Phương pháp huấn luyện sức mạnh nhanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn cầu lông cho sinh viên TDTT k47 trường cao đẳng sơn la (Trang 33 - 34)

Sự phát triển sức mạnh nhanh đòi hỏi không những phải nâng cao tốc độ co cơ mà còn phải nâng cao sức mạnh tối đa. Ý nghĩa của sức mạnh tối đa này đối với năng lực sức mạnh nhanh phụ thuộc vào các yêu cầu của cấu trúc thành tích các môn thi đấu. Trong những môn mà sức mạnh tối đa là cơ sở quyết định tốc độ vận động tối ưu, thì phải phối hợp huấn luyện sức mạnh tối đa và sức mạnh nhanh với nhau. Đó là một phương pháp huấn luyện đặc biệt. Việc huấn luyện này phải đảm bảo sự biến đổi một cách tốt nhất năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh nhanh. Do đó, hiện này vấn đề này đang gây ra những khó khăn vì người ta còn chưa nhận rõ đầy đủ về phần đóng góp của năng lực sức mạnh tối đa vào thành tích sức mạnh nhanh và tỷ lệ tối ưu giữa huấn luyện sức mạnh tối đa và sức mạnh nhanh cho các môn thi đấu riêng biệt. Trong mối quan hệ này cần dẫn chứng phương trình Hile. Phương tình này được suy ra từ sự cân bằng năng lượng của giai đoạn cơ sở:

34

Trong đó: P là ngoại lực, v là vận tốc tối đa của động tác, a và b là các hằng số của từng cơ và đặc trưng cho mức độ tác dụng của từng cơ này.

Nếu tích số của P và v không đổi thì hệ thần kinh cơ có thể luôn luôn tạo nên thành tích như nhau mà không phụ thuộc vào độ lớn của các ngoại lực. Điều này có nghĩa là các ngoại lực nhỏ tạo nên những sự co cơ nhanh, trong khi đó suy ra được kết luận về mặt phương pháp cho huấn luyện sức mạnh nhanh là: Cần phải nâng cao phần sức mạnh hoặc phần sức nhanh một cách có trọng tâm tùy theo nhu cầu. Ở đây cần quan tâm tới những yêu cầu thi đấu chuyên môn. Nếu tiến hành huấn luyện sức mạnh với các lực cản bên ngoài rất lớn thì sẽ nâng cao được sức mạnh tối đa và tốc độ co cơ trong những điều kiện đặc trưng này. Tuy nhiên, việc huấn luyện này không có tác dụng nâng cao tốc độ co cơ như khi nó đặc trưng cho các động tác thi đấu với với các lực cản bên ngoài rất nhỏ. Nếu huấn luyện với các lực cản bên ngoài nhỏ thì sẽ nâng cao được tốc độ co cơ trong những điều kiện như nhau, song không nâng cao được tốc độ co cơ khi phải khắc phục một cách nhanh – nhanh với các phương tiện khác mà còn với các lượng vận động khác [23, 24].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn cầu lông cho sinh viên TDTT k47 trường cao đẳng sơn la (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)