Năng suất lý thuyết

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ các THẾ hệ CON LAI GIỮA các GIỐNG lúa CHỊU hạn địa PHƯƠNG và GIỐNG lúa cải TIÊN (Trang 68 - 69)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

4.5.5. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là tiềm năng năng suất cao nhất của một giống có thể đạt được. Năng suất lý thuyết của các tố họp lai dao động tù’ 17,21 - 34,25 tạ/ha. Tô họp lai có năng suất lý thuyết cao nhất là TH] 1 đạt 34,25 tạ/ha, các tố họp lai khác như TH1? TH3, THio có năng suất lý thuyết tương đương với THn. Tổ hợp lai có năng suất lý thuyết thấp nhất là TH4 đạt 17,21 tạ/ha, các tố họp lai khác như TH2, TH5 và THg có năng suất lý thuyết tương đương với TH4. Năng suất lý thuyết của các dòng, giống bố mẹ biến động từ 11,97 đến 22,20 tạ/ha. Dòng có năng suất lý thuyết cao nhất là G5 đạt 22,20 tạ/ha, dòng G2 và Gó có năng suất lý thuyết tương đương với G5. Dòng có năng suất lý thuyết thấp nhất là Gs đạt 11,97 tạ/ha, các dòng có năng suất lý thuyết tương đương với Gg bao gồm Gi,

G3, G4, Gg, Gọ, Gio và Q5. SỞ dĩ năng suất lý thuyết của các dòng, giống bố mẹ và dòng thử Q5 thấp là do trong vụ Mùa 2007, vào giai đoạn làm đòng và trỗ bông, các dòng, giống này bị sâu đục thân gây hại rất nặng. Còn ở các tố họp lai, mức độ phá gây hại của sâu đục thân không đáng kế.

Ket quả phân tích về mức độ biểu hiện (mức độ trội - lặn) về năng suất lý thuyết của các con lai Fi giữa các dòng, giống lúa chịu hạn địa phương với giống lúa cải tiến Q5 được thế hiện ở bảng 4.5c. Qua bảng đó cho thấy: Tất cả các tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1).

Như vậy, khi lai giữa các giống lúa chịu hạn địa phương làm mẹ với giống lúa cải tiến Q5 làm bố thì con lai đã được cải thiện đáng kể theo hướng tăng năng suất lý thuyết.

4.5.6. Năng suât cá thê

Năng suất cá thể trên khóm chính là năng suất thực thu. Năng suất cá thể là chỉ tiêu cuối cùng, chỉ tiêu này quyết định sự tồn tại được hay không của

Ket quả thực nghiệm về năng suất cá thể đuợc thể hiện ở bảng 4.5a và 4.5b. Qua các bảng đó cho thấy: Sự chênh lệnh năng suất cá thể của các tổ hợp lai và các dòng giống bố mẹ của chúng là rất lớn. Các tố họp lai có năng suất cá thể hon hắn bố mẹ của chúng. Năng suất cá thế của các tố họp lai biến động tù' 3,66 - 7,45 gam/cây. Tố họp lai có năng suất cá thế lón nhất là THn đạt 7,45 gam/cây. Tổ họp lai có năng suất cá thể thấp nhất là TH4 đạt 3,66 gam/cây.

Các dòng, giống bố mẹ có năng suất cá thể biến bông từ 2,75 - 4,93 gam/cây. Dòng mẹ G3 có năng suất cá thế thấp nhất đạt 2,75 gam/cây. Dòng

G5 có năng suất cá thế cao nhất đạt 4,93 gam/cây, dòng G2 và dòng Gô có năng suất cá thế tương đương với G5.

Ket quả phân tích về mức độ biểu hiện (mức độ trội - lặn) về năng suất cá thể của các con lai giữa các dòng, giống lúa chịu hạn địa phương và giống lúa cải tiến Q5 được thế hiện ở bảng 4.5c. Qua bảng đó cho thấy: Tất cả các con lai có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1).

Như vậy, cũng giống như năng suất lý thuyết, khi lai giữa các giống lúa chịu hạn địa phương làm mẹ với giống lúa cải tiến Qs làm bố thì con lai đã được cải thiện đáng kế theo hướng tăng năng suất cá thế.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ các THẾ hệ CON LAI GIỮA các GIỐNG lúa CHỊU hạn địa PHƯƠNG và GIỐNG lúa cải TIÊN (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w