phiên bản chính, tuy nhiên khi áp dụng Moodle vào các đơn vị đào tạo, để có nét đặc trưng riêng có thể tạo ra theme mới với màu riêng, logo, các kiểu và các hình ảnh đồ hoạ. Phần này trình bày cách tạo một theme.
Mỗi theme là một thư mục con nằm trong thư mục “theme”, chứa ít nhất là các file sau:
config.php: xác định các màu của theme được dùng trong toàn bộ site. styles.php: style sheet chứa các định nghĩa CSS cho các thành phần HTML
chuẩn cũng như các thành phần khác của Moodle. header.html: phần thể hiện ở đầu mỗi trang. footer.html: phần thể hiện cuối mỗi trang. Để tạo theme mới làm như sau:
Copy một trong các theme đã tồn tại và đặt tên mới. Nên bắt đầu bằng một theme chuẩn.
Chỉnh sửa config.php và chèn các màu riêng. Chỉnh sửa styles.php và đổi kiểu style sheet.
Chỉnh sửa header.html và footer.html để đưa các logo hoặc đổi bố cục.
Chú ý rằng rất cả các bước trên chỉ là tuỳ chọn. Có thể đổi cách nhìn khác bằng cách đơn giản là chỉnh sửa màu ngay trong file config.php
Cũng chú ý rằng việc nâng cấp Moodle có thể làm hỏng các theme. Các thảo luận về theme của Moodle được thảo luận tại Themes forum on Using Moodle ở địa chỉ http://www.Moodle.org/mod/forum/view.php?id=46.
Kết chương
Moodle cung cấp bộ thư viện quan trọng hỗ trợ nhà phát triển trong xử lý dữ liệu, quản lý người dùng và xuất bản web. Ba tập tin thư viện quan trọng là datalib.php, Moodlelib.php, weblib.php. Nhà phát triển không cần nắm vững tất cả mối quan hệ trong Moodle, chỉ cần nắm rõ mối quan hệ giữa module họ tạo và khóa học. Việc tạo module mới nên được thực hiện theo mẫu do Moodle cung cấp tại http://Moodle.org/mod/newmodule_template.zip.
Chương 4: QUẢN TRỊ MOODLE
Chương này trình bày việc sử dụng Moodle, chủ yếu là vai trò Admin. 4.1. Đăng nhập hệ thống
Login vào hệ thống với vai trò người quản trị (tài khoản đã khai báo trong lúc cài đặt). Màn hình đăng nhập như sau:
Hình 4.1: Màn hình Login
Nhập username và password. Màn hình đăng nhập lần đầu tiên với vai trò admin xuất hiện như sau:
Hình 4.2: Cửa sổ làm việc của Admin
Moodle cung cấp thêm một số công cụ quản trị. Trang chủ được chia thành các khối: Khối Main Menu giúp nhà quản trị hoặc giáo viên nhanh chóng tạo ra các
tài nguyên cũng như hoạt động cho site hoặc cho khóa học.
Khối Blocks cho phép thêm các khối mới chẳng hạn có thể thêm khối đăng nhập vào ngay trang chủ giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình đăng nhập. Ở mỗi khối có các ký hiệu lần lượt tương ứng với di chuyển khối lên/xuống, soạn thảo, xoá khối, ẩn/hiện khối.
Khối Site Administration cho phép quản trị mọi thành phần của site như: người dùng, các khoá học, giao diện của site…
Chú ý: Moodle có hệ thống trợ giúp rất rõ ràng, ở mỗi mục Moodle đều trang bị nút trợ giúp . Khi click chuột vào biểu tượng bên phải, một mục sẽ xuất hiện cửa sổ hướng dẫn tương ứng.
Các mục tiếp theo trình bày các công việc của một Admin trong quá trình quản trị site, bao gồm việc sử dụng các chức năng có trong hình 4.3 sau đây:
Hình 4.3: Các chức năng quản trị site
4.2. Cấu hình hệ thống
nhiên có thể thay đổi các thiết lập này một cách dễ dàng.
- Location settings – Cài đặt định vị: tại đây ta có thể cài đặt các vùng thời gian mặc định là giờ của máy chủ hay GMT, nước mặc định, tìm kiếm IP…
- Update timezones - Cập nhật vùng thời gian: chức năng này sẽ thực hiện tìm kiếm các vùng thời gian và cập nhập vào cơ sở dữ liệu cục bộ của bạn.
4.2.2. Language – Ngôn ngữ
Chức năng này giúp bạn quản lý việc cài đặt ngôn ngữ cho site, soạn thảo ngôn ngữ và quản lý các gói ngôn ngữ.
- Language settings - Cài đặt ngôn ngữ: bạn có thể chọn lựa ngôn ngữ mặc định cho site, hiển thị menu ngôn ngữ, danh sách ngôn ngữ ở menu (Tiếng Việt: vi_utf8, Tiếng Anh: en_utf8…), chọn ngôn ngữ địa phương toàn trang…
- Language editings - Soạn thảo ngôn ngữ: với mỗi ngôn ngữ hiện thời bạn có thể: tìm kiếm các chuỗi kí tự, soạn một từ hay một câu, soạn các văn bản trợ giúp.
- Language packs - Các gói ngôn ngữ: ở đây hiển thị danh sách các gói ngôn ngữ. Bạn có thể cài đặt, cập nhật hay huỷ bỏ các gói ngôn ngữ này một cách dễ dàng. Nếu muốn tải các gói ngôn ngữ từ mạng Internet thì việc đó hoàn toàn làm được với chức năng “Download”.
4.2.3. Appearance - Giao diện
Chức năng này giúp bạn quản lý việc cài đặt giao diện cho Site.
- Themes – Các loại nền: thiết lập các loại nền cho site. Với chức năng “Lựa chọn bộ màu giao diện” bạn có thể lựa chọn và thay đổi site của bạn một cách dễ dàng , nhanh chóng. Moodle hỗ trợ nhiều gói theme khác nhau, phù hợp với mục đích tạo site của tổ chức bạn.
- Front page - Trang chính: thiết lập việc hiển thị cho trang đầu của site (khi chưa đăng nhập), trang sau (khi đã đăng nhập). Các thông tin hiển thị đó bao gồm: tên đầy đủ của site, tên rút gọn, mô tả trang, số mục tin tức hiện…
- Calendar - Lịch: với chức năng này bạn có thể cài đặt lịch theo ý mình (thiết lập ngày bắt đầu tuần, ngày nghỉ, ngày học…).
4.2.4. Modules – Các mô đun
Giao diện của site được hiển thị thế nào còn tuỳ thuộc vào các khối, cách bố trí sắp đặt nó. Cách bố trí luôn có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của site. Hình 4.4 thể hiện các khối có trong Moodle.
Hình 4.4: Menu các khối dùng trong site
Bạn có thể thiết đặt các thông số cấu hình cho các khối, hay quản lý các thông tin của khối bằng cách vào Site Administration Modules (Môđun) Blocks (Khối).
Activities - Các hoạt động
Vào Administration Modules (Môđun) Activities. Trong Moodle có hỗ trợ các hoạt động đặc trưng như: các diễn đàn, hoạt động chat, bài thi, hội thảo…Việc thiết lập các thông số cấu hình cho các hoạt động và quản lý các hoạt động của các khoá học được thực hiện tại đây.
Hình 4.5: Hiển thị quản lý các hoạt động
Bảng sau mô tả chức năng của một số tài nguyên (Resource, Label) và hoạt động sẵn có trong Moodle:
Biểu tượng Module Diễn dịch Chức năng
Forum Diễn đàn Các cuộc thảo luận được phân
chia theo chủ đề. Tham gia trong các diễn đàn giúp người học hiểu biết về vấn đề quan tâm.
Workshop Cuộc bình bầu
(hội thảo)
Người học có thể đánh giá bài tập của nhau. Giáo viên thực hiện đánh giá cuối cùng.
Lesson Bài học Cho phép người giảng dạy tạo
và quản lý một tập các trang được kết nối. Mỗi trang có thể kết thúc bởi một câu hỏi. Người học chọn một câu hỏi từ một tập các câu hỏi, sau đó sẽ
đi tiếp, lùi hoặc ở nguyên vị trí cũ.
Assignment Bài tập lớn Dùng để giao các nhiệm vụ trực tuyến. Người học có thể nộp công việc làm được theo bất kỳ định dạng nào (ví dụ: MS Office, PDF, ảnh …). Glossary Bảng chú giải thuật ngữ Tạo bảng thuật ngữ sử dụng trong khoá học.
Chat Trò chuyện Cho phép trao đổi thông tin
thời gian thực đồng bộ giữa các người học.
Resource Tài nguyên Đưa tài nguyên vào khóa học
Hot Potatoes Quiz
Bài thi còn nhiều vấn đề tranh cãi
Module này cho phép người giảng dạy quản lý các bài thi còn nhiều vấn đề tranh cãi. Journal Sổ nhật ký Người học phản ánh, ghi và
xem lại các ý tưởng.
