Để giải quyết các mục tiêu đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp cho từng mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tần suất, tỷ lệ,…để phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ công viên và nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân tại quận Ninh Kiều Tp Cần Thơ.
- Phương pháp tần số: sử dụng bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng yếu tố khác nhau, dựa trên những tấn số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu. Một số đại lượng thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu gồm:
Số trung bình cộng (Mean): bằng tổng tất cả các giá trị lượng biến quan sát chia cho số quan sát.
Mode (Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.
Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.
Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện thái độ đồng ý hay không đồng ý của đáp viên về các thuộc tính của công viên. Với câu trả lời của đáp viên dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được sự đánh giá của đáp viên về chất lượng đối với từng thuộc tính của công viên. Ngoài ra, việc đưa thang đo Likert vào bảng câu hỏi, tác giả tham khảo
dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trân (2012) và Nguyễn Ngọc Phương Trinh (2014), vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 – 1,80 Rất không đồng ý 1,81 – 2,60 Không đồng ý 2,61 – 3,40 Không ý kiến 3,41 – 4,20 Đồng ý 4,21 – 5,00 Rất đồng ý
Giá trị khoảng cánh = (Maximun – Minimum) / n <=> (5-1) / 5 = 0,8
- Phương pháp phân tích bảng chéo: dùng để phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square).
Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thuyết. H0: không có mối quan hệ giữa các biến. H1: có mối quan hệ giữa các biến.
Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp.
Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0
p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa) bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.
p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa) chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.
- Tóm tắt chương 2:
Nội dung chương này trình bày về cơ sở lý luận của nghiên cứu làm nền tảng nền tảng lý luận cho các biến nghiên cứu, các lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, mô hình nghiên cứu tổng thể và phương pháp nghiên cứu cho đề
tài. Thông qua các lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra các biến nghiên cứu chính trong đề tài là đặc điểm cá nhân, các thuộc tính của công viên và nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên. Trong đó, có 9 yếu tố về thuộc tính công viên như: Cơ sở vật chất, Môi trường, vệ sinh, Cảnh quan, cây cảnh, An toàn, an ninh, Sự thuận tiện, Tiếp cận thông tin, Hoạt động giải trí, Dịch vụ trong công viên. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và thiết lập mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra các phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu cho bài nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIÊN Ở QUẬN NINH KIỀU TP CẦN THƠ 3.1.1 Công viên Bến Ninh Kiều
Công viên Ninh Kiều hay thường gọi là Bến Ninh Kiều có diện tích 7.665 m2 với chiều dài chiều dài 155m (phần vỉa hè phía công viên), tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều. Đây là công viên có lịch sử hình thành lâu đời nhất ở Cần Thơ và cũng là niềm tự hào của người dân thành phố. Bến Ninh Kiều trước ngày 04 tháng 08 năm 1958 có tên gọi là bến Hàng Dương do thực dân Pháp xây dựng để làm trung tâm thương mại và quân sự, sau đó được đổi tên là bến Lê Lợi vào năm 1954. Bến Ninh Kiều được tôn tạo thành những vườn hoa, khu giải trí và công viên tham quan sau những năm 1975, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt là tượng đài Bác Hồ được xây dựng vào năm 1976 đã tạo nên điếm nhấn cho thắng cảnh bến Ninh Kiều với giá trị ý nghĩa ngày một nâng cao. (Trích “Cần Thơ xưa”- Huỳnh Minh, 1966).
Ngày nay, bến Ninh Kiều là niềm tự hòa và kiêu hãnh đối với người Cần thơ. Bên cạnh đó bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên Bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ. Cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa vào. tiên, thần mặt trời và thần mặt trăng. Đây là một trong những cổ tự nổi tiếng của Tiền Giang đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức các món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng.
