Quan hệ giữa phê bình, lý luận và sáng tác trong sự

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 31 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.4.Quan hệ giữa phê bình, lý luận và sáng tác trong sự

học của Chế Lan Viên

Trong mối quan hệ với sáng tác, lý luận phê bình có vai trò vô cùng quan trọng. Lý luận văn học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung của hoạt động văn học, nghệ thuật, bao gồm bản chất, đặc trƣng, cấu tạo, quy luật tồn tại và phát triển của văn học, nghệ thuật nói chung cũng nhƣ từng loại hình nghệ thuật nói riêng. Phê bình văn học nghệ thuật là sự thẩm định, lý giải, đánh giá các tác phẩm, tác giả, sự kiện, hiện tƣợng văn hoc, nghệ thuật đƣơng đại (hoặc có ý nghĩa với đƣơng đại). Lý luận, phê bình là một bộ phận hữu cơ, giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn học, nghệ thuật của một dân tộc, một thời kỳ lịch sử.

Nhận thức sâu sắc vai trò của lý luận, phê bình đối với quá trình sáng tạo, nhà thơ Chế Lan Viên đã không chỉ luôn tìm tòi đổi mới trong thơ mà còn muốn dùng lý luận về thơ, phê bình thơ để làm phong phú hơn đời sống thi ca nghệ thuật đƣơng thời. Giữa lúc tình hình phê bình của văn học cách mạng còn nhiều bất cập. Lý luận văn học nghệ thuật chƣa theo kịp với thực tiễn sáng tác, trong khi phê bình đang có những biểu hiện lúng túng, chƣa khẳng định đƣợc vị trí, vai trò đồng hành định hƣớng cho sáng tác. Một số bài phê bình còn ở dạng chung chung, dễ dãi, thiếu tìm tòi, suy nghĩ, khả năng khái quát còn thấp, tầm nhìn xa chƣa rõ; một số cây bút lại rơi vào tình trạng sách vở, hiểu biết phong trào sáng tác và thực tiễn lao động nghệ thuật của nhà văn chƣa nhiều, tuy có nêu đƣợc vấn đề mà thiếu sức rung cảm trƣớc cái đẹp của tác phẩm, quá nặng nề về suy lý khái niệm mà thiếu phân tích hình tƣợng...Lý luận phê bình của Chế Lan Viên vì thế có đóng góp lớn lao đối với đời sống văn học đƣơng thời.

Là một nhà thơ ƣa nghiên cứu, tìm tòi, Chế Lan Viên có những hiểu biết sâu sắc về trào lƣu, trƣờng phái của văn học nghệ thuật thế giới, về lý luận văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa, về đƣờng lối văn nghệ của Đảng...Lý luận văn học mang tính khoa học đƣợc Chế Lan Viên tiếp thu có nguyên tắc và sáng tạo. Cùng với hệ thống lý luận về thơ đƣợc ông chắt lọc từ thực tế sáng tác, lý luận, phê bình của Chế Lan Viên đã có những đóng góp không nhỏ trong việc khai phá, mở đƣờng và định hƣớng cho sáng tác. Không chỉ là sáng tác của riêng Chế Lan Viên mà còn là sáng tác của cả một thời đại văn học. Lý luận, phê bình của Chế Lan Viên thực sự đã tồn tại với đúng ý nghĩa và vai trò của nói, khơi gợi và kích thích sự sáng tạo của ngƣời nghệ sỹ. Chúng tôi nhận thấy, Chế Lan Viên trong lý luận, phê bình của mình thực sự đã trở thành một ngƣời nghệ sỹ tiên phong, vừa khai mở, tìm đƣờng vừa soi bóng vào tác phẩm văn học nghệ thuật để khám phá, giải mã tác phẩm.

