Kết quả phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ công viên trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 62)

Kết quả thống kê cho thấy, những người đến công viên tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi. Đa phần các đáp viên đến công viên vào ngày thứ 7 và chủ nhật. Mục đích chủ yếu của đa số đáp viên đến công viên là để nghỉ ngơi thư giãn, tập thể dục, chơi thể thao và ăn uống cùng với bạn bè hoặc gia đình của mình với tần suất diễn ra thường xuyên trong tuần (dưới 2 lần/tuần và 2 – 3 lần/tuần). Họ thường đến công viên đông nhất vào các buổi chiều và tối trong ngày bằng nhiều phương tiện khác nhau chủ yếu như xe máy, xe đạp và đi bộ. Ngược lại một số người cao tuổi thì có xu hướng đến công viên vào buổi sáng để tập thể dục và trò chuyện cùng bạn bè. Công viên không chỉ đáp ứng mục đích nghĩ ngơi, thể dục thể thao cho người dân mà còn đáp ứng nhu cầu tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng, các hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật như: thể dục thẫm mỹ, múa, chơi cờ, biểu diễn nghệ thuật,… Bên cạnh đó, công viên là không gian công cộng của thành phố không hạn chế về đối tượng tham gia nên có rất nhiều đối tượng từ mọi tầng lớp, nhóm tuổi, nghề nghiệp khác nhau đều có thể đến công viên. Nhìn chung, theo kết quả thống kê mức đánh giá trung bình của người dân về chất lượng dịch vụ tại công viên hiện nay là Hài lòng, nhưng còn một số đáp viên đánh giá chưa cao về chất lượng dịch vụ do cơ sở vật chất (ghế đá, đèn chiếu sáng,..) ở một số công viên bị xuống cấp, môi trường kém vệ sinh, thiếu nhà vệ sinh công cộng. Ngoài ra, kết quả thống kê trung bình còn cho biết mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính công viên đến nhu cầu đi công viên của đáp viên. Tóm lại, khi đưa ra các giải pháp cho công viên tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào các đối tượng có tần suất tham gia nhiều nhất và mục đích sử dụng công viên phổ biến nhất.

5.2.2 Kết quả kiểm định Crosstabs

Theo kết quả kiểm định crosstabs thì tác giả nhận thấy rằng, có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với mục đích đến công viên (“Nghĩ ngơi”, “Ăn uống”) và yếu tố người đi cùng đến công viên (“Đi với bạn bè” và “Đi với gia đình”). Sự khác biệt này không quá lớn nhưng có thể lý giải là những nhóm tuổi khác nhau thì thể trạng và tâm lý khác nhau, nhóm người trẻ tuổi thì họ năng động, thích tham gia nhiều hoạt đông vui chơi giải trí cao hơn nhóm lơn tuổi. Vì vậy, họ thích đến công viên với mục đích nghỉ ngơi, ăn uống cùng với bạn bè. Ngoài ra, giữa người độc thân và có gia đình cũng có sự khác biệt nhau về mục đích “Ăn uống” và yếu tố người đi cùng đến công viên (“Đi với bạn bè” và “Đi với gia đình”). Lý giải cho điều này là do ở người độc thân và người có gia đình thì có sự khác nhau về suy nghĩ, nhận thức, người độc thân thường

đến công viên với bạn bè, ngược lại người có gia đình thì họ chủ yếu đến công viên với gia đình.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU

5.3.1 Tăng cường công tác gìn giữ vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh trong công viên

Nâng cao ý thức của người dân về việc gìn giữ vệ sinh môi trường trong và ngoài công viên là điều cần thiết nhất hiện nay. Bằng cách đặt các bảng cấm xả rác xung quanh công viên, tăng cường nhân viên bảo vệ tuần tra trong khuôn viên công viên. Đưa ra các mức phí hoặc hình phạt hợp lý cũng như đặt các bảng quy định trước cổng công viên để nâng cao nhận thức cho người dân, hạn chế việc dẫn thú nuôi vào công viên như: chó, mèo....

Công viên là một công trình công cộng có tầm quan trọng trong việc tạo nét mỹ quan cho quận Ninh Kiều, vì vậy đòi hỏi mỗi người dân phải nhận thức được việc gìn giữ không gian công cộng sạch sẽ là cấp thiết và không của riêng cá nhân nào mà là của toàn cộng đồng. Ngoài ra, người dân cần phải góp tay vào việc ngăn chặn các hành vi phá hoại của công, gây mất vệ sinh trong công viên.

Tăng cường công tác quản lý và dọn dẹp vệ sinh trong công viên thường xuyên, bố trí nhiều thùng rác công cộng một cách hợp lý tránh làm mất vẽ mỹ quan của công viên, các xe rác thường xuyên dọn rác và không đươc đậu xe rác ở công viên. Ban quản lý công viên và các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở địa bàn cần bổ sung lực lượng nhân viên vệ sinh môi trường, xây dựng nhà vệ sinh công cộng và thường xuyên vệ sinh quét dọn.

Công viên là nơi sinh hoạt công cộng của người dân, cũng là nơi hoạt động của những kẻ xấu lợi dụng sự thiếu cảnh giác của người đi công viên để móc túi, giật điện thoại, cướp tiền,… vì vậy công tác đảm bảo an toàn cho người đi công viên cần được quan tâm nhiều hơn. Bằng cách tăng cường nhiều bảo vệ cho các công viên, bảo vệ phải thường xuyên có mặt ở công viên và phải có đường dây nóng để gọi khi có sự cố. Riêng bến Ninh Kiều cần qui hoạch những người chèo đò lại một khu để quản lý về giá cả, độ an toàn của đò, các thiết bị bảo hộ nhằm trả lại vẽ mỹ quan cho bến Ninh Kiều. Bên cạnh đó cần lập các chốt an ninh trong công viên để giảm sự hoạt động của các đối tượng xấu nhằm tạo lòng tin cho những người đi công viên đặc biệt là những người đi tập thể dục buổi sáng.

Về phía chính quyền Thành phố cùng với Ban ngành có liên quan phải đưa ra các kế hoạch đầu tư cụ thể cho từng công viên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý công viên theo hướng phát triển lâu dài bền vững. Nâng cao nhận thức của Chính quyền địa phương và người dân về các giá trị lợi ích mà công viên công cộng mang lại cho mọi người xung quanh. Cần có sự chung sức của các Cơ quan thẩm quyền, Chính quyền địa phương và người dân tích cực hơn trong việc thực hiện quản lý, duy trì nét mỹ quan và bảo tồn các công trình không gian công cộng trong công viên. Bên cạnh đó, về phía Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ cần phân công, phân cấp quản lý cũng như trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành và UBND các quận.

Cơ sở vật chất công viên là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người đi công viên. Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất ở một số công viên bị hư hỏng hay thiếu hụt. Vì vậy, Chính quyền Thành phố cần cấp kinh phí cho việc đầu tư nâng cấp, bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, đặc biệt là ở công viên Sông Hậu cần đầu tư thêm ghế đá phục vụ cho nhu cầu ngồi nghĩ ngơi, thư giãn, trò chuyện của người dân. Ngoài ra, Công ty Công trình Xây dựng Đô thị cùng với Ban quản lý công viên cần gia tăng mức độ chiếu sáng của đèn trên các lối đi ở công viên Sông Hậu, tránh hiện tượng ngập úng ở bên Ninh Kiều và thường xuyên cắt dọn những cây xanh cao to trong công viên tránh việc những cành cây rơi xuống gây nguy hiễm cho người dân đặc biệt là khu vực có nhiều trẻ em và người cao tuổi đi lại. Không cần mở rộng lối đi mà thay vào đó là xây dựng lối đi bằng phẳng và chắc chắn hơn, sắp xếp lại các ghế đá cho thuận tiện việc đi lại của người dân.lại các cổng rào vừa an toàn vừa đảm bảo được sự thuận tiện cho việc ra vào, đi lại của người dân. Bố trí lại các cơ sở kinh doanh buôn bán, các chủ đò ở những nơi nhất định để đảm bảo an toàn và tạo vẽ mỹ quan cho thành phố.

Công viên Sông Hậu là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động giải trí như thả diều, sinh hoạt tập thể, diễn ra các sự kiện của Yamaha, bia Sài Gòn, Honda,.. vì công viên có quảng trường rất rộng nhưng thực tế phần nền của quảng trường đã bị xuống cấp nghiêm trọng cần được nâng cấp sửa chữa.

5.3.3 Tăng cường các dịch vụ tiện ích trong công viên

Thiết lập thêm một số dụng cụ tập thể dục kiên cố và an toàn cho người dân tập thể dục. Công viên cần xây dựng thêm các dịch vụ vui chơi giải trí cho nhiều lứa tuổi khác nhau, bán đồ lưu niệm, mở các lớp hướng dẫn kỹ năng. Bên cạnh đó, cần đầu tư cho các công viên nhà vệ sinh công cộng phục vụ cho nhu cầu sinh lý của người đến công viên.

Cần có bãi để xe tập trung hoặc bãi giử xe có thu phí vì đa phần người dân sử dụng xe máy để đến công viên và việc đậu xe mất trật tự làm cản trở các lối đi trong công viên hay lấn chiếm vĩa hè, lề đường. Tổ chức các dịch vụ vui chơi đa dạng và an toàn cho trẻ em như: cầu trượt, bập bênh, xích đu,… Bên cạnh đó cần xây các đài phun nước, trưng bày tác phẩm nghệ thuật,… làm tăng vẽ mỹ quan cho thành phố.

Ngoài ra, công viên cần thiết kế bảng quảng cáo màn ảnh rộng trước công viên để cung cấp thông tin cho người đi công viên. Bên cạnh đó cần lắp đặt tên công viên ở lối vào công viên để tăng sự ghi nhớ của người dân khi đến công viên. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở công viên qua các phương tiện truyền thông phổ biến như truyền hình, áp phích, loa phát thanh,…

Tóm tắt chương 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề ra một số giải pháp chính như: - Tăng cường công tác gìn giữ vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh trong công viên như: nâng cao ý thức của người dân về việc gìn giữ vệ sinh môi trường trong và ngoài công viên, tăng cường công tác quản lý và dọn dẹp vệ sinh trong công viên thường xuyên, bố trí nhiều thùng rác công cộng một cách hợp lý tránh làm mất vẽ mỹ quan của công viên. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn cho người đi công viên cần được quan tâm nhiều hơn, bằng cách tăng cường nhiều bảo vệ cho các công viên, bảo vệ phải thường xuyên có mặt ở công viên và phải có đường dây nóng để gọi khi có sự cố.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và bảo vệ khuôn viên công viên bằng các biện pháp như: chính quyền Thành phố cùng với Ban ngành có liên quan phải đưa ra các kế hoạch đầu tư cụ thể cho từng công viên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý công viên theo hướng phát triển lâu dài bền vững. Bên cạnh đó, về phía Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ cần phân công, phân cấp quản lý cũng như trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ngành và UBND các quận. Ngoài ra, , chính quyền Thành phố cần cấp kinh phí cho việc đầu tư nâng cấp, bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, đặc biệt là ở công viên Sông Hậu cần đầu tư thêm ghế đá phục vụ cho nhu cầu ngồi nghĩ ngơi, thư giãn, trò chuyện của người dân.

Tăng cường các dịch vụ tiện ích trong công viên như: thiết lập thêm một số dụng cụ tập thể dục kiên cố và an toàn cho người dân tập thể dục, xây dựng thêm các dịch vụ vui chơi giải trí cho nhiều lứa tuổi khác nhau, bán đồ lưu niệm, mở các lớp hướng dẫn kỹ năng. Bên cạnh đó, cần đầu tư cho các công viên nhà vệ sinh công cộng phục vụ cho nhu cầu sinh lý của người đến công

viên, xây dựng các bãi giữ xe, các bảng quảng cáo. Ngoài ra, cần có các dịch vụ vui chơi đa dạng và an toàn cho trẻ em như: cầu trượt, bập bênh, xích đu, các đài phun nước, trưng bày tác phẩm nghệ thuật,… làm tăng vẽ mỹ quan cho thành phố.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

6.1 KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên của người dân và đánh giá của người dân về các yếu tố thuộc tính công viên ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở công viên. Do đó tác giả xây dựng nên thang đo 5 mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ làm cơ sở để tiến hành phân tích và qua đó đề ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công viên ở quận Ninh Kiều.

Số liệu của đề tài được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp 80 người dân đang sử dụng công viên tại quận Ninh Kiều và 25 người dân chưa từng hoặc hiếm khi đi công viên. Sau đó, sử dụng các phương pháp như: thống kê mô tả để phân tích thực trạng và phân tích bảng chéo để xác định sự khác biệt giữa các yếu tố.

Qua kết quả thống kê: Những người đến công viên đa phần thuộc nhóm tuổi từ 20 đến 30 tuổi và nhu cầu chủ yếu của họ khi tham gia vào công viên là nghĩ ngơi thư giãn, tập thể dục, thể thao, ăn uống. Họ thường đến công viên với bạn bè và thường đi vào buổi chiều và buổi tối của các ngày cuối tuần.

Qua kết quả kiểm định sự khác biệt (Crosstabs) trong việc đưa ra đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng của những tổng thể khác nhau cho biết có sự khác biệt về mức đánh giá giữa nhóm tuổi với mục đích “Nghĩ ngơi”, mục đích “Ăn uống” (với α = 10%) và yếu tố ”Đi với bạn bè”, ”Đi với gia đình” (với α = 5%). Bên cạnh đó còn có sự khác biệt giũa tình trạng hôn nhân với mục đích “Ăn uống” và với yếu tố ”Đi với bạn bè”, ”Đi với gia đình”. nhóm tuổi với yếu tố “An toàn an ninh” với mức ý nghĩa α = 5%.

6.2 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Trong bài nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do thời gian nghiên cứu ngắn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động của các thuộc tính công viên đến nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên mà không xem xét đưa vào mô hình tất cả các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng công viên của người dân quận Ninh Kiều. Chính vì thế, khả năng giải thích biến phụ thuộc là nhu cầu sử dụng dựa trên các biến độc lập vẫn còn rất thấp. Đồng thời, do sự hạn chế về thời gian, chi phí và nhân lực nên mẫu nghiên cứu còn khá nhỏ và không đống đều ở 3 công viên để có thể quy rộng

ra trên phạm vi tổng thể. Nếu cỡ mẫu nghiên cứu lớn hơn thì tính đại diện của mẫu cũng sẽ cao hơn và đánh giá của người dân về các thuộc tính của công viên đến nhu cầu đến công viên cũng cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu ngoài nước:

[1] Anna Chiesura, 2004. “The role of urban parks for the sustainable city”.

Deparment of Leisure, Tourism and Environment, Wageningen University General Foulkseweg 13, Wageningen 6703 BJ, The Netherlands.

[2] Abdul Hadi Nawawi and Salina Mohamed Ali (2006), “Factors that influence user’s satisfation on urban park”. Faculty of Architecture, Planning

and Surveying , Universiti Teknologi MARA, Shah Alam, MALAYSIA. [3] Gavin R.McCormack, MelanieRock, Ann M.Toohey, DanicaHignell (2010), “Characteristics of urban parks associated with park use and physical

activity: A review of qualitative research”. Population Health Intervention Research Centre, University of Calgary, 3280 Hospital Drive, N.W.Calgary, Alberta, CanadaT2N4Z6.

Tài liệu trong nước:

[1] Nguyễn Thị Mai Trân (2012), “Xác định mức giá sẵn lòng chi trả cho không gian công cộng công viên Lưu Hữu Phước thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

[2] Phạm Đức Nguyên, Trần Duy Cương (2007), “Khảo sát nhu cầu không

gian vui chơi giải trí của nhân viên văn phòng Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ công viên trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)