Trong kiều kiện nền kinh tế nhiều biến động nhƣ hiện nay, việc tính toán và phân tích các tỷ số tài chính nhằm phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó thay đổi, cải tiến phƣơng pháp quản lý đƣợc xem là một việc làm cần thiết trong quản trị doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển lâu dài và bền vững của nền kinh tế. Việc làm này cũng tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có thể thu thập số liệu, tổng hợp tính toán ra các tỷ số tài chính bình quân ngành, làm cơ sở cho các doanh nghiệp kinh doanh cũng ngành nghề tham khảo. Điều này không những góp phần cho doanh nghiệp có một cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm qua và nhận định xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp mình, mà còn tạo điều kiện cho công tác quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc ta trong tình hình kinh tế nhiều biến động nhƣ hiện nay.
Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ tài liệu cho kiểm toán viên để hoàn thành tốt cuộc kiểm toán cho đơn vị.
6.2.3. Đối với Nhà nƣớc và Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện nội dung của các Chuẩn mực Kế toán - Kiểm toán đã ban hành, đẩy mạnh vai trò của hội nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cho kiểm toán viên và tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng hành nghề kiểm toán.
Nghiên cứu soạn thảo và ban hành Luật kiểm toán độc lập sẽ có tác động tích cực đến các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, việc liên kết,
cƣờng năng lực tài chính, năng lực quản trị và điều hành cũng nhƣ chuẩn hoá quy trình, công nghệ kiểm toán.
Cần có quy định về những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán nhƣ: bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp soát xét, kiểm tra chất lƣợng hoạt động kiểm toán của từng công ty kiểm toán,…Một trong những vấn đề rất quan trọng là tiêu chí xác định điểm ngoại trừ và không ngoại trừ cũng chƣa đƣợc quy định.
Sớm ban hành Quy chế kiểm soát chất lƣợng hành nghề kế toán, kiểm toán tạo điều kiện cho cơ quan chức năng và hội nghề nghiệp trong quản lý chất lƣợng dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Thực hiện kiểm tra định kỳ các công ty kiểm toán theo quy định. Có biện pháp nhắc nhở, xử lý và theo dõi việc sửa chữa các sai phạm của từng công ty đƣợc kiểm tra. Đối với những công ty có nhiều sai phạm cần tiếp tục kiểm tra ngay vào năm tiếp theo.
Hội nên tƣ vấn và hỗ trợ các công ty kiểm toán vừa và nhỏ, kêu gọi các công ty chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc giảm giá phí bất hợp lý, dẫn đến bỏ qua nhiều thủ tục kiểm toán không đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, gây ảnh hƣởng đến uy tín ngành nghề.
Tiếp tục thực hiện sửa đổi, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã có hiệu lực từ 15/12/2009 để trình Bộ Tài chính ban hành theo kế hoạch đã định, góp phần tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của ngành nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Kiểm toán, khoa Kế toán - Kiểm toán, Trƣờng Đại học kinh tế TP. HCM, 2012. Kiểm toán. Lần xuất bản thứ 5. NXB Lao động Xã hội.
2. Bộ tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán.
3. Nguyễn Minh Kiều, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh và Chƣơng trình giảng dạy kinh Tế Fullbright, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB lao động – xã hội.
4. Nguyễn Đình Hựu, 2003. Kiểm toán căn bản. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC SỐ 01: NHẬN KHÁCH HÀNG MỚI VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG
PHỤ LỤC SỐ 02: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG