Cổ vũ thúc đẩy phong trào sáng tác

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 39 - 46)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Cổ vũ thúc đẩy phong trào sáng tác

“Đầu tiên muốn bƣớc chân vào đời văn chƣơng thì phải làm thế nào?”[84, tr. 144]. Câu hỏi ấy cứ trở đi trở lại trong những bài tham luận, những câu chuyện văn chƣơng, những tâm sự nghề nghiệp của Chế Lan Viên. Ông hiểu sâu sắc những khó khăn gian nan của những nguời mới bƣớc chân vào nghề viết. “Chàng Văn vẫn biết các bạn mới viết văn chƣa tìm thấy rõ khả năng nào là khả năng chính của mình”[84, tr. 465]. Cho nên bằng tất cả kinh

nghiệm của bản thân, bằng tất cả tấm lòng của ngƣời nghệ sỹ, Chế Lan Viên đã truyền nghề, dạy nghề, tâm sự về nghề một cách hết sức chân thành. Sau hai cuốn Nói chuyện thơ văn Vào nghề đƣợc in, Chế Lan Viên còn hứa hẹn rằng “Còn phục vụ bạn đọc trong những quyển khác, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, cho đến suốt đời mình không mỏi, không thôi”[84, tr. 467]. Bởi vì, ông hiểu rằng, nền văn học nghệ thuật của dân tộc chỉ có thể phát triển khi phong trào sáng tác của quần chúng đƣợc nhân lên rộng khắp.

Sôi nổi cổ vũ các phong trào sáng tác, Chế Lan Viên đã dành nhiều tâm huyết trong các tập Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, Nói chuyện thơ văn, Vào nghề, Nàng tiên trên mặt đất…để truyền nghề, dạy nghề, đào tạo nghề. Các bài viết “Có phải trong ca dao đang có vấn đề?” (Suy nghĩ và bình luận);

“Thơ của thợ”, “Thơ của nhân dân, thơ đầu tuyến lửa” (Suy nghĩ và bình luận); “Thơ ở những ngày và những nơi chống Mỹ” (Bay theo đƣờng dân tộc đang bay)…thể hiện sâu sắc sự tha thiết của Chế Lan Viên đối với phong trào thơ đáng trân trọng của quần chúng nhân dân kháng chiến.

Nền văn học trong hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh đã có xu hƣớng vận động hƣớng về đại chúng. Quần chúng Cách mạng không chỉ là đối tƣợng sáng tác, là độc giả mà còn là một lực lƣợng sáng tác lớn. Quần chúng làm thơ, quần chúng làm báo tƣờng, hội diễn văn nghệ quần chúng đã thúc đẩy phong trào sáng tác quần chúng phát triển mạnh mẽ. Kinh nghiệm tổ chức sáng tác của Chế Lan Viên đƣợc xuất bản chính là nhằm mục đích mở rộng con đƣờng nghệ thuật để tổ chức sáng tác cho quần chúng nhân dân.

Kinh nghiệm tổ chức sáng tác của Chế Lan Viên là kinh nghiệm đi tìm tài liệu, kinh nghiệm ghi chép tài liệu và kinh nghiệm thực hiện tác phẩm. Với Chế Lan Viên thì chỉ thị, thông cáo, biên bản hội nghị, báo cáo, nhật ký đơn vị, cá nhân, thƣ từ hàng binh, tù binh…các bản tự kiểm thảo lý lịch đều trở thành những tài liệu hữu ích cho các nhà văn nhà thơ. Dự các buổi công khai,

các phiên toà, tham gia hội nghị, hỏi chuyện (cán bộ, những ngƣời xuất sắc hay tiêu biểu nhất phong trào…) là những cách thức khác nhau để ngƣời nghệ sỹ tích luỹ tài liệu. Nhƣng phƣơng thức hay nhất vẫn là bản thân ta đến nơi để “sống”. Ngƣời xƣa nói: “Phải sống cái sống của Tử Trƣờng để viết đƣợc văn nhƣ Tử Trƣờng”. Chế Lan Viên cho rằng, chúng ta nên học ngƣời xƣa cái kinh nghiệm đó.

Muốn sáng tác cần phải có tài liệu, nhƣng muốn làm cho tài liệu khỏi bị lãng quên, thất lạc, thì mỗi ngƣời làm nghệ thuật cần ghi chép. Quan sát và ghi chép cần phải có trọng tâm, chi tiết. Để đến khi ngƣời viết hoài thai tác phẩm thì bản thân ngƣời nghệ sỹ ấy lại một lần nữa có thể sống trong tài liệu, để cho cảm tính, cảm xúc của chính mình có thể hà hơi thở sự sống vào những cảnh, nghững ngƣời đã đƣợc chúng ta ghi lại.

Trong những bƣớc chân đầu tiên vào nghề, đặt bút viết với bao điều bỡ ngỡ, những ngƣời mới vào nghề tâm sự cùng Chàng Văn: “Tôi cảm thấy bí đề tài quá, mong Chàng Văn chỉ giúp tôi một số đề tài”[84, tr. 190]. Họ tìm đến với những đề tài “kỳ quặc”: “Có thể viết một quyển toàn phụ nữ không?”[84, tr. 190]. Họ muốn trở lại với những đề tài cũ mà không biết có còn giá trị không? Chế Lan Viên đã cởi mở biết bao, chân tình biết bao khi ông nói với họ về nghề. Bằng cách nói chuyện hết sức tinh tế, dí dỏm, giàu hình ảnh, Chế Lan Viên đã chỉ cho họ hiểu rằng đề tài không phải là cái vay mƣợn càng không thể kỳ quặc để gây chú ý. Điều cốt lõi chính là cách nhận thức đánh giá của mỗi ngƣời trƣớc đề tài mà chúng ta đang thể hiện.

Đặt bút viết đã khó, sửa lại bản thảo lại càng khó. Khi viết, cảm hứng rất nhanh, ngôn ngữ ý tình đều khoáng đạt, vậy mà chỉ một tuần sau, khi đọc lại, ngƣời viết đã cảm thấy không ra gì. Cảm hứng của ngƣời trƣớc đó còn say mê tha thiết với nghệ thuật giờ chợt tiêu tan. Nhƣng khi lời tâm sự ấy đến với Chế Lan Viên, ngƣời đàn anh trong nghề lại động viên hết mực “thế thì tốt”,

“Chàng Văn rất thích đƣợc nhƣ thế lắm”[84, tr. 214]. Bởi vì, nhƣ thế tức là ngƣời viết đã tiến bộ hơn, nhƣ thế tức là ngƣời viết đã có đủ bình tĩnh để nhận xét đƣợc chính mình. Nhƣ thế có nghĩa là bạn hãy cứ tiếp tục viết. Và muốn để cho lúc đọc lại thơ mình một tuần sau không thất vọng, thì một tuần trƣớc phải làm rất chu đáo công phu, nhất là cảm xúc khi viết phải chân thành.

Dặn dò ngƣời viết về sự chân thành của cảm xúc, chúng tôi đồng thời cảm nhận đƣợc sâu sắc về sự chân thành của Chế Lan Viên. Ông chân thành muốn ngƣời viết, yêu nghề viết, đam mê viết có thể cầm bút và sáng tạo. Ông chân thành muốn đem hết những hiểu biết, những kinh nghiệm của bản thân để có thể giái đáp hàng nghìn, hàng vạn những thác mắc của bạn đọc.

1.2.2. Những nhận định khách quan và khoa học về thơ

Từ một nhà thơ lớn, Chế Lan Viên viết phê bình văn học, tự đặt thêm trách nhiệm nơi đầu ngọn bút vốn đã không chịu bình lặng của ông. Là ngƣời một ngƣời chiến sỹ trên mặt trận văn hoá nghệ thuật, Chế Lan Viên xem phê bình trƣớc hết phải là ngƣời bảo vệ cho đƣờng lối của Đảng. Là một nhà thơ viết phê bình, ông cũng đặc biệt chú ý làm nổi bật cái hay, cái đẹp, cái tài tình của văn chƣơng. Phê bình văn học của Chế Lan Viên đẹp hài hoà giữa tính định hƣớng tƣ tƣởng và tính thẩm mỹ. Ông đề cao phƣơng hƣớng chiến lƣợc nhƣng không quên những vẻ đẹp mang tính nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chƣơng.

Chế Lan Viên ƣu ái dành nhiều trang viết phê bình cho những tác giả thơ ông kính trọng, cho những bạn thơ ông yêu quý. Qua 9 tập phê bình và tiểu luận, chúng tôi thống kê đƣợc hơn 20 bài Chế Lan Viên trực tiếp viết về những bài thơ, những tập thơ, phong cách thơ, thành tựu thơ của các nhà thơ (Từ các nhà thơ lớn nhƣ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận…đến các nhà thơ trẻ nhƣ Ngọc Minh, Xuân Hoàng).