Survey Cuộc khảo sát Tạo bảng khảo sát (COLLES, ATTLS).
Database Cơ sở dữ liệu Đưa thêm cơ sở dữ liệu vào
khoá học.
Choice Lựa chọn Người giảng dạy có thể tạo
một câu hỏi và một số các lựa chọn cho người học. Các kết quả được gửi lên để người học xem. Sử dụng module này để thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề cần quan tâm.
SCORM/AICC SCORM/AICC Import một gói nội dung theo
trên cùng các trang Web để thêm, mở rộng và thay đổi nội dung.
Quiz Đề thi Tạo tất cả các dạng câu hỏi
quen thuộc bao gồm đúng-sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời nhúng với đồ hoạ và text mô tả.
Label Nhãn Tạo các tiêu đề cho các thành
phần trong khoá học.
4.3. Quản lý người dùng
Từ khối Site Administration chọn Users. Chức năng này giúp bạn quản lý các người dùng một cách hiệu quả.
4.3.1. Authentication -Chứng thực
Moodle hỗ trợ rất nhiều loại chứng thực, tuy nhiên ở đây chỉ đề cập đến
Emailbased authentication (chứng thực dựa trên Email), Manual accounts only (chứng thực kê khai bằng tay), Use a POP3 server (sử dụng một POP3 server).
Email-based authentication : là phương pháp chứng thực mặc định. Khi người dùng đăng ký, chọn tên đăng nhập và mật khẩu mới của riêng họ, một Email xác nhận được gửi tới địa chỉ Email của người dùng. Email này bao gồm một đường kết nối bảo đảm tới một trang mà ở đó người dùng có thể xác nhận tài khoản của họ. Các đăng nhập trong tương lai sẽ kiểm tra tên đăng nhập và mật khẩu lại, các giá trị được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của Moodle.
Manual accounts only : Tất cả các tài khoản được tạo bằng tay bởi người quản trị.
kiểm tra khi nào tên đăng nhập và mật khẩu đưa ra là hợp lệ.
4.3.2. Accounts – Các tài khoản
Browse list of users – Mở danh sách người dùng
Hiển thị danh sách người dùng site. Từ danh sách này bạn có thể soạn thảo thông tin về tài khoản của người dùng (thêm mới, cập nhật, xoá). Màn hình soạn thảo như sau :
Hình 4.6 : Soạn thảo User mới
Add a new user - Thêm một người dùng mới bằng tay
Moodle sẽ hiển thị trang Edit với tab Edit Profile và người quản trị phải điền vào các thông tin tương ứng như username, password…
Sau khi điền đầy đủ thông tin Click nút “Update profile” để cập nhật thông tin của User.
4.3.3. Permissions - Phân quyền sử dụng
Phần này thiết đặt các quyền sử dụng cho người dùng, quy định quyền được sử dụng các tính năng sẵn có trong hệ thống. Mỗi người dùng sẽ có một “vai” hay “role” nhất định đối với hệ thống.
Define roles - Định nghĩa các vai
Moodle định nghĩa các vai như bảng dưới, mỗi vai mô tả những quyền hạn nhất định cho người sử dụng. Bạn có thể chỉnh sửa các quyền đó bằng cách nhấn vào các biểu
Tiêu đề Mô tả Tên rút gọn Soạn thảo
Administrator
Người quản trị: được phép làm bất kỳ việc gì trên site, trong tất cả các khoá học.
admin
Course creator
Người tạo khoá học: có thể tạo các khoá học mới và thảo luận về các khoá học. coursecreator Teacher Giáo viên: có thể làm bất kỳ việc gì trong giới hạn1khoá học, bao gồm việc thay đổi các hoạt động và phân loại các học viên editingteacher Non-editing teacher Có thể giảng dạy trong các khoá học và phân loại học viên nhưng không thể thay đổi các hoạt động teacher Student Học viên nói chung có ít quyền đươc làm hơn trong khoá học student Guest Khách: có rất it quyền và thường không thể thêm gì vào bất cứ đâu trên site guest Hình 4.7: Mô tả các role
Ngoài ra, dùng chức năng “add new a role” bạn cũng có thể tự định nghĩa một số vai khác để phù hợp với mục đính phân vai của mình.
Assign roles - Phân công các vai
Chức năng này thực hiện phân vai cho mỗi tài khoản người dùng, họ có thể là người quản trị, người tạo khoá học, giáo viên, học viên, khách…Việc này giúp cho việc quản lý học viên trong mỗi khoá học, quản lý nhóm học viên, nhóm giáo viên …được dễ
dàng hơn.
