Tính đặc hiệu, tính chọn lọc
Tính đặc hiệu: Là khả năng phát hiện đƣợc chất phân tích khi có mặt các tạp chất khác nhƣ các tiền chất, các chất chuyển hóa, các chất tƣơng tự, tạp chất.
Tính chọn lọc: Là khái niệm rộng hơn tính đặc hiệu, liên quan đến việc phân tích một số hoặc nhiều chất chung một qui trình. Nếu chất cần xác định phân biệt rõ với chất khác thì phƣơng pháp phân tích có tính chọn lọc.
Có nhiều cách xác định tính đặc hiệu, tính chọn lọc, trong nghiên cứu này do thiết bị sắc ký có kết nối detercter MS nên chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp:
So sánh phổ của chất phân tích trên 3 mẫu: mẫu trắng, mẫu chuẩn và
mẫu thêm chuẩn. Mẫu trắng không đƣợc lên tín hiệu chất phân tích, mẫu thêm chuẩn phải có tín hiệu chất phân tích tại thời gian lƣu tƣơng ứng thời gian lƣu trên mẫu chuẩn.
Phƣơng pháp xác nhận (confirmation method). Theo AOAC điểm
nhận dạng IP (identification point) đối với kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ 2 lần (LC-MS/MS) là 4, tức là cần 1 ion mẹ bắn phá ra 2 ion con.
Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng
Giới hạn phát hiện (LOD): là nồng độ thấp nhất của chất phân tích trong mẫu
có thể phát hiện đƣợc nhƣng chƣa thể định lƣợng đƣợc.
Giới hạn định lượng (LOQ): là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu
Xác định LOD, LOQ dựa trên tỷ lệ tín hiệu nhiễu đƣờng (S/N): Phân tích mẫu thêm chuẩn ở nồng độ thấp còn có thể xuất hiện tín hiệu của chất phân tích (n=4). Xác định tỷ lệ tín hiệu chia cho nhiễu (S/N = Signal to noise ratio).
LOD là nồng độ mà tại đó S/N = 3, LOQ là nồng độ mà tại đó S/N = 10. Trong đó: S là chiều cao tín hiệu của chất phân tích, N là nhiễu đƣờng nền
Khoảng tuyến tính và đường chuẩn
Khoảng tuyến tính của một phương pháp: là khoảng nồng độ ở đó có sự phụ
thuộc tuyến tính giữa đại lƣợng đƣợc đo và nồng độ các chất phân tích.
Đường chuẩn: là đƣờng biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lƣợng
đƣợc đo và nồng độ các chất phân tích.
Để xác định khoảng tuyến tính ngƣời ta thực hiện đo các dung dịch chuẩn có nồng độ thay đổi và khảo sát sự phụ thuộc của tín hiệu vào nồng độ. Sau đó vẽ đƣờng cong sự phụ thuộc giữa diện tích pic thu đƣợc vào nồng độ, quan sát sự phụ thuộc cho đến khi không còn tuyến tính [10][18].
Có thể xây dựng đƣờng chuẩn trên nền mẫu thực, nhằm mục đích loại trừ ảnh hƣởng của nền mẫu đến kết quả phân tích.
Hệ số hồi quy tuyến tính (R): Chỉ số đầu tiên của một đƣờng chuẩn đạt yêu cầu và hệ số tƣơng quan hồi quy (Coefficient of corelation), giá trị R phải đạt yêu cầu sau: 0,995 ≤ R ≤ 1 hay 0,99 ≤ R2 ≤1.
Độ lặp lại và độ thu hồi.
Độ lặp lại (đánh giá độ chụm) là mức độ gần nhau của các giá trị riêng lẻ của các phép đo lặp lại và đƣợc biểu diễn bằng độ lệch chuẩn SD và độ lệch chuẩn tƣơng đối RSD (%):
Trong đó:
xi: Nồng độ tính đƣợc của lần thử nghiệm thứ i.
x: Nồng độ trung bình tính đƣợc của n lần thử nghiệm. n: Số lần thử nghiệm.
Độ đúng là mức độ gần nhau của giá trị phân tích với giá trị thực hoặc giá trị đƣợc chấp nhận. Độ đúng là khái niệm định tính và đƣợc biểu diễn định lƣợng dƣới dạng độ thu hồi (recovery). Độ thu hồi (đánh giá độ đúng) là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thu đƣợc so với giá trị lý thuyết [10][18].
R(%) = f a .100 C С (3). Trong đó: R: độ thu hồi (%)
Cf : Nồng độ chất phân tích trong mẫu trắng xác định đƣợc (ng/ml). Ca : Nồng độ chuẩn thêm vào mẫu trắng (ng/ml).
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU