2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ hai nguồn:
- Nguồn bên trong ngân hàng: thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Nguồn bên ngoài ngân hàng: tham khảo các thông tin trên các tạp chí, báo mạng và sách báo có liên quan đến Vietinbank Hậu Giang.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu cụ thể 1 và 2: sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời tính tỷ trọng các yếu tố đang phân tích để thấy được sự biến động, tăng giảm của chúng giữa các năm. Kết hợp phương pháp thống kê mô tả để thấy được thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng qua các năm. Cụ thể:
- So sánh số tuyệt đối: Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không. Công thức:
y = y1 – y0
- So sánh số tương đối: Phương pháp dùng để làm rõ sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế qua các năm. Công thức:
% Y = (y / y0)x100
Trong đó: y0: Chỉ tiêu năm trước y1: Chỉ tiêu năm sau
y: Phần chênh lệch tăng (giảm) của các chỉ tiêu % Y: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
Mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
Mục tiêu cụ thể 4: Sử dụng phương pháp tổng hợp - dựa vào các kết quả tính toán, phân tích trên đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẬU GIANG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tên giao dịch là Vietinbank, là ngân hàng TMCP được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Thủ tướng chính phủ sau khi tách ra từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội. Khách hàng chính của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là các tổ chức kinh tế kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, dịch vụ… và các khách hàng cá nhân tập trung ở các khu đông dân cư như thành phố, thị xã với phương châm hoạt động “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước và sự thành đạt của nhiều doanh nghiệp. Trước những cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều hành ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam quyết định xây dựng tầm nhìn và diện mạo mới nhằm phát triển ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, phát triển bền vững, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành ngân hàng thương mại lớn tại Châu Á. Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 sở giao dịch, trên 1000 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm. Có 7 công ty hạch toán độc lập là công ty Cho Thuê Tài Chính, công ty Chứng khoán Công thương, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, công ty TNHH MTV Bảo hiểm, công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâm Công nghệ thông tin, trung tâm thẻ, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á…
Từ ngày 15/04/2008, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chính thức ra mắt thương hiệu mới với tên pháp lý, tên đầy đủ và tên thương hiệu như sau:
- Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Tên đầy đủ (tiếng Anh): Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade.
- Tên thương hiệu (tên giao dịch quốc tế): Vietinbank. - Câu định vị thương hiệu (Slogan): Nâng giá trị cuộc sống.
Câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống” nhấn mạnh tính hiệu quả, là mục tiêu hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, thể hiện sự tận tâm của Vietinbank trong việc hỗ trợ và đảm bảo thành công cho khách hàng cũng như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa.
Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của Vietinbank, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch vụ và sản phẩm mà Vietinbank cung cấp, tạo nên sự khác biệt so với các ngân hàng khác trên thị trường nhưng vẫn gần gũi và thân thiện với mọi đối tượng khách hàng. Vietinbank với thông điệp “Tin cậy, hiệu quả, hiện đại” khẳng định ba nét tính cách thương hiệu của Vietinbank, hàm ý chỉ sự nhất quán và vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao, đồng thời bao hàm tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm cung cấp những tiện ích tối ưu cho khách hàng với mục tiêu luôn hướng về phía trước.
3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hậu Giang nhánh Hậu Giang
Với bề dày lịch sử phát triển không ngừng lớn mạnh, Vietinbank thực hiện sứ mệnh là tập đoàn tài chính Ngân hàng hành đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống. Để từng bước thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, ngoài các thành tựu đã đạt được Vietinbank tiếp tục phát triển công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, phát triển mạng lưới quốc tế. Bên cạnh đó, để hoàn thiện mạng lưới trong nước, cụ thể tháng 03/2010 chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã ký quyết định thành lập chi nhánh Hậu Giang với tên gọi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang (Vietinbank Hậu Giang), trụ sở đặt tại số 61- 63 - 65 Lý Tự Trọng, phường III, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; và đến ngày 05/08/2010 Vietinbank Hậu Giang đã chính thức đi vào hoạt động và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại, khởi đầu với 24 nhân sự, 04 phòng, 02 tổ trực thuộc Ban Giám Đốc. Sau 3 năm đi vào hoạt động, đến tháng 08/2013 lực lượng lao động tại Vietinbank Hậu Giang đã tăng
đáng kể với hơn 40 nhân sự, 06 phòng ban. Như vậy, hệ thống mạng lưới chi nhánh của Vietinbank đã phủ 63 tỉnh thành trong cả nước.
