SƠ LƢỢC CÔNG TY B

Một phần của tài liệu đánh giá và hoàn thiện quy trình phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 75)

4.3.1. Giới thiệu

Công ty TNHH B đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302557xxx, do sở kế hoạch và đầu tƣ Thành Phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 15 tháng 03 năm 2002. Đăng kí thay đổi lần 8 ngày 21 tháng 10 năm 2013.

4.3.2. Đặc điểm hoạt động

Hình thức sở hữu vốn: Trách nhiệm hữu hạn Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Sản xuất

Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất dụng cụ thể thao, dụng cụ y tế, dụng cụ gia đình bằng kim loại, nhựa, gỗ

Sản xuất linh phụ kiện bằng kim loại, nhựa, gỗ.

Sản xuất, lắp đặt vách ngăn, cửa đi, cửa sổ bằng kim loại có kính hoặc không kính.

4.3.3. Năm tài chính và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: sử dụng đồng Việt Nam ( VNĐ) trong hạch toán

4.3.4. Các chính sách kế toán quan trọng

Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, sửa đổi bổ sung theo Thông tƣ 224/2009/TT-BTC ngày 31/12/2019 và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do

4.3.4.1. Cơ sở lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính đƣợc trình bày theo nguyên tắc giá gốc.

4.3.4.2. Tiền và tương đương tiền

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng , tiền đang chuyển và các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lƣợng tiền xác định cũng nhƣ không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.

4.3.4.3. Hàng tồn kho

Phƣơng pháp ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho đƣợc xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho đƣợc xác định trên cơ sở chi phí mua, chi phí sản xuất và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thƣờng xuyên

4.3.4.4. Tài sản cố định

Tài sản cố định đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra để có đƣợc tài sản cố định tính đến thời điểm tài sản đó vào trạng thái sẵn sàn sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ đƣợc ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tƣơng lai do sử dụng tài sản đó.

Tài sản cố định khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính. Thời gian khấu hao đƣợc áp dụng 6 tháng đầu năm 2013 theo thông tƣ số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 và 6 tháng cuối năm theo thông tƣ số 45/2013/TT-BTC Hƣớng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

4.3.4.5. Chi phí trả trước dài hạn

Công cụ dụng cụ: Các công cụ dụng cụ đã đƣa vào sử dụng đƣợc phân bổ vào chi phí trong kỳ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng với thời gian phân bổ không quá 3 năm, chia 2 lần: 50% khi xuất dùng và 50% khi báo hỏng.

Tiền thuê đất trả trƣớc: Tiền thuê đất trả trƣớc thể hiện khoản tiền thuê đât đã trả cho phần đất công ty đang sử dụng. Tiền thuê đất đƣợc phân bổ theo thời hạn thuê qui định trên hợp đồng thuê.

4.3.4.6. Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đƣợc chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Đối với việc đánh giá lại số dƣ ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì đƣợc thực hiện theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thƣơng mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

4.4. KHẢO SÁT QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TRONG THỰC TẾ KIỂM TOÁN BCTC ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY B TOÁN BCTC ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY B

4.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thƣờng áp dụng phƣơng pháp phân tích xu hƣớng và phƣơng pháp phân tích tỷ số để phân tích sự thay đổi của các số dƣ hoặc các loại hình nghiệp vụ giữa năm 2013 với năm 2012 nhằm phát hiện ra các biến động bất thƣờng.

Sau đây là phân tích biến động tổng hợp đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng

4.4.1.1. Phân tích biến động tổng hợp

Phân tích biến động tổng hợp đối với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Bảng 4.15: Phân tích biến động các khoản mục trên bảng cân đối kế toán công ty B năm 2013 Đơn vị tính: đồng KHOẢN MỤC 31/12/2013 31/12/2012 BIẾN ĐỘNG Số tiền Tỷ lệ TÀI SẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN 39.709.871.663 28.479.576.554 11.230.295.109 39,43

Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền 4.352.291.118 5.455.655.190 (1.103.364.072) (20,22) Các khoản đầu tƣ tài

chính ngắn hạn 3.000.000 - 3.000.000

Các khoản phải thu 21.589.222.653 11.191.361.503 10.397.861.150 92,91 Hàng tồn kho 13.699.933.355 11.641.638.860 2.058.294.495 17,68

KHOẢN MỤC 31/12/2013 31/12/2012 BIẾN ĐỘNG Số tiền Tỷ lệ

Các khoản phải thu dài

hạn - - - -

Tài sản cố định 23.335.525.423 13.549.725.995 9.785.799.428 72,22

Bất động sản đầu tƣ - - - -

Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn 716.390.400 716.390.400 0 0,00 Chi phí XD CBDD - 2.886.331.916 (2.886.331.916) (100,00) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 63.761.787.486 45.632.024.865 18.129.762.621 39,73 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 36.795.801.012 21.923.118.801 14.872.682.211 67,84 Nợ ngắn hạn 36.795.801.012 21.837.682.324 14.958.118.688 68,50 Nợ khác - 85.436.477 (85.436.477) (100,00) NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 26.965.990.474 23.708.906.064 3.257.084.410 13,74 Vốn chủ sở hữu 26.419.043.791 23.303.572.184 3.115.471.607 13,37

Nguồn vốn kinh doanh 21.241.168.482 21.679.006.422 (437.837.940) (2,02) Chênh lệch tỷ giá hối

đối - 76.870.934 (76.870.934) (100,00)

Quỹ đầu tƣ phát triển 1.838.544.766 758.831.518 1.079.713.248 142,29 Quỹ dự phòng tài chính 531.602.985 224.486.331 307.116.654 136,81 Lợi nhuận chƣa phân

phối 2.807.727.558 564.376.979 2.243.350.579 397,49

Nguồn kinh phí và quỹ

khác 546.942.683 405.333.880 141.608.803 34,94 Quỹ khen thƣởng và phúc lợi 546.942.683 399.037.597 147.909.086 37,07 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - 6.296.283 (6.296.283) (100,00) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 63.761.787.486 45.632.024.865 18.129.762.621 39,73

Từ bảng số liệu trên, các nhận xét về biến động và định hƣớng kiểm toán đƣợc rút ra nhƣ sau:

- Số dƣ đầu kỳ: Vì công ty B là khách hàng mới nên cần phải kiểm tra lại số dƣ đầu kỳ. Kiểm toán viên mƣợn Báo cáo kiểm toán năm trƣớc của đơn vị để tiến hành đối chiếu số dƣ đầu kỳ. Kết quả là số dƣ đầu kỳ của đơn vị khớp với số liệu trên Báo cáo kiểm toán năm trƣớc và Báo cáo kiểm toán năm trƣớc đƣợc thực hiện bởi một công ty kiểm toán có uy tín nên số dƣ đầu kỳ của đơn vị đƣợc kiểm toán viên đánh giá là đáng tin cậy.

Tiền và khoản tƣơng đƣơng tiền

Số dƣ tiền tại ngày 31/12/2013 là 4.352.291.118 đồng, giảm 1.103.364.072 đồng, tƣơng ứng 20,22% so với số dƣ tại ngày 31/12/2012. Biến động này không lớn lắm, tuy nhiên khoản mục tiền là khoản mục có rủi ro tiềm tàng cao dễ xảy ra gian lận nên kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra khoản mục này.

Định hướng kiểm toán: Kiểm toán viên cần thu thập biên bản kiểm kê

quỹ tiền mặt tại 31/12/2013 và tiến hành tái kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm kiểm toán, tính toán lại để ra đƣợc số dƣ tiền tại ngày khóa sổ xem có khớp với biên bản không, thu thập biên bản đối chiếu số dƣ tiền gửi ngân hàng đồng thời vẫn làm thủ tục xác nhận trực tiếp với ngân hàng, tính lại các số dƣ ngoại tệ (nếu có) theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng mà đơn vị mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo vì hoạt động kinh doanh của đơn vị có liên quan đến ngoại tệ nên rất có khả năng có sai sót trong khoản mục.

