Cách xây dựng

Một phần của tài liệu LMS CHO HỆ THỐNG ELEARNING CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 77 - 90)

Việc xây dựng khóa học có thể được thực hiện bởi người quản trị hay giáo viên của khoá học.

Trong danh mục khoá học “Các hệ thống thông tin” tạo khoá học “Nguyên lý hệ điều hành”. Như hình 5.5, khoá học này được định dạng theo các chủ đề, có 10 chủ đề mỗi chủ đề là một chương, trong mỗi chương có cả phần lý thuyết và phần câu hỏi kiểm tra kiến thức cuối chương, phần đầu là phần giới thiệu khoá học.

Trong mẫu khóa học này có dùng các module sau:  Forum: tạo diễn đàn môn học.

 Tài nguyên soạn thảo 1 trang văn bản: soạn nội dung để tài cho sinh viên.  Choice: tạo nhận xét giáo trình.

 Tài nguyên link tới 1 file: tải lên file “giới thiệu”.  Label: tạo các tiêu đề cho các các chương.

 Tài nguyên hiển thị một thư mục: tạo phần lý thuyết cho mỗi chương.  Assignment: tạo bài tập lớn cho các nhóm.

 Lesson: tạo câu hỏi ôn tập cho các chương.  Quiz: tạo đề thi thử.

a. Tạo phần lý thuyết

Trong mẫu khoá học trên các tài nguyên thư mục có tên “Lý thuyết” sẽ chứa các file cần đưa vào khoá học. Vì vậy các công việc cần thực hiện là: tải file vào các thư mục đã được tạo sẵn trong CSDL Moodle và sau đó hiển thị các thư mục đó vào trong khoá học.

Tải file vào thư mục

Trong khoá học Nguyên lý hệ điều hành ta vào Điều hành Các tài liệuTạo một danh mục: tạo thư mục cha có tên: “Nguyên lý hệ điều hành”

Click chọn thư mục “Nguyên lý hệ điều hành” và nhấn nút “Tạo một danh mục” để tạo các thư mục con: Lý thuyết chương 2, Lý thuyết chương 3, Lý thuyết chương 4…Ví dụ như hình 5.6:

Hình 5.6: Tạo các danh mục con

Với các thư mục Lý thuyết chương 2, Lý thuyết chương 3, Lý thuyết chương 4… bạn hãy lần lượt chọn và “tải lên một file” để đưa các tài liệu phục vụ cho chương đó. Ngoài ra bạn có thể đổi tên, xoá, di chuyển tới các danh mục khác hoặc tạo file nén Zip.

Hình 5.7: Tải file vào thư mục /Nguyen_ly_he_dieu_hanh/Ly_thuyet_chuong_2 Hiển thị thư mục

Tại các chủ đề của khoá học nguyên lý hệ điều hành, ta thêm tài nguyên “hiển thị một thư mục”. Trong mỗi thư mục sẽ chứa các file lý thuyết cần đưa lên. Ví dụ: thêm vào chủ đề 2 của khoá học một tài nguyên “Hiển thị một thư mục”. Thiết lập các thông số hiển thị một thư mục vào chủ đề 2 như hình 5.8.

Hình 5.8: Thông tin hiển thị một thư mục

Lần lượt thực hiện với các chủ đề còn lại của khoá học, ta hoàn thành việc tạo phần lý thuyết cho các chủ đề.

b. Tạo câu hỏi

có thể thêm, bớt, chỉnh sửa các thông tin cho phù hợp với từng mục đích sử dụng.  Chỉnh sửa module lesson

Trong quá trình sử dụng Moodle, một số thông tin có thể không cần thiết đối với khoá học của bạn vì thế bạn có thể bỏ nó đi. Mặt khác bạn cũng có thể chỉnh sửa hay thêm mới một số thông tin để phù hợp hơn với khoá học đó.

