Công viên Sông Hậu

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ công viên trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 32)

Công viên sông Hậu nằm bên bờ sông Hậu thuộc địa bàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có chiều dài 1.958,6m được xây dựng và hoàn thành vào tháng 9 năm 2009 nhân kỷ niệm 64 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 02 tháng 9 và chào mừng sự kiện thành phố Cần Thơ là

đô thị loại I trực thuộc Trung ương. Công viên Sông Hậu góp phần làm tăng vẻ đẹp đô thị “thành phố vùng sông nước” của Cần Thơ. [4]

Nằm dọc theo bờ Sông Hậu hiền hòa, công viên Sông Hậu mang một vẽ đẹp rất riêng, từ đây mọi người có thể nhìn ngấm cầu Cần Thơ, được hưởng những làn gió mát trong lành. Dọc theo bờ sông là hàng cây xanh và lối đi bộ rộng rãi, bên trong công viên được trang trí rất đẹp với nhiều loại cây kiểng và một quảng trường rất rộng. Công viên Sông Hậu là nơi diễn ra các hoạt động cộng động như tập thể dục thể thao, đi dạo, sinh hoạt tập thể, thi thả diều, tập múa,… và các hoạt động văn hóa, văn nghệ vào các dịp lể, hội. Ngoài ra, còn là nơi diển ra các sự kiện thương mại của các công ty như: Yamaha, Honda, bia Sài Gòn,…

3.2 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG VIÊN Ở QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ

3.2.1 Công viên Bến Ninh Kiều

Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của TP Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Gần đây, công viên này được nâng cấp, sửa chữa sạch đẹp với bờ kè dọc bờ sông. Buổi tối, nơi đây tập trung rất đông người đến ngắm cảnh, tản bộ, trẻ em vui chơi...

Tuy nhiên, các dịch vụ buôn bán tại đây cũng nở rộ gây nên tình trạng mất trật tự, mất vệ sinh, kém mỹ quan làm người dân bức xúc. Nhiều người mua bán đậu xe dưới lòng đường, có khi còn cự cãi nhau giành chỗ..., thấy công an tới thì đẩy xe chạy tán loạn nhưng lát sau đâu vẫn vào đấy. Khu vực công viên mà đi từ đầu đến cuối thấy toàn xe bán hột gà nướng, đậu phộng, chuối nướng, nước mía... Nhiều túi đồ, hàng hóa để lung tung quanh các bồn cây trông rất mất mỹ quan”.

Ban ngày, khu vực này cũng rất bát nháo bởi đây là nơi “thường trú” của các chủ đò du lịch tư nhân, hễ có khách đi qua, đặc biệt là khách đoàn hay người nước ngoài, họ liền lao tới mời chào đi đò tham quan. Nhiều lúc khách từ chối thì bị họ bám theo ngã giá lam phiền rất lâu.

Từ đầu năm 2010, phần công viên tiếp giáp với nhà lồng chợ cổ Cần Thơ được giao cho một doanh nghiệp dựng lều bán quán ăn từ chiều tối đến rạng

4 Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ. Ngày 09 tháng 12 năm 2009. Nghị quyết 19/2009/NQ- HĐND về đặt tên đường và tên công trình công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-19-2009-NQ-HDND-dat-ten-duong-ten-cong-trinh- cong-cong-Can-Tho-vb188105.aspx Ngày truy cập 03.10.2014

sáng hôm sau. Theo cam kết, đến 4 giờ sáng, các hàng quán phải tháo dỡ để trả lại mặt bằng cho công viên nhưng các chủ quán cứ để luôn lều quán vừa gây mất mỹ quan, vừa lấn chiếm không gian công viên. Bên cạnh đó, tình trạng móc nối, chèo kéo khách du lịch của dân cò mồi diễn ra hàng giờ cũng gây bức xúc trong dư luận, nhất là cho du khách gần xa đến với bến Ninh Kiều.

UBND Q.Ninh Kiều đã chỉ đạo việc quản lý khai thác, tổ chức đưa rước khách để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho khách du lịch. Tuy nhiên, theo Công ty cổ phần Du lịch Cần Thơ, những chủ đò chèo kéo khách du lịch tại khu vực công viên bến Ninh Kiều hiện nay đều không đăng ký hoạt động đưa rước khách, trong khi công ty không có chức năng ngăn cản hoạt động của họ.