Căn cứ các nghiệp vụ đã đƣợc ghi chép trên sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc sổ quỹ tiền mặt, kiểm toán viên cần chọn ra một số nghiệp vụ lớn, có diễn giải bất thƣờng và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có đƣợc cho phép và đƣợc ghi chép đúng hay không, bên cạnh đó cần xem chúng có cần đƣợc công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính không

Các khoản phải thu:

Số dƣ các khoản phải thu tại 31/12/2013 là 21.589.222.653 đồng, tăng 10.397.861.150 đồng, tƣơng ứng tăng 92,91% so với số dƣ này tại thời điểm 31/12/2012. Theo đánh giá ban đầu thì sự tăng này là hợp lý, theo hiểu biết của kiểm toán viên thì trong năm đơn vị kinh doanh khá tốt kết hợp với việc xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thì doanh thu thật sự

bao gồm phải thu khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, các khoản phải thu khác,... nên không loại trừ khả năng bù đắp lẫn nhau giữa các khoản mục.

Định hướng kiểm toán: Cũng có thể đơn vị đã cố tình khai khống số dƣ,

đơn vị hạch toán nhầm với các khoản phải thu khác, ghi nhận các khoản phải thu khi chƣa đủ điều kiện ghi nhận hoặc đơn vị đã ghi thiếu...vì vậy khi tiến hành kiểm toán cần phải mở rộng thêm các thử nghiệm chi tiết nhƣ gửi thƣ xác nhận khách hàng; xem xét các hợp đồng mua bán; tổng hợp nợ phải thu khách hàng theo từng tháng để so sánh với doanh thu đã đƣợc ghi nhận; phân tích tuổi nợ, nợ khó đòi cần lập dự phòng; tiến hành tính toán lại dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi nhằm phát hiện rủi ro đơn vị do sai sót, hoặc cố tình lập sai, vì đây là khoản mục ảnh hƣởng tới hệ số hiệu quả hoạt động của đơn vị

Kiểm toán viên cũng cần lập bảng kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra xung quanh thời gian kết thúc niên độ để so sánh với hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan. Kiểm tra việc tổ chức độc lập các bộ phận gửi hàng, lập hóa đơn, thu tiền ghi chép nghiệp vụ để tránh trƣờng hợp kiêm nhiệm dẫn đến sai phạm chiếm dụng khoản phải thu.

Hàng tồn kho

Số dƣ hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2013 là 13.699.933.355 đồng, tăng 2.058.294.495 đồng, tƣơng ứng tăng 17,68% so với số dƣ hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2012.

Định hướng kiểm toán: Theo đánh giá ban đầu thì sự tăng này là phù hợp

với tình hình kinh doanh của đơn vị, đơn vị đang kinh doanh thuận lợi nên tăng cƣờng sản xuất hàng để bán. Tuy nhiên kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết xem hàng tồn có thực sự tăng do chính sách trữ hàng của đơn vị hay có sai sót trong khoản mục này, vì biến động này khá lớn. Trong quá trình kiểm toán cần tiến hành thêm các thủ tục nhƣ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, xem xét sự tách biệt chức năng giữa quản lý kho và kế toán hàng tồn kho, kiểm tra kế hoạch sản xuất cũng nhƣ xem xét, kiểm tra lại các tài khoản liên đới tới việc tính giá thành nhƣ: 154, 621, 622, 627.

Kiểm toán viên cũng cần xem xét các nghiệp vụ mua và xuất hàng diễn ra xung quanh thời điểm kết thúc niên độ và kiểm tra mẫu đối với các chứng từ liên quan nhằm xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu và rủi ro đi kèm với hàng hóa thật sự đƣợc chuyển giao.

Tài sản ngắn hạn khác

Số dƣ tài sản ngắn hạn khác tại 31/12/2013 là 65.424.537 đồng, giảm 125.496.464 đồng, tƣơng ứng giảm 65,73% so với số dƣ này tại thời điểm 31/12/2012.

Định hướng kiểm toán: Tài sản ngắn hạn khác giảm đáng kể so với năm

trƣớc, khoản mục này bao gồm nhiều loại tài sản ngắn hạn khác nhau nhƣ: chi phí trả trƣớc ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nƣớc, tài sản ngắn hạn khác, nên kiểm toán viên cần thực hiện phân tích biến động đi vào chi tiết ở giai đoạn sau để thấy rõ đƣợc nguyên nhân gây ra sự biến động trên, nếu thấy có biến động bất thƣờng thì phải tìm nguyên nhân.

Tài sản cố định

Số dƣ tài sản cố định tại 31/12/2013 là 23.335.525.423 đồng, tăng 9.785.799.428 đồng, tƣơng ứng tăng 72.22% so với số dƣ này tại thời điểm 31/12/2012.

Định hướng kiểm toán: Kiểm toán viên cần bộ chứng từ mua sắm tài sản

cố định trong năm có đầy đủ hay không đồng thời xem lại giá trị tài sản cố định và khấu hao trong 6 tháng cuối năm 2013 có đúng với quy định theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC về quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hay không.

Thu thập biên bản kiểm kê tài sản cố định xem có khớp đúng với số liệu trên báo cáo tài chính. Đồng thời thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu bảng tính khấu hao với số dƣ trên sổ cái, xem xét tính phù hợp của thời điểm tính khấu hao và phân bổ đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí cũng nhƣ tình trạng sử dụng của tài sản. Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi phí nhƣ: chi phí chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.

Kiểm toán viên cũng cần thu thập các bằng chứng có liên quan đến quyền sở hữu của đơn vị nhƣ: văn bản pháp lý về quyền sở hữu TSCĐ, tờ khai báo cho cục Thuế, hóa đơn đóng bảo hiểm cho tài sản… để kiểm tra lại quyền sở hữu.

Định hướng kiểm toán: Có thể là do đơn vị đã hoàn thành một dự án nào

đó, kiểm toán viên cần kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Thu thập đầy đủ chứng từ để chứng minh sự sụt giảm chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Nợ phải trả

Số dƣ nợ phải trả tại ngày 31/12/2013 là 36.795.801.012 đồng, tăng 14.872.682.211 đồng, tƣơng ứng 67,84% so với số dƣ tại ngày 31/12/2012. Chủ yếu là sự tăng của nợ ngắn hạn.

Định hướng kiểm toán: Số nợ phải trả của đơn vị tăng cao so với năm

trƣớc. Kiểm toán viên cần kiểm tra đối chiếu công nợ phải trả cuối kỳ của các khoản vay ngắn hạn, phải trả ngƣời bán, ngƣời mua trả tiền trƣớc, thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả phải nộp khác.

Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dƣ chi tiết nợ phải trả để đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái, để xem số liệu nợ phải trả trên báo cáo tài chính có thống nhất với tất cả các khoản phải trả của từng đối tƣợng trong các sổ chi tiết hay không. Ngoài ra, qua bảng số dƣ chi tiết, kiểm toán viên cũng tiến hành việc chọn mẫu để thực hiện các thử nghiệm khác.

Gửi thƣ xác nhận đối với các chủ nợ của đơn vị, dù rằng số dƣ cuối kỳ có thể thấp hoặc bằng không. Mục đích của việc này là đề phát hiện những khoản phải trả không đƣợc ghi chép. Một số đối tƣợng khác cũng cần xác nhận, đó là các nhà cung cấp không cung cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng; các khoản phải trả cho các bên liên quan; các khoản phải trả đƣợc thế chấp. Đồng thời kiểm tra hợp đồng vay xem sô tiền thời hạn thanh toán và lãi.

Kiểm toán viên cũng có thể thu thập đƣợc bằng chứng khác có độ tin cậy cao đối với khoản phải trả. Đó là những bằng chứng do bên ngoài lâp nhƣ: hóa đơn của ngƣời bán, bảng kê hóa đơn của ngƣời bán, bảng kê nợ phải thu của ngƣời bán,…

Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2013 là 26.419.043.791 đồng, tăng

Một phần của tài liệu đánh giá và hoàn thiện quy trình phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 75)