Điều hành khoá học

Một phần của tài liệu LMS CHO HỆ THỐNG ELEARNING CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 64 - 68)

Chọn 1 khoá học, sau đó bạn có thể chọn một trong các chức năng trên menu điều hành để quản lý khoá học của mình. Menu điều hành như sau:

Được phép chỉnh sửa course học đang chọn. Bạn có thể: thêm các khối vào giao diện, thêm các tài nguyên hay các hoạt động vào khoá học.

Mỗi khóa học chứa các hoạt động (activity) và các tài nguyên (Resource). Để thêm các tài nguyên và hoạt động vào trong một khóa học, Moodle cung cấp cho nhà biên soạn khóa học 2 Combo box :

Hình 4.12: Thêm tài nguyên ,hoạt động.

Nhà biên soạn lần lượt chọn các tài nguyên hay hoạt động và thực hiện cấu hình. Việc sắp xếp, bố trí liên kết các module này tùy thuộc vào quan điểm cũng như nội dung bài giảng của từng môn học. Để thiết kế ra một khóa học hay đòi hỏi người soạn thảo không những có kiến thức chuyên môn mà còn phải có kiến thức về sư phạm và nắm vững các công cụ mà Moodle cung cấp.

Khi tạo các tài nguyên hay hoạt động, bố trí vị trí các khối hiển thị trong khóa học cần chú ý đến các biểu tượng lần lượt có ý nghĩa là dịch qua trái, di chuyển lên trên, xuống dưới, chỉnh sửa, xóa, ẩn/hiện, chế độ nhóm.

 “Các thiết lập”:

Để hiệu chỉnh các thông số cấu hình của course học (Tên khoá học, định dạng khoá học , ngày bắt đầu, ngày kết thức…)

 “Assign roles”:

Thực hiện việc phân vai cho người dùng đối với khoá học này. Phần này đã được trình bày rõ hơn ở mục 4.3.3.

Trong khóa học, ngoài việc được phân vai người dùng còn có thể được phân vào các nhóm việc này thuận lợi cho việc phân công học tập, thực hành theo nhóm, bài tập lớn, đề tài…Điều này tạo khả năng giám sát giữa các nhóm làm cho việc học tập trực tuyến đạt hiệu quả hơn. Chức năng này thực hiện tạo/xoá nhóm, phân chia người dùng vào các nhóm, xem chi tiết thông tin người dùng trong mỗi nhóm.  “Sao lưu”:

Thực hiện sao lưu toàn bộ khoá học hay chỉ 1 phần tài nguyên (các nhãn, các file…), hoạt động (các diễn đàn, bài thi, bài tập lớn, gói Scorm…), metacourse, các file người dùng…của khóa học phục vụ cho việc dùng lại nội dung, chia sẻ nội dung cho khoá học khác.

 “Khôi phục”:

Phục hồi lại các dữ liệu lưu trữ, có thể chỉnh sửa, bổ xung hay biến nó thành khoá học khác. Giúp cho việc sử dụng linh hoạt các CSDL trong kho lưu trữ.

 “Import”:

Import các hoạt động từ các khoá học khác.  “Reset ”:

Cho phép thiết đặt lại hoặc bỏ đi một số thành phần trong dữ liệu của 1 khoá học. Tại đây bạn có thể bỏ đi danh sách các học viên, giáo viên, các tài liệu lưu, ngày bắt đầu học, các diễn đàn hay chủ đề được post lên khoá học…

 “Reports”:

Moodle hỗ trợ việc theo dõi các hoạt động của người học, sau khi người học đăng nhập vào hệ thống, thì bất cứ người học đi đến trang nào thuộc hệ thống quản lý thì các thông tin về liên kết và thời điểm sẽ được ghi nhận lại trong cơ sở dữ liệu của Moodle.

Giáo viên muốn xem người học đã tìm hiểu tài liệu trong khóa học như thế nào, đã truy cập vào những trang nào, vào thời điểm nào thì giáo viên sẽ phải cần đến chức năng “Reports” trong menu điều hành của khoá học. Ngoài ra đối với Admin cũng có thể có được những thông tin đó bằng cách vào Site Administration chọn Reports

Nhật ký lưu trang. Moodle cho phép bạn lựa chọn điều kiện để xem các thông tin truy cập của người dùng.

Ví dụ: hình 5.14 tìm thông tin truy cập của Nguyen Thi Linh trong khóa học Nguyên lý hệ điều hành vào ngày 15/3/2007 ở tất cả các hoạt động.

Hình 4.13: Theo dõi thông tin truy cập

 “Các câu hỏi”:

Thực hiện quản lý các câu hỏi của khoá học: thêm danh mục, thêm câu hỏi, nhập, xuất câu hỏi được tạo ra từ các phần mềm soạn thảo câu hỏi khác (Quiz, Hot potatoes…).

 “Các tài liệu”:

Quản lý các tài liệu của khoá học.  “Điểm”:

Hiển thị kết quả bài kiểm tra, thi của học viên. Có thể tải xuống thông báo điểm này bằng định dạng văn bản hay Excel.

 “Gỡ bỏ tôi từ khoá học”:

Thực hiện gỡ bỏ học viên ra khỏi khóa học.

Kết chương

Moodle cung cấp nhiều tính năng giúp nhà quản trị quản lý user và các nội dung học tập, nắm vững các tính năng này đem lại hiệu quả cao khi áp dụng Moodle vào giảng dạy.

Chương 5:

ỨNG DỤNG MOODLE VÀO PHÁT TRIỂN WEBSITE “ELEARNING KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẠI HỌC

THÁI NGUYÊN”

Một phần của tài liệu LMS CHO HỆ THỐNG ELEARNING CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w