Phân tích rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 65)

4.3.1 Nợ xấu theo ngành kinh tế

Tổng nợ xấu nhìn chung có biến động qua các năm và bắt đầu xuất hiện vào năm 2012. Cụ thể:

- Nông nghiệp: Đây là ngành có rủi ro cao. Trong năm 2012 nợ xấu chỉ xuất hiện ở ngành nông nghiệp với số tiền là 100 triệu đồng do trong năm này giá mía nguyên liệu xuống thấp, dẫn đến người dân trồng mía bị thua lỗ nên không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Ngoài giá mía, thì trong chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn, giá thành tăng nhưng giá bán lại giảm, nhất là giá heo hơi. Sang năm 2013, thì nợ xấu ngắn hạn tiếp tục gia tăng do giá cả xuống thấp, người dân không bán được hoặc bán với giá thấp. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng của một số hộ dân. Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn ở ngành này có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước do giá lúa trong những tháng đầu 2014 có tăng (dao động từ 4.600 – 5.100 đ/Kg) nên một số hộ nông dân trồng lúa đã có lời, có thể giải quyết một phần nợ cho ngân hàng.

- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn bắt đầu xuất hiện ở ngành này do tình hình kinh tế còn khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ, xuất khẩu bị hạn chế. Mặc khác, mặc dù Nhà nước đã có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, chế biến cá, nhưng hàng tồn kho vẫn còn nhiều. Trong năm trên địa bàn tỉnh đã có 44 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ở ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi 6 tháng đầu năm 2013 thì ngành này vẫn chưa phát sinh nợ xấu thì sang 6 tháng đầu 2014 đã có nợ xấu là 230 triệu. Nguyên nhân là do có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn ngưng hoạt động, dẫn đến cuối năm 2013 nợ xấu ở ngành này phát sinh nhiều, công tác thu hồi, xử lý nợ của ngân hàng vẫn còn gặp khó do việc xử lý nợ liên quan đến thi hành án và tòa án còn nhiều trục trặc nên nợ xấu vẫn chưa được xử lý hết và còn tồn đọng đến 6 tháng đầu năm 2014. Mặt

khác, một phần là do một số doanh nghiệp nhỏ đi vào hoạt động chưa lâu nên sức cạnh tranh kém, dẫn đến công việc trả nợ cho ngân hàng chậm trễ.

- Thương mại –Dịch vụ: Trong năm 2013, nợ xấu ở ngành này là 170 triệu đồng do thị trường tiêu thụ còn khó khăn. Một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ gặp khó khăn trong buôn bán. Sang 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn ở ngành này đã giảm so với cùng kỳ năm trước do thành phố được sự quan tâm của tỉnh trong việc đầu tư hệ thống chợ đã góp phần thúc đẩy cho thương mại – dịch vụ phát triển. Đến nay, trên đại bàn có hệ thống chợ như chợ Phường III, phường I có chợ đêm, chợ Hai Bà Trưng, siêu thị Co.opMart, chợ phường IV, phường VII, chợ Vị Tân đã ổn định đi vào hoạt động và thu hút gần 1.000 tiểu thương vào kinh doanh. Tuy trong điều kiện bị ảnh hưởng của nền kinh tế, nhưng thông qua các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, đã giúp người dân trong và ngoài địa phương mua được hàng hóa với giá cả hợp lý, chất lượng nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của các hộ kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng.

- Khác: Tình hình bất động sản đóng băng liên tiếp trong các năm qua đã làm cho nhiều nhà đầu tư mất khả năng thanh khoản, dẫn đến năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn của ngành này đã tồn đọng đến 150 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu 2014, tình hình kinh tế tương đối ổn định, cộng với việc ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi, xử lý nợ nên nợ xấu của ngành này đã giảm so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 4.9 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của Vietinbank Hậu Giang qua 3 năm 2011 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2013 2014 2012-2011 2013-2012 6T/2014-6T2013

Số

tiền % tiền Số % tiền Số % tiền Số % tiền Số % tiền Số % tiền Số % Số tiền %

Nông nghiệp 0 - 100 100 250 20,00 100 37,04 85 20,09 100 - 150 150 -15 -15

Công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp 0 - 0 0 680 54,40 0 0 230 54,37 0 - 680 - 230 -

Thương mại – dịch vụ 0 - 0 0 170 13,60 70 25,92 57 13,48 0 - 170 - -13 -18,57

Khác 0 - 0 0 150 12,00 100 37,04 51 12,06 0 - 150 - -49 -49

Tổng 0 - 100 100 1.250 100 270 100 423 100 100 - 1.150 1.150 153 56,67

4.3.2 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm.

- Khách hàng là cá nhân: Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng chỉ phát sinh từ năm 2012 ở đối tượng khách hàng là cá nhân. Như đã phân tích ở phần nợ xấu theo ngành kinh tế thì nhóm khách hàng cá nhân này làm nông nghiệp. Do trong năm 2012 tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi của một bộ phận nhỏ người nông dân trên địa bàn. Mặt khác, đây là một năm lao đao với giá mía nguyên liệu, khiến nông dân trồng mía bị thua lỗ, nên một số hộ nông dân không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Năm 2013 nợ xấu tiếp tục tăng do một bộ phận bà con gặp khó khăn trong chăn nuôi, giá thành thì tăng trong khi giá bán thì lại thấp. Một số hộ nuôi cá thì sản lượng đạt thấp chủ yếu là do khâu giống, kỹ thuật và ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong 6 tháng đầu năm 2014, mặt bằng lãi suất lại tiếp tục hạ nhiệt, cộng với việc kinh doanh của các tiểu thương gặp thuận lợi, giá lúa tăng đã tạo điều kiện cho công việc thu hồi nợ đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng.

- Khách hàng là doanh nghiệp: Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn bất đầu xuất hiện ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp với tỷ trọng nợ xấu là 67,2%. Do một số doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn, sức cạnh tranh kém nên thua lỗ, ngừng hoạt động, không thể trả nợ cho ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, nhà nước đã hổ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bằng cách hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, về phía Vietinbank Hậu Giang cũng đã đưa ra nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để hổ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh, do đó, tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngưng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang so với cùng kỳ năm trước là 0%. Tuy số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động không tăng nhưng vẫn có xảy ra cũng là nguyên nhân khiến nợ xấu ngắn hạn tăng. Nguyên nhân thứ hai là do trong năm 2013 có nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động đã dẫn đến nợ xấu tăng vào cuối năm, nhưng do gặp khó khăn về mặt thời gian và thủ tục thi hành án để thu hồi nợ nên trong năm 2013 số nợ xấu vẫn chưa được xử lý hết và tồn đọng đến 6 tháng 2014.

Bảng 4.10 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng của Vietinbank Hậu Giang qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng dầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2013 2014 2012 2013 6T2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá nhân 0 0 100 100 410 32,80 270 100 245 57,92 100 - 310 310 -25 -9,26

Doanh

nghiệp 0 0 0 0 840 67,20 0 0 178 42,08 0 - 840 - 178 -

Tổng 0 0 100 100 1.250 100 270 100 423 100 100 - 1.150 1.150 153 56,67

4.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG

4.4.1 Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ

Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm, luôn trên 79%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 thì tỷ lệ này vẫn còn cao, trên 80%. Tỷ số này cao cho thấy người dân trên địa bàn chủ yếu là vay vốn ngắn hạn để tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Và đây là nguồn thu nhập quan trọng của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải xem xét và có những biện pháp để quản lý tốt dư nợ ngắn hạn, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Các khoản vay có thời hạn ngắn thường gặp ít rủi ro hơn các khoản vay có thời hạn dài nên tỷ lệ dư nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cũng là đều hợp lý.

4.4.2 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng dần qua các năm nhưng nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng chỉ xuất hiện vào năm 2012 với tỷ lệ là 0,02%. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn cao nhất là vào năm 2013 (0,24%). Trong 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ nợ xấu tuy có tăng so với cùng kỳ năm 2013 nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức thấp và dưới mức cho phép của NHNN (5 %). Điều này cho thấy việc cho vay ngắn hạn của ngân hàng có độ rủi ro rất thấp. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong công tác quản lý nợ xấu của mình để giữ tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể.

4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Năm 2011 là một năm đầy sống gió của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát giữ ớ mức cao nên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa phương. Điều này đã gây chậm trễ trong việc trả nợ cho ngân hàng của một số người dân và tổ chức, nguồn vốn của ngân hàng thu hồi chậm, dẫn đến vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn chỉ có 0,97 vòng/ năm.

Sang năm 2012 và 2013, nền kinh tế dần dần phục hồi, thêm vào đó là việc hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng Nhà nước, đã thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh phát triển, khách hàng làm ăn hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, đồng thời chi nhánh đã chủ động hơn trong việc quản lý các khoản vay ngắn hạn nên vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đã tăng lên 1,61 vòng (năm 2013). Trên đà này thì sang 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay vốn cũng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Vietinbank Hậu Giang năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng/2013 6 tháng/2014

Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 525.527 628.040 875.707 402.720 480.103

Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 237.669 592.648 769.423 359.070 450.240

Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 387.904 423.296 529.580 466.946 559.443

Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 243.975 405.600 476.438 445.121 544.511,5

Dư nợ ngắn hạn có tài sản bảo đảm Triệu đồng 220.621 310.887 401.258 300.214 418.998

Tổng dư nợ Triệu đồng 408.328 535.200 635.482 580.970 676.275

Giá trị TSBĐ của món vay ngắn hạn Triệu đồng 554.776 634.348 876.796 696.041 1.115.888

Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 0 100 1.250 270 423 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ % 95 79,09 83,34 80,37 82,72 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 45,22 94,36 87,86 89,16 93,78 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 0,97 1,46 1,61 0,81 0,83 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn % 0 0,02 0,24 0,06 0,08 Tỷ lệ TSĐB/Dư nợ ngắn hạn có TSBĐ % 251,46 204,04 218,51 231,85 266,32 Nguồn: Tổng hợp

Vòng quay vốn tăng cho thấy ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả và thời gian thu hồi nợ ngày càng nhanh. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa để vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng cao hơn nữa.

4.4.4 Hệ số thu nợ ngắn hạn

Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2011 tương đối thấp chỉ có 45,22%, tức là số tiền cho vay ngân hàng thu về được là 45,22% doanh số cho vay. Sang năm 2012 và 2013 thì hệ số này tăng lên khá cao, đều trên 87%. Sang 6 tháng đầu năm 2014 thì hệ số này là 93,78%, tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2013. Cho thấy công tác thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, hệ số này chưa phải là cao nhất nên ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để giữ hệ số này ở mức càng cao càng tốt.

4.4.5 Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo của món vay ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn có tài sản bảo đảm dư nợ ngắn hạn có tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ ngắn hạn qua các năm khá cao, luôn trên 200%. Tỷ lệ này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là khá cao khi gặp phải rủi ro là khách hàng không có khả năng trả nợ. Ngân hàng cần chú trọng đến công tác thẩm định để đảm bảo thẩm định chính xác giá trị của tài sản.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẬU GIANG

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

5.1.1 Những kết quả đạt được

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động thì Vietinbank Hậu Giang đã dần tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng, là nơi uy tín để khách hàng cất giữ nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Bằng chứng là nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn tăng qua các năm.

Lợi nhuận của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm. Quy mô tín dụng được mở rộng, đa dạng hóa khách hàng, ngoài những khách hàng chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp thì ngân hàng còn mở rộng cho vay khách hàng là nông dân, tiểu thương và cán bộ công nhân viên. Dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua các năm. Song song với việc tăng trưởng dư nợ thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng khá hiệu quả, doanh số thu nợ thời gian qua luôn tăng cao.

Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động và có trách nhiệm nên công việc thẩm định, giám sát, thu hồi nợ luôn được quan tâm. Do đó, công tác thu hồi nợ nhìn chung có hiệu quả khá cao.

Tỷ lệ nợ xấu luôn được kiềm chế ở mức thấp.

5.1.2 Những hạn chế của ngân hàng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn hạn

- Là một ngân hàng vừa mới đi vào hoạt động từ năm 2010 nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, bởi chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng lớn, hoạt động lâu năm khác trên địa bàn như: Sacombank, Agribank, MHB,… Hơn nữa, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã có hơn 8 ngân hàng đang hoạt động, nên việc thu hút khách hàng mới gặp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)