Riêng việc tổ chức mua bán ở công viên, theo Phòng quản lý đô thị Q.Ninh Kiều, quận đã có thông báo cho phép UBND P.Tân An tạm thời sử dụng một phần vỉa hè công viên Ninh Kiều để sắp xếp khu vực mua bán hàng rong. Khu vực vỉa hè này có kẻ vạch, ô để bố trí xe bán hàng, với yêu cầu phải đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu vực buôn bán. Tuy nhiên, trên thực tế điều này đã không được đảm bảo khi nhiều xe bán hàng đẩy tràn xuống lòng đường, khách mua bán hàng tự nhiên vứt rác quanh khu vực công viên và đậu xe mất trật tự...

Tuy nhiên, công viên Ninh Kiều vẫn có những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:

- Thuận lợi của công viên Ninh Kiều:

Công viên có lịch sử hình thành lâu nhất ở Cần Thơ, hầu hết người dân thành phố đều biết đến công viên và có nhận thức ngày càng cao về giá trị hữu dụng mà công viên Ninh Kiều mang lại.

Diện tích công viên rộng rãi, nhiều lối vào, vị trí đặt ngay trung tâm thành phố nên dể dàng tiếp cận và đóng vai trò góp phần làm tăng nét mỹ quan cho thành phố

Công viên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân vào các dịp lể, hội.

- Khó khăn của công viên Ninh Kiều:

Nhận thức của người dân về giữ gìn vệ sinh và tài sản chung trong công viên còn kém.

Các dịch vụ ăn uống, buôn bán, chở khách qua sông diễn ra phức tạp, chưa được quan tâm và quản lý đúng mức.

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân như thiếu dụng cụ tập thể dục, bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng,…

3.2.2 Công viên Hồ Xáng Thổi

Đầu năm 2012, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ninh Kiều, UBND phường An Cư tiến hành khảo sát thực tế, kiểm tra hiện trạng môi trường, thu mẫu nước mặt Hồ Xáng Thổi. Kết quả cho thấy khu vực nước mặt bên trong lòng hồ và thảm cỏ, lối đi bộ xung quanh bờ hồ phát sinh các loại rác thải sinh hoạt, rác thải của các cơ sở kinh doanh gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường. Lòng hồ đang cạn dần do tiếp nhận bùn thải, nước thải chưa xử lý từ hệ thống cống thoát nước đô thị xung quanh khu vực phường An Cư chảy vào 7 miệng cống xả thải vào hồ. Đặc biệt, khi thủy triều xuống, lòng hồ đã nổi lên nhiều mảng bùn đáy và phát sinh mùi hôi thối. Chất lượng nước Hồ Xáng Thổi đã bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.[5]

Bên cạnh đó là viêc hàng loạt các quán nhậu mọc lên ven hai bên bờ kè đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến người đi công viên, gây mất trật tự công cộng.

Thực tế cho thấy, công viên Hồ Xáng Thổi có những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:

- Thuận lợi:

Công viên được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, hệ thống chiếu sáng trong công viên tốt.

Diện tích khá rộng, có nhiều lối vào công viên, vị trí nằm ở trung tâm thành phố nên dể tiếp cận, cảnh quan công viên đẹp góp phần làm tăng vẽ mỹ quan cho thành phố.

- Khó khăn:

Hệ thống xử lý nước thải chưa hoàn thiện, phát sinh nhiều loại rác thải sinh hoạt xung quanh bờ hồ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.

Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, số lượng ghế đá còn ít, thiếu dụng cụ tập thể dục tại chổ,…

5 Đề nghị cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại Hồ Xáng Thổi.

Hồ nước chiếm diện tích quá lớn nên không gian dành cho người đi công viên bị thu hẹp, không thể tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, sự kiện do không có quảng trường trong công viên.

