Nghệ thuật phê bình độc đáo

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 46 - 56)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Nghệ thuật phê bình độc đáo

Phê bình văn học đặt trong mối quan hệ với sáng tác và tiếp nhận có vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện của các công trình nghiên cứu, các tác giả phê bình cho thấy sự vận động không ngừng của văn học nghệ thuật. Phê bình là tiếng nói đòi hỏi đáp ứng yêu cầu nghệ thuật từ phía công chúng, đƣợc soi sáng bằng hệ thống lý luận chặt chẽ. Những công trình, những bài viết nghiên cứu, lý luận, phê bình không chỉ là sản phẩm của sự am hiểu nghệ thuật sâu sắc, của vốn sống, vốn hiểu biết phong phú mà còn là sản phẩm của những rung cảm mãnh liệt nơi ngòi bút của ngƣời viết.

Từ yêu cầu của thời đại, Chế Lan Viên đã viết phê bình và tiểu luận bằng một nền tảng tƣ tƣởng chính trị vững vàng, bằng sự gắn bó máu thịt của ông với nghệ thuật, bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết, bằng tất cả sự dấn thân đầy bản lĩnh để thúc đẩy bƣớc tiến của nghệ thuật nƣớc nhà. Với những công

trình phê bình, tiểu luận đã xuất bản, Chế Lan Viên đã thực sự định hình nên một phong cách phê bình độc đáo, góp nên sự phong phú đã dạng trong dòng chảy chung của nền phê bình văn học nƣớc nhà.

Là một nhà thơ viết phê bình, Chế Lan Viên có ƣu thế của một tâm hồn nghệ sỹ vốn nhạy cảm với đời và nhạy cảm với thơ. Phê bình với Chế Lan Viên không phải là minh hoạ cho một số nguyên lý rút ra từ sách vở có sẵn mà là những tìm tòi, khám phá và trƣớc hết là những cảm nhận tinh tế, những xúc động chân thành từ chính tâm hồn ngƣời viết phê bình. Lối phê bình của Chế Lan Viên thiên về trực cảm. Ông không ngại bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình khi đến với mỗi trang thơ. Hơn ai hết, Chế Lan Viên hiểu, ngƣời nghệ sỹ có hai nhiệm vụ thống nhất với nhau, hoặc là kêu gọi ta đi đến với mộng tƣởng, tƣơng lai, với những điều xa lạ ta hằng mơ ƣớc; hoặc là thức tỉnh ta dậy trƣớc những cái ta có mà hằng quên đi, quen thuộc quá đến nỗi ta không hiểu rằng cái ta đang có ấy cũng làm say sƣa mãnh liệt nhƣ những cái ta hằng ao ƣớc. Cho nên khi đọc thơ Huy Cận, Chế Lan Viên đã thầm cảm ơn ngƣời bạn thơ của mình đã cho ông yêu lại một cách mới mẻ những cảnh quen thuộc gần nhƣ cũ kỹ này:

“Sông quen nhớ cả chuyến đò Nhớ khi bến đá, xe bò kêu vang”

Thơ Huy Cận cứ thầm thì mãi trong lòng ta khi ông viết:

“Đƣợc tin con tập đi, Cha mừng không ngủ đƣợc Cha nằm đếm thầm thì Từng bƣớc chân con bƣớc”.

Chế Lan Viên cho rằng, những điều Huy Cận viết là cái tình bình thƣờng cho nên dễ lẫn với tầm thƣờng. Nhƣng điều đáng trân trọng chính là những cái bình thƣờng đến tầm thƣờng ấy. Bởi “Làm cho ta nếm đƣợc vị ngọt

trong rƣợu, cái ấy đáng khen. Nhƣng làm cho ta nếm đƣợc vị ngọt trong nƣớc ta uống hàng ngày, điều ấy càng đáng khen hơn nữa”[84, tr. 296]. Đọc thơ Huy Cận, có lẽ Chế Lan Viên đã đƣợc gặp lại tâm hồn mình trong những nhịp điệu của một cuộc sống đời thƣờng giản dị.

Đến với một câu thơ cũ của Huy Cận, Chế Lan Viên cũng tƣởng không thể rứt ra:

Sông mát tràn xuân nƣớc ngập bờ”

Và rõ ràng, ông đã cảm nhận câu thơ thần tình này của Huy Cận bằng cả một tâm hồn sóng sánh cảm xúc: “Sông cũng mát, mát mát, tràn là nƣớc mát tuôn ra, mùa xuân rất mát đã đành, bờ đậm là màu cỏ đang làm mát. Câu thơ mát toàn thân. Không phải ta chỉ lãnh hội một ý mát, mà ta còn cảm xúc một

cảm giác mát gần nhƣ da thịt” [84, tr. 298].

Thoát thai từ cuộc đời, điều gì khiến thơ ở lại với đời, có lẽ trƣớc hết phải là những rung cảm tinh tế, chân thành nơi sâu thẳm tâm hồn ngƣời viết. Chế Lan Viên đã cảm nhận đƣợc những rung cảm tinh tế, chân thành nơi hồn thơ Huy Cận và ông cũng rất tự nhiên, để ngòi bút phê bình của mình hoà cùng nhịp điệu rung cảm ấy, để đồng điệu, để trân trọng, để tin yêu.

Chế Lan Viên yêu thơ của nhân dân đầu tuyến lửa, những con ngƣời làm thơ nhƣ đánh giặc, cấy cày, lấp hố bom, đi dân công tải đạn. Bởi một lẽ, thơ của họ ngồn ngộn (chữ dùng của Chế Lan Viên) một chất sống, điều mà Chế Lan Viên vẫn hằng mong mỏi về một thời điểm rực sáng của nó ở trong thơ. Khi đọc tập Thơ chống Mỹ, cứu nƣớc, ông băn khoăn, “…Chƣa có bài thơ nào tả trực tiếp một trận đánh. Phần nhiều là trƣớc và sau khi đánh, hành quân, lá nguỵ trang. Mà phải đâu trận đánh không thể nào tả hay đƣợc. Những bài thơ hay của Victor Hugo nhƣ Waterlo là tả trận đánh lúc đang diễn ra. Đồng bào hoả tuyến ăn, ngủ, học, làm việc dƣới hầm trên một năm nay, chƣa bài thơ nào ghi lại việc ấy.”[85, tr. 231]. Đọc thơ của nhân dân Vĩnh Linh –

Quảng Bình, những thiếu sót ấy đã đƣợc lấp đầy. Những bài thơ tả trận đánh ở đây, đánh đồn, đánh máy bay B.52, đánh bằng pháo mặt đất, bắn tỉa…đều đƣợc tả trực diện, lúc ta đang đánh, ta trong hành động. Với chất sống, chất tình ngƣời quện vào cảnh và sự việc đã thành thơ rất tự nhiên. Chế Lan Viên tỏ ra đầy hứng thú khi đọc những dòng thơ nhân dân tả những phút cuối cùng của VO.10.A:

“Một thằng loạng choạng rồi rơi Đâm đầu lộn cổ hết đời dò la Hai thằng giặc lái ra ma

Nhƣ hai tảng đá trên đà đang rơi Thân tàn rách nát tả tơi

Tõm ngay xuống suối làm mồi cá ăn”

Ông cảm phục ngƣời thi sĩ nhân dân, bởi: “làm sao mà với một bút pháp dân giã, cổ truyền, anh lại có thể xử lý một đề tài hiện đại – một đề tài của thế kỷ XX – tài tình nhƣ vậy?”[85, tr. 233]. Đọc thơ, nhận xét, đánh giá về thơ, ông thƣờng nhấn mạnh đầu tiên cái ấn tƣợng rất trực cảm của riêng mình. Giọng điệu sôi nổi, thái độ nhiệt thành, khiếu thƣởng thức nghệ thuật tinh tế khiến những dòng bình luận văn chƣơng của Chế Lan Viên có sức hấp dẫn rất riêng trong lòng bạn đọc.

Ở phƣơng diện này, chúng tôi nhận thấy phê bình của Chế Lan Viên có nét tƣơng đồng với phê bình trực cảm của Hoài Thanh. Viết phê bình, Hoài Thanh rất coi trọng cảm nhận ban đầu của bản thân khi tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật. Với quan niệm phê bình “lấy hồn ta để hiểu hồn ngƣời”, đọc phê bình văn học của Hoài Thanh, ngƣời đọc có cảm giác đƣợc nghe những lời thủ thỉ, tâm tình, ngọt ngào tha thiết. Nhƣ con tằm rút ruột nhả tơ, ngƣời viết phê bình mỗi lần cầm bút là mỗi lần trải lòng mình trên từng trang

viết. Phê bình văn học của Chế Lan Viên và Hoài Thanh trƣớc hết là tấm lòng của những con ngƣời vốn nặng lòng với nghệ thuật thi ca.

Điều làm cho phê bình, tiểu luận của Chế Lan Viên có vị trí quan trọng trong dòng chảy chung của văn học nghệ thuật, không chỉ từ lối viết phê bình trực cảm mà còn vì vẻ đẹp trí tuệ rất riêng của Chế Lan Viên thể hiện sâu sắc trong từng trang viết.

Dù đối viện với đời hay đối diện với nghề, dù khi sáng tác hay khi phê bình, ngƣời đọc đều thấy Chế Lan Viên đang suy ngẫm. Trƣớc hết, những suy ngẫm, trăn trở, băn khoăn trong phê bình của Chế Lan Viên đều hƣớng về một tâm điểm “Suy nghĩ trong những điều Đảng nghĩ”. Hồ Sỹ Vịnh trong bài viết Nghĩ về “Suy nghĩ và bình luận” của Chế Lan Viên đã nhận thấy: “Với tâm hồn nhạy cảm và khả năng suy nghĩ sâu của một nghệ sỹ chân chính, anh nhìn mọi hiện tƣợng xã hội, mọi biến cố của thời đại […] trên chỗ đứng của một chiến sỹ văn hoá”[1, tr. 476]. Những đánh giá, nhận xét, phê bình của Chế Lan Viên không chỉ phù hợp với sự phát triển của lịch sử, với lý tƣởng xã hội chủ nghĩa mà còn bám chắc, cắm sâu vào truyền thống văn hoá, văn hiến của dân tộc và đặc biệt là suy nghĩ của Đảng. Giữa lúc tình hình phê bình văn học đƣơng thời còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, nhiều cây bút viết phê bình thiếu tìm tòi suy nghĩ, thiếu hiểu biết từ lý luận đến thực tiễn, những hiện tƣợng cực đoan, những xu hƣớng khen chê trái ngƣợc cùng xuất hiện, phê bình của Chế Lan Viên có ý nghĩa định hƣớng đúng đắn cho phê bình và sáng tác đƣơng thời. Trình bày tham luận tại Đại hội các nhà văn năm 1963, Chế Lan Viên đã chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng tính và cá tính một cách đầy sâu sắc: “Trong đời làm văn nghệ của chúng ta, cũng có khi ra hiểu lầm thế này thế nọ. Có ngƣời thấy kim địa bàn luôn chỉ về hƣớng Bắc thì nghĩ rằng, nó làm hẹp địa dƣ, hạn chế cuộc hành trình. Nhƣng chính nhờ có địa bàn ấy là tha hồ đi xa không sợ lạc. Khi đã có Đảng tính sắc bén, thì chính là lúc chúng

ta dám cả gan mở rộng đề tài. Tha hồ cho ta đi trong cái rộng rinh của bể khơi hay cái sâu thẳm của tình ngƣời, miễn là ở đâu chúng ta cũng giữ đƣợc con mắt và tấm lòng của Đảng”[85, tr. 14]. Đọc tuyển thơ của các nhà thơ trẻ, Chế Lan Viên vừa yêu mến, trân trọng vừa lên tiếng thúc giục “đốt cháy hơn nữa ngọn lửa lý tƣởng trong thơ bạn trẻ”. Bởi khi gập tập sách lại, lắng nghe, Chế Lan Viên thấy hình nhƣ sức nặng chƣa nhiều, hình nhƣ lòng ta chƣa thực sự đƣợc đào sâu, trí ta chƣa thực sự đƣợc nâng cao. Tập thơ nói đến lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, lý tƣởng tiêu diệt đế quốc mỹ, giải phóng miền Nam.. “nhƣng lý tƣởng ấy chƣa thành một sức mạnh thôi thúc”[85, tr. 100]. Chế Lan Viên chỉ rõ yêu cầu của thời đại trong thơ: “Chúng ta cần thấy chất thép nhọn sắc hơn và tiếng xung phong hào hùng hơn trong thơ các bạn. Phải cất cao hơn tiếng nói của lý tƣởng cách mạng trong thơ”[85, tr. 101].

Đọc những trang phê bình tiểu luận của Chế Lan Viên, ngƣời đọc ghi nhận một tấm lòng gắn bó với Đảng, với Cách mạng, ghi nhận sự trung thành và nhiệt huyết trong mọi bài viết về chế độ chính trị xã hội. Suy nghĩ và bình luận của Chế Lan Viên đƣợc soi sáng bằng lý tƣởng của Đảng. Trong suốt hành trình sáng tạo của mình, Chế Lan Viên luôn tâm niệm: “Hãy hấp thụ lấy sự suy nghĩ của Đảng, của dân tộc, của thời đại, để mỗi ngày nâng cao lên tầm suy nghĩ, sáng tạo của mỗi chúng ta”[85, tr. 18].

Song khi nhìn nhận lại, chúng tôi thấy, phê bình của Chế Lan Viên là thứ phê bình đề cao tƣ tƣởng chính thống, quan phƣơng, ca ngợi tính Đảng một chiều. Đặt bút viết phê bình, điều ông quan tâm trƣớc hết là tƣ tƣởng, nội dung của tác phẩm. Tác phẩm có phản ánh đƣợc đời sống hiện thực không? Có thể hiện đƣợc đƣờng lối chính trị không? Có nêu cao đƣợc lý tƣởng Cách mạng không?...Đây không phải chỉ là hạn chế riêng trong phê bình của Chế Lan Viên mà là hạn chế chung của nền phê bình văn học một thời.

Khi đánh giá về thành tựu trong phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên , chúng tôi nhận thấy, thành công của mỗi trang phê bình của Chế Lan Viên không chỉ ở tính Đảng của tƣ tƣởng mà còn là do phƣơng pháp làm việc của nhà phê bình. Bằng tƣ duy trí tuệ sắc bén, phê bình của Chế Lan Viên có khả năng khái quát lớn, sức liên tƣởng và so sánh phong phú. Viết về đêm liên hoan văn nghệ chống Mỹ diễn ra ở Nhà hát nhân Hà Nội, Chế Lan Viên liên tƣởng đến một đêm vui mừng nhƣ thế ở giữa Sài Gòn, khi chúng ta đã quét xong bọn bán nƣớc và cƣớp nƣớc. Đọc hồi ký của Nguyễn Nho Tuý, 55 năm trên sân khấu Tuồng, ông liên tƣởng đến thơ và công việc làm thơ. Từ câu nói của Tổng bí thƣ Lê Duẩn khi đến thăm một khu triển lãm các mặt trống đồng Ngọc Lũ, các pho tƣợng mới đào ở bến đò Kia (“Các chú phải để lại cho trăm năm sau một cái gì nhƣ thế của chủ nghĩa xã hội”), Chế Lan Viên đã ngỡ nhƣ câu ấy, Tổng bí thƣ đang nói cùng giới văn học nghệ thuật nƣớc nhà…Ở nhiều bài viết, bằng sự suy nghĩ khá lắng sâu, cách diễn đạt cô đúc, chắt lọc, sức liên tƣởng phong phú, Chế Lan Viên đã đem đến cho ngƣời đọc những nhận thức sâu sắc, đa chiều trƣớc những vấn đề lịch sử, đời sống, xã hội và nghệ thuật.

