Tối ƣu quá trình xử lý mẫu

Một phần của tài liệu Tách và xác định một số độc tố nhóm alkaliod trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (Trang 52 - 53)

Alkaloid là các bazơ yếu, do sự có mặt của nguyên tử N. Nhƣng độ kiềm của alkaloid không giống nhau do ảnh hƣởng khác nhau của lớp điện tích nguyên tử N gây ra và ảnh hƣởng của các nhóm chức khác. Tính bazơ giảm dần theo thứ tự amoni bậc 4, amoni bậc 1, amoni bậc 2, amoni bậc 3. Tính bazơ phản ánh ở pKa khác nhau của các alkaloid, các bazơ yếu có trị số pKa thấp. Một số alkaloid có tính bazơ mạnh có thể tồn tại ở dạng muối trong môi trƣờng acid. Các muối alkaloid nói chung tan đƣợc trong nƣớc và cồn nhƣng hầu nhƣ không tan trong dung môi hữu cơ nhƣ: chloroform, eter, benzen. Ngƣợc lại hầu hết các alkaloid dạng bazơ thực tế

không tan trong nƣớc nhƣng tan trong các dung môi hữu cơ nhƣ CHCl3, eter và các

ancol bậc thấp (MeOH, EtOH, PrOH, BuOH). Dựa vào đặc điểm này có thể tách chiết các alkaloid.

Qua tham khảo chúng tôi l ựa chọn chiết mẫu theo phƣơng pháp lỏng – lỏng, dựa trên nguyên tắc: Các alkaloid đƣợc kiềm hóa sau đó đƣợc chiết bằng dung môi hữu cơ và đem đi phân tích, quá trình chiết mẫu theo qui trình dự kiến nhƣ sau:

+ 1 ml đệm acid boric pH 9 + 10 ml dung môi chiết

Lắc votex 5 phút Cân 0,5 g mẫu/ống ly tâm 50 ml

Hòa cắn bằng 5ml methanol Ly tâm 5 phút, tốc độ 6000 vòng/phút

Gạn dịch vào bình cô, cô quay ở 500C

Vial, LC-MS/MS Lọc qua màng 0,2 µm

Hình 3.15: Sơ đồ quy trình chiết mẫu dự kiến

Từ qui trình dự kiến ở trên, chúng tôi thấy cần phải khảo sát dung môi chiết và dung dịch kiềm hóa phù hợp để thu đƣợc hiệu suất chiết tối ƣu. Chúng tôi tiến hành khảo sát một số điều kiện chiết nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Tách và xác định một số độc tố nhóm alkaliod trong thực phẩm chức năng bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (Trang 52 - 53)