Thi sĩ – thi nhân của thế giới siêu hình

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 56 - 59)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Thi sĩ – thi nhân của thế giới siêu hình

Trƣớc Cách mạng, Chế Lan Viên gây ấn tƣợng với ngƣời đọc bởi tập

Điêu Tàn, xuất bản năm 1937, khi nhà thơ 17 tuổi. Tập thơ lạ khi nó không nằm trong dòng thi tứ chung của Thơ mới. Ngƣời thi sĩ “ru theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, những nguồn thơ “đẫm tình và mộng” đã đƣợc thay thế bằng ngƣời thi nhân cực đoan, mạnh mẽ, dị thƣờng, và một thế giới huyền bí với yêu ma, sọ ngƣời, xƣơng trắng...Hoài Thanh nhận xét: “Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam nhƣ một niềm kinh dị”[44, tr. 239]. Không chỉ độc giả hôm qua mà chúng tôi tin rằng cả độc giả hôm nay và mai sau vẫn “kinh dị” trƣớc một quan niệm về thi sỹ, con ngƣời của thế giới siêu hình với những phẩm chất khác thƣờng mà Chế Lan Viên đã thể hiện trong

Điêu tàn.

Mở đầu bài Tựa cho tập Điêu tàn, Chế Lan Viên viết: “Thi sĩ không phải là Ngƣời. Nó là Ngƣời Mơ, Ngƣời Say, Ngƣời Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm tƣơng lai. Ngƣời ta không hiểu đƣợc nó vì nó nói những điều vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý”[80, tr. 23]. Đã là thi nhân, chƣa ai nhận mình là ngƣời bình thƣờng. Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) trong thơ luôn tự cho mình là một “trích tiên”, bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”. Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới tự nhận mình là “Con chim đến từ núi lạ - Ngứa cổ hót chơi”. Thế Lữ, Huy Cận, những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, ngƣời thì coi mình là “Ngƣời bộ hành phiêu lãng”, ngƣời lại thấy mình là “Một chiếc linh hồn nhỏ - Mang mang thiên cổ sầu”. Do ảnh hƣởng của chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực, Chế Lan Viên và những nhà thơ của

Trƣờng thơ loạn đã đẩy sự khác thƣờng của thi nhân lên đến tột cùng. Với Chế Lan Viên, thi sĩ không phải ngƣời bình thƣờng và công việc của thi sĩ là làm những việc phi thƣờng. Thi sĩ, ngƣời Mơ, ngƣời Say, ngƣời Điên, là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu...là ngƣời thơ của thế giới siêu hình và bất định (“Ai bảo giùm: Ta có có ta không?”). Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã có định hƣớng siêu nhiên về bản chất của thi sĩ. “Thi sĩ không phải là Ngƣời”. Thi sĩ “thoát hiện tại”, “xối trộn dĩ vãng”, “ôm trùm tƣơng lai”, nói những điều “vô nghĩa hợp lý”. Chế Lan Viên trong quan niệm của mình đã siêu hình hoá mọi trạng thái, mọi phẩm chất, mọi cảm thức về không gian, thời gian, về ý nghĩa cuộc sống của nhà thơ.

Tất cả những hình tƣợng về ma quái, yêu tinh, xƣơng máu, trăng sao...trong Điêu tàn chính là kết quả tƣ duy nghệ thuật của một chủ thể siêu nhiên. Đối lập nhà thơ với con ngƣời bình thƣờng, đẩy thơ ra khỏi cuộc sống thực tại, các nhà thơ trong Trƣờng thơ loạn và tiêu biểu là Chế Lan Viên đã tự xác lập một lãnh địa thơ riêng. Vùng thơ ấy bị ngƣời đời “chê là giả dối”, “không chân thật”, “những cái vô nghĩa”. Song với Chế Lan Viên, đó là “những cái vô nghĩa hợp lý”, những điều “giả dối với ngƣời”, còn với nhà thơ, ngƣời thi sĩ “không phải là Ngƣời” kia thì “cái gì nó nói đều có cả”. Điêu tàn của Chế Lan Viên là một thế giới hƣ cấu, tuởng tƣợng, siêu hình. Cái đẹp thuần tuý, mang màu sắc duy mỹ trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ đƣơng thời không còn xuất hiện ở đây. Đọc Điêu tàn, ngƣời đọc hình dung về một ngƣời thi sỹ với khả năng siêu nhiên, khi anh ta đƣa thế giới thơ xuống đến tận cõi âm mờ mịt, qua một bãi tha ma đầy sọ ngƣời, ma quỷ, yêu tinh...sau đó trở về cõi ta rồi bay lên vũ trụ. Có một nƣớc non Chàm rên rỉ, khóc than trong những đổ nát đến rợn ngƣời của Điêu tàn. Nhiều ngƣời cho rằng, Chế Lan Viên sinh ra ở Bình Định, những chứng tích u trầm, những tháp Chàm lẻ loi và bí mật trên nền đất cũ Chiêm Thành đã thành nỗi ám ảnh