Ví dụ: Người quản trị có thể cấp cho một số User quyền tạo ra khóa học, màn hình gán quyền như sau:
Hình 4.8: Gán quyền tạo ra khoá học
Dùng 2 phím mũi trên để di chuyển các User qua lại giữa hai danh sách.
User policies - Chính sách cho người dùng
Cho phép người quản trị thiết đặt các chính sách cho người dùng như: vai của khách thăm, vai mặc định cho tất cả người dùng, vai mặc định của người dùng trong 1 khoá học, ẩn một số thông tin của người dùng…
Ngoài việc phân vai cho người sử dụng, ta có thể thực hiện việc phân nhóm người dùng giúp dễ dàng quản lý hơn. Có thể chia nhóm theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: làm đề tài chung, cùng tổ, cùng lớp…Để chia nhóm hãy vào một khóa học chọn Groups (các nhóm) trong phần Site Administration (điều hành). Moodle cho phép chia nhóm các user có trong khóa học. Có thể tạo nhóm, thêm user vào nhóm, hoặc xóa user ra khỏi nhóm.
4.4. Xây dựng khoá học trong Moodle
Tại đây ta bắt đầu tìm hiểu các bước để xây dựng 1 khóa học. Mỗi khóa học trong Moodle được đặt trong một danh mục khóa học. Mỗi khóa được tạo bởi nhiều thành phần nhỏ gọi là tài nguyên hoặc hoạt động. Để xây dựng khoá học ta vào Site Administration Courses (Các khoá học).
Sử dụng danh mục khóa học để phân chia các khóa học vào các bộ môn hay catalog khác nhau. Ví dụ có thể tạo ra các danh mục như Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Hệ thống thông tin…Trong mỗi danh mục ta có thể soạn thảo các khoá học, ví dụ như ở danh mục Hệ thống thông tin bao gồm các khóa học về hệ điều hành mạng, phân tích thiết kế…Danh mục mạng bao gồm các khóa học về thiết kế mạng LAN, quản trị mạng…
Để tạo ra danh mục khóa học sử dụng chức năng “Thêm danh mục mới”. Sau đây là màn hình tạo ra các danh mục mới:
Hình 4.9 : Các danh mục khóa học
Cứ lần lượt nhập tên các danh mục và nhấn nút Add new category/Thêm danh mục mới.
Tạo khóa học - Course
Từ màn hình 4.9 click vào nút “Add a new course/Thêm một khoá học mới” màn hình cấu hình cho khóa học mới xuất hiện:
Hình 4.10: Cấu hình khóa học
Bạn chọn danh mục khoá học từ combo box, tên khoá học, định dạng khoá học (theo tuần, theo chủ đề…)…Thông tin chi tiết về cấu hình khóa học như: ngày bắt đầu, kết thúc, khoá truy cập khoá học…
4.4.2. Điều hành khoá học
Chọn 1 khoá học, sau đó bạn có thể chọn một trong các chức năng trên menu điều hành để quản lý khoá học của mình. Menu điều hành như sau:
Được phép chỉnh sửa course học đang chọn. Bạn có thể: thêm các khối vào giao diện, thêm các tài nguyên hay các hoạt động vào khoá học.
Mỗi khóa học chứa các hoạt động (activity) và các tài nguyên (Resource). Để thêm các tài nguyên và hoạt động vào trong một khóa học, Moodle cung cấp cho nhà biên soạn khóa học 2 Combo box :
Hình 4.12: Thêm tài nguyên ,hoạt động.
Nhà biên soạn lần lượt chọn các tài nguyên hay hoạt động và thực hiện cấu hình. Việc sắp xếp, bố trí liên kết các module này tùy thuộc vào quan điểm cũng như nội dung bài giảng của từng môn học. Để thiết kế ra một khóa học hay đòi hỏi người soạn thảo không những có kiến thức chuyên môn mà còn phải có kiến thức về sư phạm và nắm vững các công cụ mà Moodle cung cấp.
Khi tạo các tài nguyên hay hoạt động, bố trí vị trí các khối hiển thị trong khóa học cần chú ý đến các biểu tượng lần lượt có ý nghĩa là dịch qua trái, di chuyển lên trên, xuống dưới, chỉnh sửa, xóa, ẩn/hiện, chế độ nhóm.
“Các thiết lập”:
Để hiệu chỉnh các thông số cấu hình của course học (Tên khoá học, định dạng khoá