Mặc dù chi nhánh mới thành lập, bước đầu Vietinbank Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, được sự ủng hộ của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hậu Giang, các Ban/ Ngành của tỉnh, các doanh nghiệp và các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn và đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc, sự hỗ trợ của các Phòng/ Ban Vietinbank, cùng với sự quyết tâm của Ban Giám Đốc và sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo và hăng say lao động của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh, đến nay Vietinbank Hậu Giang đã được đông đảo quý khách hàng biết đến và được sự tín nhiệm khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Các sản phẩm tín dụng; huy động vốn; chuyển tiền thanh toán; chi trả kiều hối; thẻ ATM; thẻ thanh toán quốc tế; ngân hàng điện tử (Internet Banking, Internet At Home, SMS Banking); thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước…
Để thực hiện nhiệm vụ được Hội sở chính giao, chi nhánh Hậu Giang xác định nhiệm vụ trước tiên là thực hiện tốt chủ trương, chính sách của UBND tỉnh Hậu Giang nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương; góp phần nâng cao chất lượng, điều kiện sống của người dân, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước.
3.1.3 Quy trình tín dụng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Hậu Giang Nam chi nhánh Hậu Giang
Bước 1: Cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ chuyển sang Phòng quản lý rủi ro.
Bước 2: CBTD thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định (TTTĐ), kiểm soát, trình duyệt TTTĐ.
Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo rủi ro (BCRR)
- Cán bộ quản lý rủi ro lập BCRR:
+ Nghiên cứu hồ sơ do phòng khách hàng cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng.
+ Trình toàn bộ hồ sơ kèm BCRR lên Lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro. - Lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro kiểm soát BCRR:
+ Kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ và nội dung BCRR; yêu cầu cán bộ quản lý rủi ro bổ sung, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có).
+ Ký tắt vào sau dòng cuối cùng trên từng trang BCRR và ký trình người có thẩm quyền.
+ Yêu cầu cán bộ quản lý rủi ro chuyển BCRR sang Phòng khách hàng. Bước 4: Người có thẩm quyền quyết định xét duyệt cho vay.
Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát, ký hợp đồng tín dụng (HĐTD), hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ), làm thủ tục giao nhận giấy tờ tài sản bảo đảm (TSBĐ).
- CBTD soạn thảo hợp đồng:
+ Khi khoản vay đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, trên cơ sở nội dung và các điều kiện tín dụng đã được duyệt và thống nhất với khách hàng, CBTD thỏa thuận với khách hàng về các điều khoản của HĐTD, HĐBĐ.
Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều khoản trong HĐTD, HĐBĐ ngân hàng đưa ra hoặc có đề nghị thay đổi một số nội dung của HĐTD, HĐBĐ, CBTD báo cáo Lãnh đạo Phòng khách hàng để báo cáo với người có thẩm quyền quyết định xem xét từ chối cấp tín dụng hoặc đồng ý sửa đổi theo đề nghị của khách hàng.
Trường hợp khách hàng chấp thuận các điều khoản của HĐTD, HĐBĐ ngân hàng đưa ra, CBTD tiến hành soạn thảo HĐTD, HĐBĐ theo mẫu phù hợp.
Bước 6: Giải ngân.
- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân:
+ Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo Phòng khách hàng, người có thẩm quyền quyết định.
+ CBTD:
Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân gồm: Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ; bản gốc hóa đơn, chứng từ thanh toán, kèm bảng liệt kê danh mục hóa đơn, chứng từ; các giấy tờ liên quan khác.
Hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, bao gồm: Giấy nhận nợ, bảng kê rút vốn, ủy nhiệm chi/ hoặc các giấy rút tiền khác.
Căn cứ vào HĐTD đã ký kết, CBTD kiểm tra các hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân. Nếu chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CBTD đóng dấu “Đã cho vay”, ghi rõ số tiền giải ngân lần này và ký tắt vào chứng từ giải ngân, ký vào giấy nhận nợ và trình Lãnh đạo phòng khách hàng. Nếu chứng từ giải ngân chưa đủ điều kiện, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung.
+ Lãnh đạo phòng khách hàng: kiểm tra lại giấy nhận nợ, điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD phù hợp với HĐTD và các quy định hiện hành của NHCT VN, nếu đúng ký, trình người có thẩm quyền quyết định/ nếu chưa đúng, yêu cầu CBTD hoàn thiện.
+ Người có thẩm quyền quyết định: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơ giải ngân. Nếu các chứng từ giải ngân phù hợp với HĐTD và quy định hiện hành của NHCT VN thì ký duyệt giải ngân/ nếu chưa phù hợp, yêu cầu phòng khách hàng hoàn thiện
- Giao nhận chứng từ giải ngân: CBTD nhận lại chứng từ đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, chuyển cho Phòng kế toán các chứng từ gốc: HĐTD (nếu rút vốn lần đầu), giấy nhận nợ, ủy nhiệm chi hoặc các giấy tờ rút tiền khác và các chứng từ khác (nếu có).
- Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân. Người thực hiện là CBTD, Lãnh đạo Phòng khách hàng, cán bộ QLRR, Lãnh đạo Phòng QLRR.
+ CBTD: Nhập các dữ liệu về việc giải ngân vào chương trình INCAS theo quy định của Quy trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS.
+ Lãnh đạo phòng khách hàng:
Kiểm soát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân theo quy định của Quy trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS.
Chuyển bản sao giấy nhận nợ cho Phòng QLRR để kiểm soát.
+ Cán bộ QLRR, Lãnh đạo Phòng QLRR: Giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu về việc giải ngân trên chương trình INCAS.
Bước 7: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng. - CBTD soạn thảo phụ lục hợp đồng hoặc văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng, trình lãnh đạo Phòng khách hàng kiểm soát ký tắt.
- Kiểm soát và ký kết phụ lục/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng: Thực hiện tương tự bước 5.
- Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc sửa đổi hợp đồng.
+ CBTD: Nhập các dữ liệu về việc sửa đổi hợp đồng vào chương trình INCAS.
+ Lãnh đạo Phòng khách hàng:
Nhập hoặc kiểm soát việc nhập dữ liệu về việc sửa đổi hợp đồng.
Chuyển bản sao Phụ lục/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng cho Phòng QLRR để kiểm soát.
+ Cán bộ QLRR, Lãnh đạo phòng QLRR: Giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu về việc sửa đổi hợp đồng trên INCAS.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay
Việc kiểm tra giám sát vốn vay thực hiện theo quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng trong hệ thống NHCT (mã số QT.35.03).
Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh. - Xử lý các phát sinh:
+ Đối với các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu của phương án sản xuất kinh doanh (PASXKD) (như điều chỉnh tăng số tiền cho vay, thay đổi cơ cấu nguồn vốn…): CBTD lập tờ trình, xem xét khả năng ảnh hưởng của các vấn đề phát sinh này tới kết quả thẩm định ban đầu của phương án, đề xuất hướng xử lý, trình lãnh đạo Phòng khách hàng và trình người có thẩm quyền quyết định. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền, CBTD soạn thảo phụ lục hợp đồng/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng, trình lãnh đạo phòng khách hàng và người có thẩm quyền ký kết phụ lục HĐTD, thực hiện theo hướng dẫn từ bước 2 đến bước 8.
+ Đối với các vấn đề phát sinh không làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu (như trả nợ trước hạn,…): CBTD soạn thảo phụ lục hợp đồng/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng, trình lãnh đạo Phòng khách hàng và người