Ở đây, tôi sẽ thiết kế lại form mod.html để bỏ đi một số thiết lập không cần thiết cho lesson ví dụ như: bỏ “điểm số dành cho khách” vì khoá học này khách được phép truy cập, nhưng việc ghi lại điểm số của khách là không phù hợp mà chỉ nên ghi lại điểm số của các học viên; bỏ “thời gian bắt đầu/kết thúc” của câu hỏi vì có thể dựa vào thời gian bắt đầu/kết thúc của khoá học; Mã nguồn file mod.html được thiết kế lại sẽ bỏ đi các đoạn mã lệnh sau:

// Các thiết lập mặc định cho các biến available, deadline, custom

if (!isset($form->available)) { $form->available = 0; }

if (!isset($form->deadline)) {

$currentdate = usergetdate(time());

$form->deadline = gmmktime($currentdate["hours"], $currentdate["minutes"], $currentdate["seconds"], $currentdate["mon"]+1, $currentdate["mday"], $currentdate["year"]);

}

if (!isset($form->custom)) { $form->custom = 1; }

// thiết kế điểm số khách, thời gian bắt đầu/kết thúc

<tr>

<td align="right"><b><?php print_string("customscoring", "lesson"); ?>:</b></td> <td align="left">

<?PHP

$options[0] = get_string("no"); $options[1] = get_string("yes"); choose_from_menu($options, "custom", $form->custom, "");

helpbutton("custom", get_string("customscoring", "lesson"), "lesson"); ?>

</td> </tr>

<tr valign="top">

<td align="right"><b><?php print_string("available", "lesson") ?>:</b></td> <td align="left"><?php

print_date_selector("availableday", "availablemonth", "availableyear", $form- >available);

echo "&nbsp;-&nbsp;";

print_time_selector("availablehour", "availableminute", $form->available); ?></td>

</tr>

<tr valign="top">

<td align="right"><b><?php print_string("deadline", "lesson") ?>:</b></td> <td align="left"><?php

print_date_selector("deadlineday", "deadlinemonth", "deadlineyear", $form- >deadline);

echo "&nbsp;-&nbsp;";

print_time_selector("deadlinehour", "deadlineminute", $form->deadline); ?></td>

</tr>

Như vậy, ta sẽ phải thay đổi các xử lý của các biến available (thời gian bắt đầu câu hỏi), deadline (thời gian kết thúc câu hỏi) trong file lib.php cho hợp lý. Mã nguồn file lib.php sau khi sửa sẽ không còn các đoạn mã sau:

// giá trị thời gian bắt đầu/kết thúc của lesson

$lesson->available = make_timestamp($lesson->availableyear,

$lesson->availableminute);

$lesson->deadline = make_timestamp($lesson->deadlineyear,

$lesson->deadlinemonth, $lesson->deadlineday, $lesson->deadlinehour, $lesson->deadlineminute);

unset($default->available); unset($default->deadline);

// Các biến timestart, timeduration sẽ không được thiết lập

$event->timestart = $lesson->available;

$event->timeduration = ($lesson->deadline - $lesson->available); if ($event->timeduration > LESSON_MAX_EVENT_LENGTH) { $event2 = $event;

$event->name .= ' ('.get_string('lessonopens', 'lesson').')'; $event->timeduration = 0;

$event2->timestart = $lesson->deadline; $event2->eventtype = 'close';

$event2->timeduration = 0;

$event2->name .= ' ('.get_string('lessoncloses', 'lesson').')'; add_event($event2);

}

Các đoạn mã xử lý biến custom ở các file edit.php, locallib.php, view.php, essay.php, report.php sẽ được bỏ đi. Ví dụ:

File locallib.php:

// Tính điểm dành được của khách thông qua biến earned if ($lesson->custom) {

$attempt = end($attempts);

// If essay question, handle it, otherwise add to score

if ($pages[$attempt->pageid]->qtype == LESSON_ESSAY) { $essayinfo = unserialize($attempt->useranswer); $earned += $essayinfo->score; $nmanual++; $manualpoints += $answers[$attempt->answerid]->score; } else {

$earned += $answers[$attempt->answerid]->score; }

}

// Tính điểm cao nhất có thể đạt được ở mỗi câu hỏi từ đó tính được tổng điểm của lesson

if ($lesson->custom) {

$bestscores = array();

// Find the highest possible score per page to get our total foreach ($answers as $answer) {

if(!isset($bestscores[$answer->pageid])) {

$bestscores[$answer->pageid] = $answer->score;

} else if ($bestscores[$answer->pageid] < $answer->score) { $bestscores[$answer->pageid] = $answer->score; } } $total = array_sum($bestscores); } Lưu ý:

Khi thay đổi các biến trong mã nguồn thì đồng thời ta phải thay đổi các thông số đó trong CSDL của Moodle.