Đọc thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của nền thơ Cách mạng Việt Nam, Chế Lan Viên nhận thấy: “Tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện ngƣời, viết về các vấn đề lớn hay một sự việc nhỏ, đối với anh là để nói đƣợc cái lý tƣởng cộng sản ấy mà thôi” [85, tr. 23]. Nhờ vậy, “những câu thơ anh liền một bài, những bài thơ anh liền một tập, những quyển thơ anh liền một đời. Giữa những bài thơ anh ít có chữ “nhƣng” cắt làm hai đoạn. Trong đời thơ anh, anh không phải hối tiếc vì giai đoạn nọ hay giai đoạn kia”[85, tr. 23]. Những nhận xét nhƣ thế về thơ Tố Hữu còn là những day dứt khôn nguôi về những chặng đƣờng thơ của mình. Nói Tố Hữu đã không phải hối tiếc về giai đoạn nọ, giai đoạn kia trong đời thơ của “anh” cũng chính là nói sự hối tiếc đau đớn mà thấm thía của chính mình về những chặng đƣờng thơ “Vàng sao” nhƣng “thực sự xa cách với Sao Vàng”[85, tr. 613].

Hàn Mặc Tử trong cảm nhận của Chế Lan Viên “là một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ”[85, tr. 401]; Yến Lan trong cảm nhận của Chế Lan Viên “nhƣ cây xƣơng rồng có hai cực đối lập gai rất gai mà hoa lại là hoa rất dịu dàng”[86, tr. 189]; Những câu thơ của Bích Khê trong cảm nhận của Chế Lan Viên là “những câu thơ bừng sáng” “đang nhập vào lƣới điện quốc gia”[86, tr. 621]; những câu thơ trƣớc và sau cách mạng của Tế Hanh trong cảm nhận của Chế Lan Viên vẫn luôn “tế nhị, ngọt ngào”; Trời mỗi ngày lại sáng của Huy Cận, trong cảm nhận của Chế Lan Viên có “ nhiều sinh lực mới”, “cái chủ quan đã giàu thêm lên với cái khách quan, cái nghệ thuật đã khoẻ ra nhờ chất chính trị, cái suy tƣởng nội tâm đã phong phú nhờ lao động bồi dƣỡng thêm vào”[84, tr. 298]. Đối diện với mỗi trang thơ, Chế Lan Viên đã đọc bằng cả tấm lòng mình, đem sự rung cảm của tâm hồn mình để hoà với bao rung cảm của tâm hồn những bạn thơ mà ông yêu quý.

Phê bình với Chế Lan Viên trƣớc hết là cách để ông đƣợc thoả mãn niềm say mê nghệ thuật, và hơn nữa còn là cách ông sống hết mình, thẳng thắn và trung thực trong nghề. Yêu và trân trọng những thành tựu thi ca, Chế Lan Viên ý thức rõ vai trò lớn lao của ngƣời cầm bút phê bình: vai trò định hƣớng nghệ thuật. Chúng tôi nhận thấy có một số lƣợng lớn các bài viết có tính chất định hƣớng, soi đƣờng, đồng hành cùng tiến trình phát triển thơ trong lý luận, phê bình của Chế Lan Viên. “Sông Hƣơng, sông Thƣơng trong dòng văn học”, “Có phải ca dao đang có vấn đề?” “Mấy vấn đề về Tuyển tập thơ (1945-1960), “Thơ trong các sách giáo khoa”…là những bài viết có ý nghĩa nhƣ thế.

Trƣớc hết, chúng tôi nhận thấy, ông không ngại nói thật, không ngại đấu tranh trong phê bình. Viết Sông Hƣơng, sông Thƣơng trong dòng văn học, Chế Lan Viên đã viết bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, của ngƣời đã rất “hiểu cái khí hậu”, “cái không khí” của thời đó, của ngƣời đã đi qua bao thăng trầm, của ngƣời đã từng nhất quyết dứt khoát với Thơ mới, …để nhìn nhận, đánh giá về Thơ mới. Từ chiều sâu của nhận thức và độ lùi cần thiết của lịch sử, Chế Lan Viên tha thiết khẳng định Thơ mới chính là máu thịt của dân tộc, nằm trong văn mạch dân tộc, không thể vứt bỏ. “Có một thời cho tất cả…có một thời vứt đá đi. Có một thời lại nhặt đá về. Phải nhặt chứ. Dân tộc ta còn nghèo, đâu có gì nhiều mà bạ cái gì cũng vứt. Lỡ còn hòn đá nào dùng đƣợc, lỡ còn vàng nữa thì sao. Lỡ đó là máu thịt ta thì có tội”[86, tr. 493]. Tha thiết đến thế với Thơ mới cho nên nhà thơ đã không ngại nói thẳng cảm xúc của mình khi Thơ mới đến nay (1986) vẫn còn bị coi là “lãng mạn tiêu cực”, khi vẫn còn đó những đánh giá thiếu đúng đắn về Thơ mới ngay cả trong Sách giáo khoa. “Tệ nhất là trong Sách giáo khoa lớp 12 – cho đến nay còn lƣu hành – nhận định về văn học lãng mạn thì cho rằng “nói chung không có lợi cho đấu tranh mà còn có hại”[86, tr. 497]. Nhƣ vậy, rõ ràng cùng với sự

thay đổi của lịch sử, xã hội, Chế Lan Viên cũng đã có những đổi mới trong tƣ tƣởng, trong nhận thức về giá trị của Thơ mới.Từ phủ định đến khẳng định giá trị Thơ mới trong quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên là một hành trình gian nan của nhận thức dƣới sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan. Song ông đã vƣợt lên tất cả để trả lại cho Thơ mới cũng nhƣ những nhà thơ của phong trào Thơ mới những giá trị nghệ thuật chân chính.

Chế Lan Viên đã không ngại ngần thể hiện niềm vui sƣớng và tự hào của ông trƣớc thành tựu của thơ Việt Nam từ 1945 – 1960 qua Tuyền tập thơ Việt Nam: “Cái cần phải vui sƣớng cùng nhau ngay là thời đại của chúng ta đã có thể đóng góp vào kho tàng văn học của cha ông để lại”[84, tr. 357]. Không che giấu niềm vui sƣớng tự hào, ông cũng không che giấu sự lo âu trƣớc những “vấn đề” của tuyển tập thơ. Theo Chế Lan Viên, “thơ của chúng ta trong bƣớc trƣởng thành đặt cho chúng ta – những độc giả, những nhà phê bình, những nhà thơ – lắm điều suy nghĩ”[84, tr. 371]. Là một nhà thơ, là một nhà phê bình, Chế Lan Viên thấy, “thơ cần phải hơn”, “cần có thêm chất tƣ tƣởng”, “cần có nhiều cá tính riêng”. Cũng vậy, với thơ chống Mỹ những năm 60, Chế Lan Viên thấy “chất anh hùng chƣa cao, giọng điệu anh hùng ca còn yếu”, “chƣa đặt đƣợc nhiều vấn đề” và đặc biệt “còn không ít tâm trạng”. Với ca dao trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, Chế Lan Viên không khỏi băn khoăn. “hình nhƣ ca dao đang “có vấn đề”?[84, tr. 434]. Ông thẳng thắn bộc bạch: “Có thể là ta sƣu tầm chƣa hết ca dao hay hiện nay? Có thể là cái hay hiện nay, phải chờ nó lùi xa một tí trong thời gian rồi ta mới “kịp thời” nhận thấy? Có thể là tôi đã làm một việc quá đơn giản: của ngày qua thì quên đi những câu dở, của ngày nay chƣa tìm cho hết những câu hay, lấy cái kết tinh của ngày qua so sánh với cái chƣa đọng lại của bây giờ để rồi bảo rằng chất nƣớc bể ngày nay không mặn bằng chất muối của ngày hôm trƣớc?

Có thể có tất cả những giả thuyết đó. Nhƣng cũng có thể có giả thuyết là ca dao đang có vấn đề”[84, tr. 435].

Chế Lan Viên không vòng vo, không sợ mất lòng, không sợ ai trách cứ, chỉ sợ những viên sỏi nhỏ cũng có thể làm cản dòng chảy của thi ca. Cho nên, bằng phê bình, Chế Lan Viên muốn chỉ cho ngƣời làm thơ thấy sạn, thấy đá sỏi gồ ghề, để từ đó mà cùng tránh, cùng lật xoay, làm thế nào để khơi thật trong, thật sâu rộng dòng chảy của nền văn học nƣớc nhà. Những ý kiến đánh giá, những nhận xét, những góp ý, những tranh luận của Chế Lan Viên trên mỗi dòng phê bình về thơ ca Việt Nam hiện đại trƣớc hết bắt nguồn từ tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với một nền thơ. Từ kinh nghiệm của môt đời thơ, Chế Lan Viên đã có những nhận xét đánh giá đúng đắn, khách quan, những góp ý tranh luận thẳng thắn, chân thành. Có thể nói, phê bình thơ của Chế Lan Viên chính là kết tinh của vị “muối” mặn mòi mà Chế Lan Viên đã để lại cho thơ và để lại cho đời.

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)