Chất trí tuệ trong phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên còn đƣợc thể hiện ở những phƣơng diện nghịch lý, đối lập của vấn đề đƣợc ông nắm bắt và thể hiện đầy sắc sảo. Nói chuyện với anh chị em văn nghệ sỹ Sài Gòn dự lớp nghiên cứu chính trị và văn nghệ khoá II tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3- 8-1976, Chế Lan Viên tìm cách tháo gỡ những rào cản tƣ tƣởng mà bấy lâu những văn nghệ sỹ Sài Gòn vƣơng phải khi hiểu sai về xã hội chủ nghĩa, hiểu sai về những nhà văn nhà thơ xã hội chủ nghĩa. Ông lý giải là vì sách báo ở đây (Sài Gòn) đã nói sai quá nhiều về chủ nghĩa xã hội. Ông lấy chính mình làm ví dụ. “Đến tôi cũng đƣợc sách báo ở đây cho đi cải tạo. Tôi vào đây có đƣợc đọc tờ Văn học, số đặc biệt về tôi. Trong ấy có bài của anh Nguyễn

Phan viết nhƣ sau: “Năm 1961, Chế Lan Viên làm thơ ca tụng lắm cũng nhàm lại bị bạn bè xỏ xiên nên cao hứng sáng tác thơ tình cảm mang tựa là Tình ca ban mai. Bài thơ đăng ít lâu thì Đảng hỏi thăm ông. Và cán bộ bảo: “Sao đồng chí Chế Lan Viên còn uỷ mị than mây khóc gió gọi chim nhớ rừng làm vậy? Nếu thích rừng, Đảng sẽ cho đồng chí lên rừng đi lao động vài tháng để cải tạo tƣ tƣởng.” Nghe thấy hai chữ cải tạo là sợ hãi, kể từ đó Chế Lan Viên hết dám làm thơ tình”[85, tr. 598]. Gạt đi những lệch lạc, những xuyên tạc, Chế Lan Viên khẳng định: “Từ đó đến giờ, tôi vẫn làm thơ tình, báo Văn học ạ! […] Nhƣng thơ tình của tôi thấm gì với của anh Tế Hanh, của anh Huy Cận…Những lúc yêu tôi phải vay thơ của các anh ấy. Ngƣời vay, ngƣời cho vay chƣa ai phải đi cải tạo bao giờ”[85, tr. 599]. Đem cái đúng đặt cạnh cái sai, đem cái logic hiển nhiên đặt cạnh cái phi logic, vấn đề tự nó trở nên thông suốt trong tƣ tƣởng của ngƣời đọc. Câu văn bình luận của Chế Lan Viên trở nên hết sức khách quan, đầy tính thuyết phục. Cái cách ông đặt vấn đề rồi lại lật xuôi, lật ngƣợc vấn đề thoăn thoắt khiến ngƣời đọc đôi khi cần một sự tỉnh táo đáng kể để theo dõi những phán đoán của ông. Sức lôi cuốn của phê bình Chế Lan Viên ít nhiều nằm ở phƣơng diện trí tuệ này.

Sức hấp dẫn trong mỗi trang phê bình của Chế Lan Viên ít nhiều còn bởi ông có một lối viết hết sức tài hoa. Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Văn của Chế Lan Viên không thuần phác, bình đạm. Có ngƣời đã ví văn anh với ngƣời đàn bà mang nhiều trang sức. Phải nói ngay rằng ngƣời đàn bà này sắc sảo và am hiểu thấu đáo nghệ thuật làm đẹp, nổi bật giữa đám ngƣời quá chân chất hoặc diêm dúa lòe loẹt”[1, tr. 506]. Câu văn phê bình của Chế Lan Viên không vì triết lý, bình luận, đánh giá mà khô khan. Hình ảnh và cảm xúc là ƣu thế để Chế Lan Viên viết lên những câu văn giàu chất gợi, tinh tế và tạo ấn tƣợng sắc nét trong lòng ngƣời đọc. Lãng mạn và hiện thực trong vẻ đẹp giao hoà, bƣớc vào trang lý luận của Chế Lan Viên hoá cánh đồng lúa chín lung

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)