Để quản trị dữ liệu ta truy cập vào trang http://localhost:9000/phpmyadmin/ với tên truy cập “root”, mật khẩu “ngayhomqua”. Trong truờng hợp trên ta mở csdl moodle và tìm đến bảng mdl_lesson xoá các trường custom, available, deadtimecustom,

trong bảng mdl_lesson_default. Nếu bạn không xoá thì các trường đó sẽ rỗng hoặc mang giá trị mặc định.

Soạn thảo câu hỏi

Tại các chương, thêm module Lesson (bài học) để tạo câu hỏi. Thiết lập các thông số để tạo câu hỏi: tiêu đề, được tính giờ (có/không), thời gian giới hạn, số đáp án đưa ra lớn nhất cho mỗi câu hỏi, cho phép sinh viên xem lại, học viên có thể lặp lại, số lần thử lớn nhất, link tới 1 hoạt động (có thể chọn hoặc tải lên 1 file), cách tính điểm, mật khẩu bảo vệ bài học…

trợ các loại câu hỏi: câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi đúng/sai, câu trả lời ngắn, trả lời bằng số, câu hỏi so khớp, làm thử.

Ví dụ: như hình 5.9 dưới đây thêm một trang câu hỏi, chọn câu hỏi đa lựa chọn, ta đặt tiêu đề trang là “Câu 1”, nội dung câu hỏi là “Giao thức RIP được triển khai tại đâu? bạn chọn 1 trong những lựa chọn dưới đây:”

Hình 5.9: Soạn câu hỏi

Mỗi câu hỏi có thể soạn nhiều đáp án để học viên lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Tương ứng mỗi đáp án được chọn là 1 câu trả lời phản hồi tới học viên và cho phép chuyển trang tới trang tiếp theo/trang trước hay kết thúc bài học. Ví dụ: đáp án và câu trả lời phản hồi được soạn như hình 5.10:

Hình 5.10: Soạn đáp án & câu trả lời

Cuối cùng câu hỏi có dạng như hình 5.11. Click vào “vui lòng kiểm tra câu hỏi” để có câu trả lời phản hồi cho bạn.

Hình 5.11: Hiển thị câu hỏi

c. Tạo đề thi

Thiết lập các thông số cho đề thi

Tại chủ đề 10 thêm module Quiz vào để tạo đề thi thử . Các thông tin cần cung cấp:  Tên: Tên của đề thi

 Nội dung: mô tả về đề thi, có thể sử dụng các công cụ soạn thảo của Moodle.  Thời gian bắt đầu: Học viên bắt đầu thực hiện đề thi sau thời gian này.

 Thời gian kết thúc: Học viên không thể nộp bài thi sau thời gian này.

 Thời gian làm bài (không giới hạn/1-110 phút ): Thời gian học viên làm đề thi. Nếu thiết lập là "không" thì không hạn chế thời gian làm bài.

 Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi.

 Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi, để tránh trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của sinh viên.

 Tráo đổi vị trí câu trả lời: Cũng với mục đích tránh trùng lặp, thay đổi thứ tự câu trả lời trong mỗi câu hỏi.

 Số lần làm đề thi: Cho phép học viên làm bài một số lần nhất định sau đó có thể tính điểm dựa vào các bài làm này. Cách này rất có ích cho học viên khi bài đề thi cho phép xem lại lần làm bài trước và có các thông tin phản hồi cho sinh viên..

 Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): Nếu đề thi cho phép thử nhiều lần, Học viên có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin phản hồi tùy thuộc vào thuộc tính này để chọn các phương án trả lời.

 Cách tính điểm: Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào các lần làm thử đề thi. Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình, điểm lần thử nghiệm đầu tiên, điểm lần thử nghiệm cuối cùng.

 Cho phép làm bài dạng loại trừ: Áp dụng khi cho phép học viên làm bài thi nhiều lần. Khi đó học viên có thể có các thông tin phản hồi từ những lần thi trước đó.

 Trừ điểm nếu làm sai (kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối với mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm bằng tích hệ số trừ và điểm của câu hỏi.

 Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi.  Yêu cầu mật khẩu

 Kiểu nhóm

 Đối với học viên: Hiện đối với học viên hay không.

 Sau khi học viên trả lời, học viên có thể xem các thông tin (đáp án, điểm, thông tin phản hồi, câu trả lời) theo các hình thức:

- Sau này, khi đề thi chưa đóng. - Sau khi đề thi đóng.

Soạn thảo đề thi

Màn hình soạn thảo đề thi như hình 5.12

Hình 5.12: Soạn thảo đề thi Tạo danh mục đề thi

Ta có thể soạn thảo các câu hỏi và đưa vào các danh mục câu hỏi khác nhau để quản lý, sau đó có thể sử dụng trong các đề thi. Trước hết ta tạo các danh mục để tổ chức các câu hỏi.

Trong cửa sổ soạn thảo đề thi như trên hình 5.12 chọn "Soạn thảo danh mục":  Danh mục cha: danh mục chứa danh mục cần tạo.

 Danh mục: tên danh mục.

 Thông tin danh mục: các thông tin mô tả danh mục.  Công bố (có, không ).

Hình 5.13: thêm danh mục

Soạn thảo danh mục “Đề thi nguyên lý HDH” với thông tin Ngân hàng đề thi môn Nguyên lý HDH, có công bố. Click “Thêm” để hoàn thành công việc.

Soạn thảo câu hỏi

Để tạo câu hỏi mới ta chọn chức năng "tạo câu hỏi mới" và chọn loại câu hỏi cần tạo. Dưới đây là các loại câu hỏi Moodle hỗ trợ:

 Câu hỏi đa lựa chọn: lựa chọn một phương án đúng trong nhiều phương án chọn lựa.

 Câu hỏi đúng/sai: loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời đúng hoặc sai.  Câu hỏi có câu trả lời ngắn: câu trả lời dạng văn bản ngắn.

 Câu hỏi số: câu hỏi với câu trả lời có dạng số.  Câu hỏi tự luận.

 Câu hỏi tính toán: câu trả lời là một công thức, kết quả của biểu thức.

 Câu hỏi so khớp: là dạng câu hỏi trong đó chọn tương ứng các phương án và các câu trả lời cho trước.

 Câu hỏi mô tả: loại câu hỏi này tương tự như một bài luận, học viên không chọn những đáp án có sẵn mà tự mình đưa ra các đáp án.

 Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên: câu hỏi này thực ra là một câu hỏi trả lời ngắn được chọn một cách ngẫu nhiên từ các câu hỏi trả lời ngắn trong danh mục.  Câu hỏi nhiều câu trả lời: một loại câu hỏi tổng hợp trong nó bao gồm nhiều câu

hỏi nhỏ như câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi số…

Mỗi câu hỏi ta có thể đưa vào một danh mục tương ứng để đơn giản trong quản lý. Sau khi tạo câu hỏi ta có thể tạo đề thi từ các câu hỏi ở những danh mục đã có. Đánh dấu câu hỏi và chọn chức năng " << Đưa vào đề thi", câu hỏi sẽ được đưa vào đề thi. Nếu muốn gỡ bỏ một câu hỏi từ đề thi ta chọn biểu tượng gỡ bỏ ">>".

Các đề thi được tổ chức thành từng trang hoặc liên tục. Số lượng câu hỏi trong một trang được thiết lập và có thể quan sát cụ thể bằng cách hiển thị các phân trang. Mỗi câu hỏi được thiết lập điểm tương ứng, điểm cuối cùng của học viên được tính dựa vào kết quả của từng bài thi, tổng điểm và điểm lớn nhất. Như hình 5.14

Hình 5.14: Đưa các câu hỏi vào đề thi

Theo hình trên, ta cũng có thể nhập các câu hỏi từ file theo các định dạng được Moodle hỗ trợ. Khi đã có học viên nộp bài thi thì các câu hỏi trong đề thi sẽ không được thay đổi.

 Danh mục: danh mục chứa câu hỏi.  Tiêu đề: tên của câu hỏi.

 Câu hỏi: nội dụng câu hỏi.

 Hình ảnh hiển thị: Câu hỏi có thể kèm theo hình ảnh hiển thị.

 Hệ số trừ: Sử dụng khi học viên làm đề thi thử nhiều lần, mỗi lần sai sẽ bị trừ một số hệ số điểm được tính bằng tích giữa hệ số trừ và điểm của câu hỏi đó. Điểm cuối cùng của học viên được tính tùy theo thiết lập của bài thi.

Một phần của tài liệu LMS CHO HỆ THỐNG ELEARNING CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w