6. Cấu trúc luận văn
1.1.3. Phê bình và tiểu luận
Hoạt động nghệ thuật trong ý thức của Chế Lan Viên là một hoạt động đòi hỏi trách nhiệm lớn lao ở ngƣời nghệ sỹ. Nghiêm khắc với nghề và nghiêm khắc với chính mình, mỗi trang viết của Chế Lan Viên là sản phẩm của biết bao tìm tòi, nghiên cứu, suy ngẫm, trải nghiệm và chiêm nghiệm. Yêu nghệ thuật nhƣ một lý tƣởng, Chế Lan Viên sáng tác nghệ thuật với một hệ thống quan niệm chặt chẽ. Hệ thống quan niệm ấy đƣợc thể hiện qua thơ,
qua văn xuôi bút ký, và đặc biệt là qua phê bình và tiểu luận. Viết phê bình và tiểu luận, Chế Lan Viên trao đổi về đời sống xã hội, về chính trị, thời sự, về dân tộc, Tổ quốc …và đặc biệt là về thơ. Ở đây, cái tôi trữ tình đã cùng với cái tôi biện lý sắc sảo tạo nên một sự nghiệp phê bình, tiểu luận phong phú, xứng đáng là đứa con tinh thần đáng tự hào của Chế Lan Viên.
Tại hội nghị cán bộ văn nghệ Liên khu Bốn, tháng 12 – 1950, Chế Lan Viên trình bày một bài thuyết trình dài và tâm huyết. Bài thuyết trình đó đƣợc Nhà xuất bản Thép Mới biên tập và cho ra mắt bạn đọc với nhan đề Kinh nghiệm tổ chức sáng tác vào năm 1951. Từ Kinh nghiệm tổ chức sáng tác đến
Ngoại vi thơ (Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế, 1987), 9 tập phê bình, tiểu luận đƣợc xuất bản. Bằng bút lực dồi dào, trí tuệ sắc bén và sự nhạy cảm của tâm hồn ngƣời nghệ sỹ, Chế Lan Viên đã say sƣa phê bình, tranh luận, hùng biện, đối thoại. Ông nói chuyện văn thơ, đem hết những kinh nghiệm, những tâm sự của nghề viết mà truyền nghề, dạy nghề. Ông phê bình và giới thiệu thơ văn, ủng hộ cổ vũ khích lệ các nhà thơ trẻ, giới thiệu thành tựu thơ văn Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế…Trên văn đàn, ngòi bút phê bình tiểu luận của Chế Lan Viên thực sự đã góp phần không nhỏ vào việc làm sống động đời sống văn học nghệ thuật đƣơng thời.
Nhằm mục đích góp phần thúc đẩy công việc sáng tác, Kinh nghiệm tổ chức sáng tác đƣợc xuất bản với ba phần súc tích: Kinh nghiệm về việc đi tìm tài liệu; kinh nghiệm về việc ghi chép; kinh nghiệm về việc thực hiện tác phẩm.
Là kinh nghiệm của một cây bút vững vàng trong sáng tác, nhƣng Chế Lan Viên khẳng định, đây chỉ là kinh nghiệm của các lần thất bại, “Đi sao không sáng tác, sáng tác sao không thành công” nhiều hơn là kinh nghiệm của các lần thành công. Đó không phải chỉ là kinh nghiệm của riêng Chế Lan Viên, những gì đƣợc trình bày trong bài thuyết trình này là sự tha thiết với
sáng tác của nhiều bạn văn nghệ, nhiều đoàn công tác trong Liên khu. Đó là điều đáng quý ở Kinh nghiệm tổ chức sáng tác.
Sau Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, Nói chuyện thơ văn và Vào nghề
tiếp tục đƣợc Nhà xuất bản Văn học cho ra mắt bạn đọc vào những năm 1960 và 1962.
Nói chuyện thơ văn (1960) thực sự là một cuộc đối thoại mà chủ đề chính là thơ văn. Tập sách này đem đến cho ngƣời đọc những câu hỏi có thực của những bạn đọc có thực về những vấn đề có thực. Có biết bao ngƣời yêu thơ, quan tâm đến thơ, muốn làm thơ là có bấy nhiêu câu hỏi. Chế Lan Viên gom góp lại trong bảy vấn đề lớn: “Lập trƣờng tƣ tƣởng, tình cảm”; “Học tập, nghiên cứu, thƣởng thức”; “Về năng khiếu, khả năng và cá tính”; “Về đề tài và cách thể hiện đề tài”. Những câu hỏi đó đã đƣợc Chàng Văn trả lời họ một cách kĩ lƣỡng và rất say mê. Đến với tập sách này, ngƣời đọc không chỉ có đƣợc những câu trả lời giản dị, chân thành, hóm hỉnh, trí tuệ mà còn đƣợc nhen lửa, tiếp lửa, đƣợc truyền lửa đam mê từ Chàng Văn.
Với Vào nghề (1962) Chế Lan Viên đã làm một việc quá sức mình (Chàng Văn tâm sự) nhƣng Chàng Văn “bao giờ…cũng rất phấn khởi”[84, tr. 466]. Bởi nhiều câu hỏi đƣợc gửi tới có nghĩa là nhiều ngƣời quan tâm, nghĩa là nền văn nghệ đã và đang đƣợc mở rộng. Mà không chỉ quan tâm tới thơ, những câu hỏi đã không ngần ngại mà hƣớng sang cả lĩnh vực của văn xuôi, truyện ngắn, phóng sự…Nếu nhƣ tập trƣớc nói về phần lập trƣờng tƣ tƣởng chung thì tập này Chàng Văn đã bàn đến một số kĩ thuật phƣơng pháp cần thiết (cách xây dựng một cốt truyện, tìm chi tiết cho một truyện ngắn, cách leo thang cho một câu thơ…). Hai chữ Vào nghề Chàng Văn đặt cho tập sách này có ý nghĩa là nhƣ vậy.
Xuất bản năm 1962, Phê bình văn học là tập hợp của 19 bài viết từ 1956 đến 1961. Chế Lan Viên đã sôi nổi đóng góp làm dày thêm những trang
lý luận về nghề văn. Ông trở lại quá khứ với Nguyễn Du, ông đọc Những bƣớc đƣờng tƣ tƣởng của tôi của Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận. Ông trải lòng mình Từ thung lũng đau thƣơng đến cảnh đồng vui. Ở đâu trong mỗi câu, từ, ngữ, nghĩa của Phê bình văn học đều thấy một niềm sôi nổi.
Trong quá trình tìm hiểu tập phê bình, tiểu luận này, chúng tôi nhận thấy, Chế Lan Viên chủ yếu tập trung vào ba nội dung cơ bản:
- Những quan niệm của Chế Lan Viên về thơ và nghề thơ đƣợc ông trình bày qua 5 bài viết: Sống và viết, Sự chân thành của nhà văn, Nghĩ về nghề, Cái sáo ở trong thơ, Ý của thơ.
- Những nhận định khách quan và khoa học về thơ thể hiện qua những bài Chế Lan Viên viết để giới thiệu thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Ngọc Minh,…; bài giới thiệu cho “Tuyển tập thơ Việt Nam (1945-1960)…
- Đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù đối với Cách mạng và phong trào văn nghệ Cách mạng qua Trả lời bức thƣ của nhóm dân chúng (miền Nam) gửi giới văn nghệ miền Bắc.
Là một nhà văn ham tìm tòi, nhiều trăn trở, những năm tháng kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và dữ dội đã trở thành mảnh đất tốt để Chế Lan Viên Suy nghĩ và bình luận (1971). “Suy nghĩ và bình luận của Chế Lan Viên gồm 20 bài viết với nội dung phong phú. Ông suy nghĩ và bình luận về dân tộc, lịch sử, thời đại. Về những điều Đảng nghĩ, về kẻ thù, về vận mệnh của thơ ca và sứ mệnh của thơ ca.
Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Đọc “Suy nghĩ và bình luận” của Chế Lan Viên nhận xét: “Nếu lấy chiều sâu của suy nghĩ, lấy tính hệ thống hoàn chỉnh làm chuẩn thì chất lƣợng không đều nhau”[1, tr. 485]. Song điều đáng kể ở đây là bên cạnh lý luận của một nhà lý luận, Suy nghĩ và bình luận của Chế Lan Viên còn là lý luận của một nhà thơ. “Lý luận dựa trên
kinh nghiệm sáng tác thiết thân, lý luận đi đôi với một năng lực cảm thụ thẩm mỹ chắc chắn. Chế Lan Viên chẳng những là một nhà thơ trong Suy nghĩ và bình luận mà còn là một nhà Suy nghĩ và bình luận trong thơ”[1, tr. 486].
Bay theo đƣờng dân tộc đang bay xuất bản năm 1976, (Nhà xuất bản Văn học giải phóng), gồm 25 bài, là tập hợp những bài viết từ năm 1963 đến 1976. Là một đại biểu Quốc hội, Chế Lan Viên đã xuất sắc thể hiện vai trò “chỉ đạo” của mình qua những bài tham luận. Ông đề cao vai trò của văn nghệ trong đời sống xã hội, thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót. Bay theo đƣờng dân tộc đang bay còn là những trăn trở với nghề của Chế Lan Viên, là những suy tƣ Nghĩ về nghề…nghĩ về thơ…nghĩ. Tiếp tục những dòng suy tƣởng về Hồ Chí Minh vĩ đại, Bay theo đƣờng dân tộc đang bay là những cảm nhận sắc nét của Chế Lan Viên trƣớc những vần thơ của Bác.
Viết sau ngày đất nƣớc trọn niềm vui, Từ Khuê Văn Các đến quán Trung Tân (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1981) ngập tràn các cảm xúc vui sƣớng hân hoan. Tập tùy bút tiểu luận gồm 16 bài viết với nhiều cảm xúc. Đó là niềm vui của một nhà thơ suốt 30 năm đã biến mình thành một ngọn sáng, một vị mặn, một hạt muối của đời trong cái biển đời vô tận” [85, tr. 611]. Chế Lan Viên say mê bàn luận về Tổ quốc, về mùa xuân, về thi ca, về văn hoá. Từ Khuê Văn Các đến Quán Trung Tân là một tập phê bình tiểu luận phong phú về nội dung, độc đáo trong cách thức thể hiện, đa dạng trong giọng điệu, sắc sảo trong tƣ duy.
Ngoại vi thơ (Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1987) tập tiểu luận – tạp văn gồm 21 bài viết, ghi lại những nhận xét sắc sảo, độc đáo và tinh tế của Chế Lan Viên về thơ của Xuân Hoàng, Yến Lan, Xuân Diệu, Trần Nhật Thu, Hoàng Tố Uyên. Hình tƣợng Bác Hồ ngời sáng trong Trời cao xanh ngắt sáng Tuyên ngôn. Những bài tham luận trong cuộc gặp gỡ, hội thảo khoa học đƣợc
đƣa vào Ngoại vi thơ cho thấy Chế Lan Viên thực sự xứng đáng với vai trò sứ giả của thi ca Việt Nam.
Những năm 80 của thế kỷ XX đánh dấu bƣớc chuyển mình đổi mới sâu sắc trong đời sống văn học. Nhiều tƣ tƣởng, quan niệm đƣợc xem xét lại, nhiều giá trị văn học đƣợc nhìn nhận lại, nhiều nhà văn, nhà thơ dũng cảm, gan góc, bản lĩnh mở đƣờng đổi mới. Trên con đƣờng văn học nhiều thử thách của giai đoạn ấy, là một con ngƣời gắn bó tha thiết với nghề, Chế Lan Viên luôn canh cánh một nhiệm vụ thiêng liêng, nhiệm vụ thúc đẩy, cổ vũ các phong trào sáng tác. Nàng tiên trên mặt đất là những cảm nhận chân thành, tha thiết của một ngƣời chú, một ngƣời bác, một ngƣời anh đối với phong trào sáng tác của các cháu thiếu nhi. Với 10 bài viết đƣợc tập hợp từ năm 1978 đến năm 1983, Nàng tiên trên mặt đất trƣớc hết là sự cổ vũ của Chế Lan Viên đối với cuộc thi thơ của báo Khăn Quàng Đỏ diễn ra sau ngày giải phóng (1978). Không dừng lại ở đó, Chế Lan Viên còn viết bài phát động cuộc thi Viết và vẽ
lần thứ hai của báo Khăn Quàng Đỏ (1981). Chế Lan Viên băn khoăn trƣớc hiện tƣợng các cháu bé đã thi thơ, đã có bài đăng trong tuyển thơ mà sau đó lại không viết đƣợc thơ…Những tâm sự ấy chỉ có thể có đƣợc trong ngƣời nghệ sỹ luôn nung nấu về nghề, luôn trăn trở với nghề, và luôn nghĩ về nghề với một ý thức trách nhiệm lớn lao.
Chế Lan Viên từng quan niệm: “Văn xuôi đo bằng đấu, nhƣng thơ phải đo bằng cân tiểu li”[85, tr. 684]. Theo cách nói này của chính tác giả thì sự nghiệp phê bình tiểu luận này của ông vẫn còn là khiêm tốn. Song điều làm nên một Chế Lan Viên sắc sảo trong phê bình tiểu luận không chỉ là số trang giấy đƣợc in, cũng không chỉ đơn giản điểm lại những tập phê bình tiểu luận đƣợc xuất bản mà là những đóng góp của Chế Lan Viên với nghề, với đời sống xã hội và lịch sử dân tộc. Có thể khẳng định rằng, những trang phê bình tiểu luận của Chế Lan Viên đã chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp
văn học của ông và góp phần làm nên một nền văn học nƣớc nhà phong phú và đa dạng.