúc từng phần chúng thống nhất về cơ bản với động tác thi đấu. Những bài tập có nội dung như trên đối với VĐV đẩy tạ là mạnh nhanh, tạ qua đầu ở tư thế đứng; đối với VĐV đua thuyền là động tác giật tạ hoặc đối với VĐV bơi lội là những bài tập với các dụng cụ kéo. Bài tập chuyên môn I gắn liền với hình thức vận động của môn thi đấu. Các bài tập chuyên môn này được đặc trưng cho các độ lớn của lực cản quá sức so với các điều kiện thi đấu. Mục đích của các bài tập chuyên môn I là nâng cao sức mạnh nhanh hoặc sức mạnh bền và các động tác vào phần sức mạnh tối đa của các năng lực tổng hợp này. Nên đưa các bài tập chuyên môn với các lực cản bên ngoài giảm đi vào huấn luyện sức mạnh nhanh thì có thể có được tốc độ co cơ cao hơn. Qua đó, trước hết cần tác động vào phần sức mạnh của năng lực sức mạnh nhanh mà VĐV có khả năng đạt được tốc độ vận động cao hơn trong điều kiên thi đấu. Những điều kiện trong bài tập chuyên môn này phải được đảm bảo sao cho động tác không chênh lệch về cơ bản trong cấu trúc, trong tiến trình thời gian và lực so với những yêu cầu thi đấu, để tập luyện các nhóm cơ tương ứng trong sự phối hợp từng phần và toàn bộ đặc trưng cho chúng. Nếu chênh lệch quá mức thì sẽ có nguy cơ phá vỡ cấu trúc động tác tối ưu. Bởi vậy các bài tập

29

này không phù hợp với người mới tập, mà chỉ phù hợp một phần nhất định đối với các VĐV trẻ. Cần đưa các bài tập này vào huấn luyện càng chậm càng tốt và chỉ áp dụng chungd một cách có trọng tâm trong giai đoạn chuyển sang huấn luyện VĐV cấp cao.

Bài tập thi đấu: Bài tập thi đấu được hiểu là hình thức của lượng vận động thi đấu chuyên môn và đặc điểm lượng vận động. Bài tập này hoàn thiện năng lực sức mạnh đòi hỏi các điều kiện thi đấu chuyên môn, nghĩa là sức mạnh tối đa trong cử tạ, sức mạnh nhanh trong các môn nhả và ném và sức mạnh bền trong đua thuyền. riêng trong cử tạ người ta cũng có thể gọi hình thức này của lượng vận động là hình thức huấn luyện sức mạnh. Trong các môn thể thao khác, bài tập thi đấu thể hiện một hình thức của lượng vận động có tác dụng tổng hợp. Với sự hỗ trợ của bài tập thi đấu đã nâng cao được năng lực sức mạnh. Điều này, cần phải được chú ý khi sắp xếp huấn luyện sức mạnh rong toàn bộ kế hoạch huấn luyện. Dựa vào khả năng phát triển tổng hợp hoặc chi tiết, cacs bài tập sức mạnh cũng được chia thành các bài tập phát triển chung và các bài tập phát triển từng phần [23, 24].

Các bài tập phát triển toàn thân phục vụ cho sự phát triển tổng hợp nhiều cơ hoặc nhiều nhóm cơ.

Các bài tập phát triển từng phần được sử dụng để phát triển các cơ

hoặc nhóm cơ nhất định. Về mặt trao đổi chất, các bài tập phát triển toàn thân có tác dụng lớn hơn so với các bài tập phát triển từng phần. Do đó cần chú ý khi sắp xếp chương trình huấn luyện các bài tập.

Trong quá trình huấn luyện sức mạnh cho các môn thể thao sức mạnh phải dựa theo yêu cầu, mục đích và trình độ tập luyện cá nhân mà lựa chọn các bài tập sức mạnh khác nhau. Các bài tập sức mạnh chung vcos ý nghĩa đối với người mới tập lớn hơn đối với VĐV đã tập luyện lâu năm. Bằng một chương trình bài tập tối ưu toàn diện có thể đảm bảo cho các VĐV trẻ một

30

khối lượng vận động lớn cần thiết để phát triển các năng lực sức mạnh và khả năng chịu đựng lượng vận động. Tuy nhiên, giá trị các bài tập sức mạnh chung đối với việc nâng cao thành tích giảm đi khi tuổi tập luyện tăng lên. Do đó, đối với các VĐV đã có trình độ nhất định cần đặc biệt nâng cao khối lượng tuyệt đối và các bài tập chuyên môn trong huấn luyện sức mạnh. Các hình thức bài tập khác nhau đối với toàn bộ khối lượng huấn luyện sức mạnh còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng môn thể thao.

Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo sao cho tất cả các cơ hoặc các nhóm cơ hoạt động trong động tác thi đấu phát triển đúng tỷ lệ với nhau. Về nguyên tắc không nên áp dụng thường xuyên các bài tập giống nhau. Tác dụng của huấn luyện sức mạnh được nâng cao khi chương trình huấn luyện mới và các bài tập được thay đổi bằng các chương trình và các bài tập khác trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tuần, qua đó có thể phòng ngừa được hiện tượng đơn điệu của quá trình huấn luyện [23, 24].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn cầu lông cho sinh viên TDTT k47 trường cao đẳng sơn la (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)