Dọc theo công viên Ninh Kiều là hàng dài những ghế đá kê dọc bến sông, từng cơn gió mát lành từ dòng Hậu Giang khiến người đi công viên cảm thấy dể chịu và thoải mái vô cùng.. Vào ngày hè nơi đây còn là địa điểm ưa
thích của trẻ em thành phố đến thả diều, vui chơi giải trí sau 1 năm học vất vã. Ngoài ra, mỗi ngày du thuyền Ninh Kiều, một nhà hàng nổi trên sông, xuất phát lúc 19h tối tại bến, hoạt động đến 21h tối, đưa khách thưởng ngoạn trên sông và xem những tiết mục văn nghệ như cải lương hay đờn ca tài tử đặc sắc. Bên cạnh đó, còn có nhiều dịch vụ dọc theo đường Hai Bà Trưng như: nhà hàng Tây, khách sạn, quán cà phê, cửa hàng bán quà lưu niệm, quán bar,… phục vụ cho những người đi công viên và đặc là khách du lịch trong và ngoài nước đến Cần Thơ. Bên cạnh đó, hệ thống cây xanh, vườn hoa cũng được đảm bảo, ngoài ra còn có khu vực nhà lồng chợ cổ phục vụ thêm đối tượng là khách du lịch nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
3.1.2 Hồ xáng thổi
Công viên Hồ Xáng Thổi có diện tích hơn 6,5 ha, nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, thuộc phường An Cư, có chức năng quan trọng trong việc điều tiết nước sông, tiêu thoát nước mưa. Mặt khác, khuôn viên quanh hồ cũng là nơi tập thể dục, vui chơi, giải trí, thư giãn của người dân. Đây là một hồ nước được hình thành vào khoảng năm 1940 do chính quyền Pháp thuộc cho xáng thổi từ bờ sông Cái Khế vào sâu trong đất liền dùng làm nơi đóng quân của hải quân Pháp. Ngày 20 tháng 10 năm 2006 công trình cải tạo nâng cấp khu vực kênh và hồ Xáng Thổi được khởi công. Các hạng mục như: nạo vét chất hữu cơ, bùn đất trong kênh, làm bờ kè dọc kênh, công viên cây xanh,… đã được hoàn thành vào ngày 26 tháng 8 năm 2009.
Trước khi được cải tạo thành công viên, Hồ Xáng Thổi được ví như là một túi rác khổng lồ của thành phố với dòng kênh đen và hai bên bờ là dãy nhà ổ chuột. Ngày nay, Hồ Xáng Thổi được đầu tư xây dựng thành một công viên sạch đẹp, hai bên là những dãy nhà khang trang làm tăng vẽ mỹ quan cho thành phố. Ngoài ra, dọc bờ hồ là hàng cây xanh trãi dài với nhiều ghế đá được bố trí xung quanh, lối đi trong công viên được xây dựng tương đối rộng rãi và bằng phẳng. Bên cạnh đó, công viên còn có nhiều quán cà phê, quán ăn, quán nhậu dọc hai bên đường. Phần lớn mục đích của người dân đến công viên chủ yếu là nghỉ ngơi, thư giãn, trò chuyện, tập thể dục, đi dạo, câu cá, thả diều. Đặc biệt vào dịp tết, công viên nhộn nhịp với chợ hoa tết với rất nhiều loại hoa đầy đủ màu sắc tạo cho công viên một vẽ đẹp duyên dáng.
3.1.3 Công viên sông hậu
Công viên sông Hậu nằm bên bờ sông Hậu thuộc địa bàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có chiều dài 1.958,6m được xây dựng và hoàn thành vào tháng 9 năm 2009 nhân kỷ niệm 64 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 02 tháng 9 và chào mừng sự kiện thành phố Cần Thơ là
đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Công viên Sông Hậu góp phần làm tăng vẻ đẹp đô thị “thành phố vùng sông nước” của Cần Thơ. [4]
Nằm dọc theo bờ Sông Hậu hiền hòa, công viên Sông Hậu mang một vẽ đẹp rất riêng, từ đây mọi người có thể nhìn ngấm cầu Cần Thơ, được hưởng những làn gió mát trong lành. Dọc theo bờ sông là hàng cây xanh và lối đi bộ rộng rãi, bên trong công viên được trang trí rất đẹp với nhiều loại cây kiểng và một quảng trường rất rộng. Công viên Sông Hậu là nơi diễn ra các hoạt động cộng động như tập thể dục thể thao, đi dạo, sinh hoạt tập thể, thi thả diều, tập múa,… và các hoạt động văn hóa, văn nghệ vào các dịp lể, hội. Ngoài ra, còn là nơi diển ra các sự kiện thương mại của các công ty như: Yamaha, Honda, bia Sài Gòn,…
3.2 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG VIÊN Ở QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ
3.2.1 Công viên Bến Ninh Kiều
Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của TP Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Gần đây, công viên này được nâng cấp, sửa chữa sạch đẹp với bờ kè dọc bờ sông. Buổi tối, nơi đây tập trung rất đông người đến ngắm cảnh, tản bộ, trẻ em vui chơi...
Tuy nhiên, các dịch vụ buôn bán tại đây cũng nở rộ gây nên tình trạng mất trật tự, mất vệ sinh, kém mỹ quan làm người dân bức xúc. Nhiều người mua bán đậu xe dưới lòng đường, có khi còn cự cãi nhau giành chỗ..., thấy công an tới thì đẩy xe chạy tán loạn nhưng lát sau đâu vẫn vào đấy. Khu vực công viên mà đi từ đầu đến cuối thấy toàn xe bán hột gà nướng, đậu phộng, chuối nướng, nước mía... Nhiều túi đồ, hàng hóa để lung tung quanh các bồn cây trông rất mất mỹ quan”.
Ban ngày, khu vực này cũng rất bát nháo bởi đây là nơi “thường trú” của các chủ đò du lịch tư nhân, hễ có khách đi qua, đặc biệt là khách đoàn hay người nước ngoài, họ liền lao tới mời chào đi đò tham quan. Nhiều lúc khách từ chối thì bị họ bám theo ngã giá lam phiền rất lâu.
Từ đầu năm 2010, phần công viên tiếp giáp với nhà lồng chợ cổ Cần Thơ được giao cho một doanh nghiệp dựng lều bán quán ăn từ chiều tối đến rạng
4 Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ. Ngày 09 tháng 12 năm 2009. Nghị quyết 19/2009/NQ- HĐND về đặt tên đường và tên công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-19-2009-NQ-HDND-dat-ten-duong-ten-cong-trinh- cong-cong-Can-Tho-vb188105.aspx Ngày truy cập 03.10.2014
sáng hôm sau. Theo cam kết, đến 4 giờ sáng, các hàng quán phải tháo dỡ để trả lại mặt bằng cho công viên nhưng các chủ quán cứ để luôn lều quán vừa gây mất mỹ quan, vừa lấn chiếm không gian công viên. Bên cạnh đó, tình trạng móc nối, chèo kéo khách du lịch của dân cò mồi diễn ra hàng giờ cũng gây bức xúc trong dư luận, nhất là cho du khách gần xa đến với bến Ninh Kiều.
UBND Q.Ninh Kiều đã chỉ đạo việc quản lý khai thác, tổ chức đưa rước khách để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho khách du lịch. Tuy nhiên, theo Công ty cổ phần Du lịch Cần Thơ, những chủ đò chèo kéo khách du lịch tại khu vực công viên bến Ninh Kiều hiện nay đều không đăng ký hoạt động đưa rước khách, trong khi công ty không có chức năng ngăn cản hoạt động của họ.
Riêng việc tổ chức mua bán ở công viên, theo Phòng quản lý đô thị Q.Ninh Kiều, quận đã có thông báo cho phép UBND P.Tân An tạm thời sử dụng một phần vỉa hè công viên Ninh Kiều để sắp xếp khu vực mua bán hàng rong. Khu vực vỉa hè này có kẻ vạch, ô để bố trí xe bán hàng, với yêu cầu phải đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu vực buôn bán. Tuy nhiên, trên thực tế điều này đã không được đảm bảo khi nhiều xe bán hàng đẩy tràn xuống lòng đường, khách mua bán hàng tự nhiên vứt rác quanh khu vực công viên và đậu xe mất trật tự...
Tuy nhiên, công viên Ninh Kiều vẫn có những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:
- Thuận lợi của công viên Ninh Kiều:
Công viên có lịch sử hình thành lâu nhất ở Cần Thơ, hầu hết người dân thành phố đều biết đến công viên và có nhận thức ngày càng cao về giá trị hữu dụng mà công viên Ninh Kiều mang lại.
Diện tích công viên rộng rãi, nhiều lối vào, vị trí đặt ngay trung tâm thành phố nên dể dàng tiếp cận và đóng vai trò góp phần làm tăng nét mỹ quan cho thành phố
Công viên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân vào các dịp lể, hội.
- Khó khăn của công viên Ninh Kiều:
Nhận thức của người dân về giữ gìn vệ sinh và tài sản chung trong công viên còn kém.
Các dịch vụ ăn uống, buôn bán, chở khách qua sông diễn ra phức tạp, chưa được quan tâm và quản lý đúng mức.
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân như thiếu dụng cụ tập thể dục, bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng,…
3.2.2 Công viên Hồ Xáng Thổi
Đầu năm 2012, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, UBND phường An Cư tiến hành khảo sát thực tế, kiểm tra hiện trạng môi trường, thu mẫu nước mặt Hồ Xáng Thổi. Kết quả cho thấy khu vực nước mặt bên trong lòng hồ và thảm cỏ, lối đi bộ xung quanh bờ hồ phát sinh các loại rác thải sinh hoạt, rác thải của các cơ sở kinh doanh gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường. Lòng hồ đang cạn dần do tiếp nhận bùn thải, nước thải chưa xử lý từ hệ thống cống