trong tâm trí của chàng thi nhân trẻ tuổi. Điều này đúng, nhƣng chƣa đủ. Khi nhìn lại những đổi thay trên chặng đƣờng thơ của chính mình, Chế Lan Viên đã cắt nghĩa căn nguyên sâu sa của tƣ tƣởng siêu hình trong ngƣời thi sỹ thời kì Điêu tàn, đó là những cơn mê “khó tỉnh” từ các nền tôn giáo mà ông đã trót đắm say. “Thích Ca! Jésus! Khổng Khâu! Lão Tử! Tôi đều thành tâm cúi đầu trƣớc uy linh huyền diệu của các Ngài!”[84, tr. 20]. Con ngƣời sầu khổ đau thƣơng tìm đến những “uy linh huyền diệu” mong cầu một sự cứu rỗi. “Có ai đem thánh giá đến lòng chăng? Khi lòng tôi sụp đổ thành một huyệt sâu, chiều nay, ở đó không một ai đến chết”[84, tr. 20]. Khi lòng ngƣời đã không còn niềm tin để bám víu, Thích Ca, Jésus, Khổng Khâu, Lão Tử, đều trở thành cõi siêu độ linh thiêng. Song không phải lúc nào, con ngƣời thi sĩ cũng có thể nƣơng nhờ nơi ấy. Trong những chơi vơi, thi sĩ rơi vào cõi u mê tăm tối của ảm đạm và thê lƣơng. Nơi ấy hƣ vô, siêu hình, bất định bởi nó xa lạ với thế giới con ngƣời.

Thế giới siêu hình ấy đƣợc sáng tác trong một trạng thái bất thƣờng. Trong Tựa cho Điêu tàn, Chế Lan Viên cũng đã nói với ngƣời đọc về trạng thái bất thƣờng ấy: “Hàn Mặc Từ nói: làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thƣờng”. Điên ở đây là một trạng thái sáng tạo. Khi ngƣời nghệ sỹ rơi vào cơn sáng tạo bất thƣờng, miên man, sẽ khƣớc từ mọi yếu tố của tƣ duy lý trí. Cảm xúc đƣợc đẩy đến tột cùng. Ngƣời thi sỹ “gào vỡ sọ”, “thét đứt hầu”, “khóc trào nƣớc mắt”, “cƣời tràn cả tuỷ là tuỷ”. Có thể khẳng định, tột cùng của cảm xúc chính là nguyên tắc mỹ học của trƣờng thơ loạn mà Chế Lan Viên đã cất cao giọng điệu để tuyên ngôn.

Giống nhƣ biết bao các nhà thơ của phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên cũng đã ý thức sâu sắc về bản ngã. Trên hành trình đi tìm chính mình, trong đêm trƣớc của cuộc Cách mạng tháng Tám, đã không ít ngƣời rơi vào trạng thái hoang mang, không ít ngƣời đi lạc trong những cõi mơ, cõi mộng.

Còn Chế Lan Viên thì lại đi mãi về phía siêu hình, huyền bí, hƣ vô. Bƣớc chân lạc đƣờng nên càng mê mải. Bài Tựa quyển Điêu tàn đƣợc coi là tuyên ngôn nghệ thuật của một Trƣờng phái thơ. Những ngƣời thơ của Trƣờng phái thơ ấy tự đối lập bản thân với con ngƣời, có thể là bất kể chủ thể siêu hình nào (Ma, Quỷ, Tiên, Tinh) nhƣng không phải là ngƣời. Đem quan niệm về nhà thơ đƣợm màu siêu hình ấy, Chế Lan Viên bƣớc vào bầu ánh sáng của Cách mạng. Sự hoà nhập với tƣ tƣởng nghệ thuật cách mạng thực sự không phải dễ dàng, cần ở ngƣời nghệ sỹ một bản lĩnh cứng cỏi và trên hết là một trách nhiệm lớn lao với nghề, với thơ.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)