Giai đoạn soát xét tổng thể

Một phần của tài liệu đánh giá và hoàn thiện quy trình phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 44)

Trong giai đoạn này, các bƣớc phân tích chủ yếu là xem xét tổng quát các biến động lần cuối, tính toán lại các chỉ số tài chính nhƣ đã thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên cơ sở số liệu đã kiểm toán. Các thủ tục phân tích ở giai đoạn này cũng nhằm xác minh những khu vực cần phải thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung và chú ý đến tính hoạt động liên tục của khách hàng.

CHƢƠNG 4

KHẢO SÁT QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TRONG THỰC TẾ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƢ VẤN KHANG VIỆT 4.1. SƠ LƢỢC CÔNG TY A

4.1.1. Giới thiệu

Công ty A hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1600680xxx (số cũ 5203000xxx), đăng ký lần đầu ngày 17 tháng 4 năm 2007 và đăng ký thay đổi lần 5 ngày 21 tháng 4 năm 2012 do Sở kế hoạch và đầu tƣ An Giang cấp.

4.1.2. Đặc điểm hoạt động

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất thƣơng mại Ngành nghề kinh doanh:

Hoạt động chính của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là: Sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa, bao bì ngành dƣợc, in ấn nhãn mác hàng hóa, tờ giới thiệu sản phẩm. Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế biến thủy sản; Mua bán các loại nguyên liệu, vật tƣ trong ngành bao bì; Mua bán nguyên liệu, vật tƣ phục vụ chăn nuôi thủy sản (cám bã đậu nành, bột cá, bột xƣơng thịt, vitamin); Nuôi trồng thủy sản; chế biến thức ăn thủy sản; chế biến thức ăn gia súc; Sản xuất bao bì; cho thuê kho lạnh; đầu tƣ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng; hoạt động đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ gián tiếp

4.1.3. Năm tài chính và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

4.1.3.1. Năm tài chính

Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm

4.1.3.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

4.1.4. Các chính sách kế toán quan trọng

Báo cáo tài chính đƣợc lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.

4.1.4.1. Cơ sở lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính đƣợc lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền).

4.1.4.2. Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tƣ ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lƣợng tiền xác định cũng nhƣ không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.

4.1.4.3. Hàng tồn kho

Hàng tồn kho đƣợc xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Giá gốc hàng tồn kho đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình quân gia quyền và đƣợc hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

Chi phí SXKD dở dang đƣợc xác định theo giá trị của sản phẩm dở dang tại phân xƣởng theo chi phí tiền lƣơng của từng loại sản phẩm

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc là giá bán ƣớc tính của hàng tồn kho trừ chi phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ƣớc tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Tăng hoặc giảm số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong năm.

4.1.4.4. Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định đƣợc thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra để có đƣợc tài sản cố định tính đến thời điểm đƣa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ đƣợc ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tƣơng lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên đƣợc ghi nhận là chi phí trong năm.

Khi tài sản đƣợc bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế đƣợc xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều đƣợc tính vào thu nhập hay chi phí trong năm.

Tài sản cố định khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính. Thời gian khấu hao đƣợc áp dụng 6 tháng đầu năm 2013 theo thông tƣ số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 và 6 tháng cuối năm theo thông tƣ số 45/2013/TT-BTC Hƣớng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Thời gian khấu hao tài sản cố định theo hƣớng dẫn của thông tƣ mới nhƣ sau:

Loại tài sản cố định Số năm

Nhà cửa, vật kiến trúc 25 - 50

Máy móc và thiết bị 07 - 15

Phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn 06 - 10

Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 10

Nguồn: Chính sách kế toán công ty A

4.1.4.5. Chi phí trả trước dài hạn

Các công cụ, dụng cụ đã đƣa vào sử dụng đƣợc phân bổ vào chi phí trong năm theo phƣơng pháp đƣờng thẳng với thời gian phân bổ không quá 2 năm.

4.1.4.6. Chi phí phải trả

Chi phí phải trả đƣợc ghi nhận dựa trên các ƣớc tính hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng trong năm.

4.1.4.7. Ghi nhận doanh thu và thu nhập

Doanh thu bán thành phẩm: Doanh thu bán thành phẩm đƣợc ghi nhận

khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu cũng nhƣ quyền quản lý thành phẩm đó đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua, và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại

Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu cung cấp dịch vụ đƣợc ghi

nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo. Trƣờng hợp dịch vụ đƣợc thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì doanh thu đƣợc ghi nhận căn cứ vào tỷ lệ dịch vụ hoàn thành tại ngày kết thúc kỳ kế toán

Cổ tức và lợi nhuận được chia: Cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia đƣợc ghi nhận khi công ty đƣợc quyền nhận cổ tức hoặc lợi nhuận từ việc góp vốn. Riêng cổ tức nhận bằng cổ phiếu không ghi nhận vào thu nhập mà chỉ theo dõi số lƣợng tăng thêm.

4.2. KHẢO SÁT QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TRONG THỰC TẾ KIỂM TOÁN BCTC ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY A TOÁN BCTC ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY A

4.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thƣờng áp dụng phƣơng pháp phân tích xu hƣớng và phƣơng pháp phân tích tỷ số để phân tích sự thay đổi của các số dƣ hoặc các loại hình nghiệp vụ giữa năm 2013 với năm 2012 nhằm phát hiện ra các biến động bất thƣờng. Sau đây là phân tích biến động tổng hợp đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng:

4.2.1.1. Phân tích biến động tổng hợp

Phân tích biến động tổng hợp đối với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Bảng 4.1: Phân tích biến động tổng hợp trên bảng cân đối kế toán trƣớc kiểm toán năm 2013 công ty A

Đơn vị tính: đồng KHOẢN MỤC 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ TÀI SẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN 459.970.299.971 600.572.377.073 (140.602.077.102) (23,41) Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền 8.575.263.155 9.990.690.435 (1.415.427.280) (14,17) Các khoản phải thu

ngắn hạn 232.399.507.972 227.745.210.601 4.654.297.371 2,04 Hàng tồn kho 194.453.743.961 345.651.813.445 (151.198.069.484) (43,74) Tài sản ngắn hạn

khác 24.541.784.883 17.184.662.592 7.357.122.291 42,81

TÀI SẢN DÀI HẠN 262.314.722.498 231.180.434.244 31.134.288.254 13,47

Các khoản phải thu

dài hạn - - - -

KHOẢN MỤC 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Tài sản cố định hữu hình 186.597.589.193 120.312.318.149 66.285.271.044 55,09 Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Tài sản cố định vô hình 51.653.419.185 53.439.970.934 (1.786.551.749) (3,34) Chi phí xây dựng cơ

bản dở dang 13.412.672.712 49.395.470.061 (35.982.797.349) (72,85) Các khoản đầu tƣ tài

chính dài hạn 3.600.000.000 3.600.000.000 - - Tài sản dài hạn khác 7.051.041.408 4.432.675.100 2.618.366.308 59,07 Tổng cộng tài sản 722.285.022.469 831.752.811.317 (109.467.788.848) (13,16) NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 449.760.665.672 556.528.395.262 (106.767.729.590) (19,18) Nợ ngắn hạn 425.692.459.111 539.710.390.397 (114.017.931.286) (21,13) Nợ dài hạn 24.068.206.561 16.818.004.865 7.250.201.696 43,11 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 272.524.356.797 275.224.416.057 (2.700.059.260) (0,98) Vốn chủ sơ hữu 272.524.356.797 275.224.416.057 (2.700.059.260) (0,98) Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 183.996.750.000 183.996.750.000 - - Thặng dƣ vốn cổ phần 19.920.224.200 19.920.224.200 - -

Quỹ đầu tƣ phát triển 2.571.767.056 2.571.767.056 - -

Quỹ dự phòng tài

chính 17.437.617.397 17.437.617.397 - -

Lợi nhuận sau thuế

chƣa phân phối 48.597.998.144 51.298.057.402 (2.700.059.260) (5,26)

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 722.285.022.469 831.752.811.317 (109.467.788.850) (13,16)

Từ bảng số liệu trên, các nhận xét về biến động và định hƣớng kiểm toán đƣợc rút ra nhƣ sau:

Số dƣ đầu kỳ:

Số dƣ đầu kỳ của các khoản mục là số liệu năm 2012 đã đƣợc kiểm toán bởi công ty TNHH kiểm toán tƣ vấn Khang Việt nên đƣợc đánh giá là đáng tin cậy.

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Số dƣ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tại ngày 31/12/2013 là 8.575.263.155 đồng giảm 1.415.427.280 đồng tƣơng ứng 14,17% so với 31/12/2012. Có thể đơn vị lấy tiền đi đầu tƣ hoặc năm nay luồng tiền vào của đơn vị ít hoặc có khả năng sai sót trong khoản mục.

Định hướng kiểm toán: Do tiền là khoản mục rất nhạy cảm, rủi ro tiềm

tàng cao, rất dễ bị biển thủ, trộm cắp và liên quan mật thiết đến nhiều khoản mục quan trọng khác (doanh thu, chi phí, công nợ,…) lại đƣợc sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nên nếu có sai sót thì sẽ ảnh hƣởng đến nhiều khoản mục khác. Do vậy kiểm toán viên cần thu thập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày 31/12/2013 và tiến hành tái kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm kiểm toán, thu thập biên bản đối chiếu số dƣ tiền gửi ngân hàng đồng thời vẫn làm thủ tục xác nhận trực tiếp với ngân hàng, tính lại các số dƣ ngoại tệ (nếu có) theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng công ty có mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo.

Các khoản phải thu

Số dƣ khoản phải thu tại ngày 31/12/2013 là 232.399.507.972 đồng tăng 4.654.297.371 đồng tƣơng ứng 2,04% so với 31/12/2012. Tuy mức độ tăng không cao lắm nhƣng khoản mục này bao gồm phải thu khách hàng, trả trƣớc ngƣời bán, các khoản phải thu khác,... nên không loại trừ khả năng bù đắp lẫn nhau giữa các khoản mục. Nguyên nhân có thể là do công ty nới lỏng chính sách bán chịu nên khoản phải thu tăng hoặc có thể do có sai sót vì doanh thu thuần năm 2013 giảm 44.983.178.459 đồng tƣơng ứng 4,36% so với năm 2012.

Định hướng kiểm toán: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau:

Thu thập bảng kê chi tiết số dƣ tại ngày 31/12/2013 các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với bảng CĐKT năm hiện tại để xem có sự chênh lệch xảy ra hay không.

Lập và gửi thƣ xác nhận số dƣ nợ phải thu cho các đối tƣợng cần xác nhận nợ phải thu của công ty. Sau đó, lập bảng tổng hợp theo dõi thƣ xác nhận và đối chiếu số đƣợc xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác định nguyên nhân chênh lệch, nếu có.

Kiểm toán viên cần thu thập hay lập bảng phân tích chi tiết số dƣ theo tuổi nợ theo từng khách hàng của đơn vị để xem việc trích lập dự phòng của đơn vị có chính xác hay không.

Tƣơng tự khoản mục tiền, đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì kiểm toán viên phải kiểm tra đánh giá ngoại tệ tại ngày 31/12/2013 nhằm xác định đƣợc tính chính xác của số liệu trên BCTC.

Hàng tồn kho

Số dƣ hàng tồn kho tại ngày 31/12/2013 là 194.453.743.961 đồng giảm 151.198.069.484 tƣơng ứng 43,74% so với hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2012. Ta thấy biến động năm nay so với năm trƣớc khá cao. Có thể do kinh doanh không tốt nên đơn vị giảm trữ hàng lại.

Định hướng kiểm toán: Kiểm toán viên cần tìm hiểu nguyên nhân sự sụt

giảm của số dƣ hàng tồn kho, kiểm tra chi tiết xem hàng tồn kho giảm là do sự thay đổi trong chính sách bán mua hàng, dự trữ hàng tồn kho hay có sai phạm đối với khoản mục này.

Cần kiểm tra và đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn kho để đảm bảo số liệu đƣợc trình bày trên BCTC tại ngày 31/12/2013 là chính xác bằng cách đối chiếu số liệu giữa báo cáo nhập xuất tồn kho với số liệu Sổ cái và Bảng cân đối phát sinh.

Thu thập các chứng từ nhập xuất hàng quanh thời điểm kết thúc xem đơn vị có hạch toán đúng không.

Kiểm toán viên cũng cần kiểm tra việc trích lập dự phòng của đơn vị có chính xác không, cần chú ý đến các mặt hàng lỗi thời, chậm luân chuyển.

Tài sản ngắn hạn khác

Số dƣ tài sản ngắn hạn khác tại ngày 31/12/2013 là 24.541.784.883 đồng tăng 7.357.122.291 tƣơng ứng 42,81% so với tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm 31/12/2012.

Định hướng kiểm toán: Tài sản ngắn hạn khác biến động khá cao, do khoản mục này bao gồm nhiều loại tài sản ngắn hạn khác nhau nhƣ: chi phí trả

biến động đi vào chi tiết ở giai đoạn sau để thấy rõ đƣợc nguyên nhân gây ra sự biến động của số dƣ tài sản ngắn hạn khác. Nếu các khoản mục vừa nêu trên có biến động bất thƣờng thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Tài sản cố định

Số dƣ tài sản cố định tại ngày 31/12/2013 là 251.663.681.090 đồng tăng 28.515.921.946đồng tƣơng ứng12,78% so với tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2012. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do sự gia tăng tài sản cố định hữu hình.

Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình tại ngày 31/12/2013 là 186.597.589.193 tăng 66.285.271.044 đồng tƣơng ứng 55,09% so với giá trị còn lại của tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2012. Có thể đơn vị tăng cƣờng đầu tƣ máy móc mới để sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Định hướng kiểm toán: Bản chất khoản mục tài sản cố định thƣờng ít phát sinh nghiệp vụ trong năm, ít biến động nên kiểm toán viên cần thu thập bảng tổng hợp tình hình tăng giảm tài sản cố định trong kỳ xem có biến động bất thƣờng không. Sau đó kiểm tra tài sản cố định hữu hình tăng trong năm có đầy đủ hóa đơn, chứng từ, biên bản giao nhận hay không; kiểm tra cách tính khấu hao của đơn vị, xem xét tỷ lệ khấu hao 6 tháng cuối năm 2013 có phù hợp với thông tƣ 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính Hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hay không. Lƣu ý, đặc biệt đối với tài sản cố định, kiểm toán viên nên kiểm tra toàn bộ nghiệp vụ phát sinh, không nên chọn mẫu nghiệp vụ nhƣ đối với các khoản mục khác trên BCTC.

Tài sản dài hạn khác

Số dƣ tài sản dài hạn khác tại ngày 31/12/2013 là 7.051.041.408 đồng tăng 2.618.366.308 đồng tƣơng ứng 59,07% so với tài sản dài hạn khác tại thời điểm 31/12/2012.

Định hướng kiểm toán: Biến động này tƣơng đối cao, kiểm toán viên cần

Một phần của tài liệu đánh giá và hoàn thiện quy trình phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán tư vấn khang việt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)