3.2.3 Công viên Sông Hậu

Công viên Sông Hậu được thành lập cách đây gần 5 năm, đã góp phần làm tăng vẽ mỹ quan cho thành phố, thu hút rất nhiều người dân đến đây nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, thời gian gần đây công viên trở nên vắng khách, một trong những nguyên nhân là do Xí nghiệp Quản lý cây xanh TP Cần Thơ cho bảo vệ giăng dây và để bảng cấm xe vào công viên để lập lại trật tự cho công viên và giảm thiệt hại cho phần gạch nền góp phần tăng tuổi thọ cho công viên. Mặc dù công viên đã không còn giăng dây để trả lại vẽ mỹ quan cho thành phố nhưng do đa phần người dân đã quen việc chạy xe vào công viên, phần khác nếu muốn gửi xe cũng không có chỗ gửi.

Công viên có những thuận lợi và khó khăn như sau: - Thuận lợi:

Diện tích rộng rãi, khuôn viên thoáng mát, không khí trong lành, có quảng trường lớn trong công viên.

Công viên thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân vào các dịp lể, hội.

- Khó khăn:

Nằm xa trung tâm thành phố, diện tích công viên trãi dài theo bờ Sông Hậu, không có chiều ngang nên khó khăn cho việc phát triển các dịch vụ kèm theo.

Ý thức giữ gìn vệ sinh công viên của người dân còn kém, vứt rác bừa bãi. Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức, số lượng ghế đá quá ít, hệ thống chiếu sáng còn kém, phần nền của quảng trường bị xuống cấp, thiếu các dụng cụ tập thể dục, bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng…

Vào mùa cao điểm, lượng khách quá đông nên vấn đề an ninh và vệ sinh công viên còn quá kém. Ngoài ra, đội ngũ bảo vệ thiếu chuyên nghiệp, số lượng quá ít và không thường xuyên có mặt ở công viên.

Tóm lại, thực trạng chung của 3 công viên là: diện tích các công viên khá nhỏ so với diện tích của quận Ninh Kiều nên thiếu sân chơi, các dịch vụ trong công viên chưa đảm bảo không đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng của người dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý công viên còn kém, các vấn đề về vệ sinh công viên, an toàn an ninh, ô nhiễm môi trường

chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, các công viên còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: chưa có bãi giữ xe, bảo vệ thiếu chuyên nghiệp, chưa có nhà vệ sinh công cộng, dịch vụ giải trí kém phát triển, công tác quảng bá công viên còn yếu, việc trưng bài các tác phẩm nghệ thuật còn quá ít.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU

4.1.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 90 người đi công viên ở 3 công viên: Ninh Kiều, Sông Hậu, Hồ Xáng Thổi (mỗi công viên 30 mẫu). Kết quả thống kê cho thấy có 80 quan sát đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 88,89% so với cỡ mẫu ban đầu), số lượng đã đủ yêu cầu và đạt độ tin cậy cao.

Bảng 4.1 Mô tả cỡ mẫu.

STT Công viên Số quan sát Tỷ lệ

1 Ninh Kiều 46 57,50

2 Sông Hậu 13 16,25

3 Hồ Xáng Thổi 21 26,25

Tổng cộng 80 100

Nguồn: Kết quả khảo sát năm, 2014.

Nghiên cứu khảo sát người đi công viên tại 3 công viên trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ với các thông tin được thể hiện cụ thể như sau:

Về giới tính: Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 80 người được

phỏng vấn thì có 41 đáp viên là nam (chiếm 51,2%) và 39 đáp viên là nữ (chiếm 48,8%). Tỷ lệ đáp viên giữa Nam và Nữ gần bằng nhau, tuy nhiên tỷ lệ đáp viên Nam cao hơn tỷ lệ đáp viên Nữ nhưng không quá cao chỉ 2,4%. Nhìn chung tỷ lệ đáp viên Nam và Nữ khá cân bằng nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho những phân tích và kết luận trong bài nghiên cứu có ý nghĩa chung giữa hai nhóm Nam và Nữ.

Về độ tuổi: Trong quá trình phỏng vấn, đáp viên được yêu cầu trả lời

tuổi chính xác của mình. Nhưng để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu, tác giả đã chia tuổi của đáp viên thành 3 nhóm: dưới 20 tuổi, 20 – 30 tuổi, trên 30 tuổi. Theo kết quả thống kê, độ tuổi cao nhất là 68 tuổi và thấp nhất là 16 tuổi, nhóm tuổi của đáp viên từ 20 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 47,5%, nhóm tuổi dưới 20 tuổi chiếm 30%, nhóm tuổi trên 30 tuổi chiếm 22,5%. Nhóm tuổi từ dưới 20 tuổi và từ 20 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất vì ở độ tuổi này phần lớn là học sinh, sinh viên, người đã đi làm chưa có gia đình, họ thường có nhiều thời gian rảnh, năng động, thích các hoạt động giải trí cộng đồng nên nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí, chơi thể thao sẽ cao hơn các nhóm tuổi còn lại.

Còn lại, nhóm tuổi trên 30 tuổi đây là độ tuổi trung niên và cao tuổi, họ thường đã lập gia đình nên họ ít có thời gian rảnh để đến công viên vì ngoài thời gian đi làm họ còn chăm sóc con và lo cho gia đình.

Về trình độ học vấn: Đáp viên được hỏi trình độ cao nhất mà họ đã

hoàn thành với số năm học tương ứng là bao nhiêu năm, sau đó tác giả chia thành 4 nhóm: đáp viên có trình độ dưới phổ thông chiếm tỷ lệ 21,3%, trình độ Phổ thông chiếm 25,0%, trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,5%, và nhóm trình độ chiếm tỷ lệ cao nhất là Đại học, sau đại học đạt 46,2%. Ngày nay, tri thức là một phần thiết yếu không thể thiếu đối với mỗi con người, nhất là đối với các bạn trẻ. Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế đòi hỏi một nguồn nhân lực có chất lượng cao, năng động, sáng tạo nên việc học tập nâng cao trình độ là ưu tiên hàng đầu. Do đó, đa phần đối tượng đến công viên có trình độ học vấn từ phổ thông, đại học và sau đại hoc.

Về tình trạng hôn nhân: Tỷ lệ đáp viên còn độc thân chiếm 72,5% và

có gia đình (đã kết hôn) chiếm tỷ lệ 27,5%. Có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ độc thân và có gia đình vì đa số đối tượng được phỏng vấn là học sinh,sinh viên, công nhân viên chức chưa lập gia đình.

Về nghề nghiệp của đáp viên: Chiếm tỷ lệ cao nhất là Sinh viên, học

sinh với tỷ lệ là 55%. Vì, các bạn học sinh và sinh viên phần lớn là các bạn trẻ năng động nên nhu cầu về giải trí cao hơn và có thời gian rãnh rỗi nhiều hơn những nhóm còn lại vì vậy họ thường đến công viên cùng với bạn bè để trò chuyện, nghi ngơi thư giản, tham gia các hoạt động mang tính nghệ thuật như nhảy hiphop, thổi sáo, chơi nhạc,…và các hoạt động thể dục, thể thao như đá cầu, cầu lông, chạy bộ,.... Kế đến là nhóm nghề nghiệp công nhân, viên chức chiếm tỷ lệ 30%, những đáp viên thuộc nhóm nghề nghiệp này thường là những người làm việc ở các công ty, cơ quan nhà nước. Họ thường sử dụng công viên để nghi ngơi thư giãn,trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp và tập thể dục hít thở không khí trong lành nhằm cải thiện sức khỏe và tinh thần sau khi làm việc căng thẳng ở cơ quan, công ty. Cuối cùng là nhóm nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán và nhóm nghề khác cùng chiếm tỷ lệ 7,5%, do nhóm đáp viên thuộc hai ngành nghề này có ít thời gian rảnh rỗi hơn 2 nhóm trên. Bên cạnh đó, những người đã về hưu hay người lớn tuổi có nhiều thời gian rảnh nhưng vì tình trạng sức khỏe kém, đi lại khó trở nên khó khăn nên người nhà không an tâm để họ đến công viên một mình vì thế nhu cầu đến công viên thấp hơn.. Theo khảo sát thực tế, những người cao tuổi thường sử dụng công viên cho

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ công viên trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 32)