Trong bài viết Thơ và phê bình (đọc tại cuộc họp thơ quốc tế hàng năm tại cộng hoà Macédoine trong liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Nam Tƣ), Chế Lan Viên đã khẳng định: “Ngƣời ta làm những bài thơ đâu chỉ với chất thơ; cần đủ mọi thứ để làm ra một thế giới. Với thơ cũng vậy. Do đó cần có phê bình, cần có óc phê bình”[85, tr. 705]. Vẫn trong bài viết này, ở một đoạn khác, Chế Lan Viên viết: “Phê bình có thể thấy xa, chỉ vì nó đã đƣợc hứng cảm bởi hồn thơ. Không có thơ trong hồn, anh chỉ có thể thốt lên những lời càu nhàu, chửi rửa, chứ đâu có phải phê bình?”[85, tr. 705]. Vấn đề đặt ra từ bài viết này cho thấy sự trăn trở của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa thơ và phê bình. Soi chiếu vào hành trình sáng tác của ông, chúng ta nhận thấy thực sự có một mối quan hệ khăng khít giữa tƣ duy nghệ thuật thơ và tƣ duy lý luận phê bình ở cả hai chiều, phê bình trong thơ và thơ trong phê bình.

Chế Lan Viên cho rằng, đời sống văn học nghệ thuật tồn tại hai thứ phê bình, phê bình bên ngoài phê bình bên trong. Phê bình bên ngoài là phê

bình trên báo chí, trong dƣ luận xã hội, sau khi bài thơ đã ra đời. Phê bình bên trong là cách tác giả tiến hành với chính mình, từ trong trứng, từ trong bào thai tác phẩm, và đôi khi loại phê bình này theo tác giả suốt một đời, loại phê bình này lồng với lƣơng tâm thi sỹ. Trong bài Sống và viết, Chế Lan Viên khẳng định: trong mỗi nhà văn, “cần sự có mặt của một ngƣời suy nghĩ, một ngƣời phê bình...”[84, tr. 241]. Trong bài Hồn nhiên và công thức, một lần nữa ông khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa thơ và lý luận, phê bình: “Một nhà thơ chỉ có cảm xúc mà không biết các ý, các khái niệm thì khác gì một con vật không có xƣơng”[86, tr. 82]. Hình ảnh của một nhà phê bình lƣu dấu ấn đậm nét trong những trang thơ của Chế Lan Viên. Bén duyên với nghệ thuật thi ca từ rất sớm, hành trình thơ của Chế Lan Viên có nhiều biến đổi cùng những đổi thay lớn lao của lịch sử dân tộc. Điêu tàn mở đƣờng cho ngƣời trí thức trẻ bƣớc chân vào thế giới thi ca, song con đƣờng đó buồn sầu và mờ mịt quá. Khi đƣợc ánh sáng cách mạng soi đƣờng, Chế Lan Viên đã không ít lần nhìn lại mình qua thơ, đấu tranh, phê bình với chính con ngƣời cũ của mình.

Tự phán xét trở thành tiếng nói sâu sắc không chỉ trong những trang phê bình tiểu luận mà còn cả trong thơ:

Những năm Cách mạng chƣa về, vƣờn ta có hoa mà không đậu quả Rặng liễu tâm hồn chƣa xanh tơ mà đã úa vàng

Nhiều chim bằng chƣa bay đã hoá cu nhà, chim sâu ăn đất Chƣa gặp trời đã gãy cánh giữa lồng nan

Bàn tay muốn gieo, đã nắm nhầm hạt giống Lẽ ra cầm tờ truyền đơn thì khoe văn tự bán hồn Cờ chiến đấu ƣớp trong mùi hƣơng phấn

Trong khói hƣơng chùa lẫn với dấu môi son”

Trong những câu thơ ông viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần tự phê đƣợc thể hiện sâu sắc và thấm thía:

“Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng nhƣ không

Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy Thơ xuôi tay nhƣ nƣớc chảy xuôi dòng”

(Ngƣời thay đổi đời tôi, Ngƣời thay đổi thơ tôi) Trong những biến động lớn lao của lịch sử, Chế Lan Viên thấy mình chỉ là một cơn mƣa, một dòng nƣớc mắt, một viên gạch đổ, một ánh hoàng hôn mà thôi.

“Chƣa có gì dính líu giữa thơ tôi và truyền đơn Bác viết Tôi không biết khi Bác đau phải ăn một nắm lá rừng Trong nƣớc mắt thơ tôi, tôi chƣa ngờ chất thép, Chƣa thấy trong mắt mình sắp cuộn máu nhân dân”

(Ngƣời thay đổi đời tôi, Ngƣời thay đổi thơ tôi) Cuộc đấu tranh để tự cải tạo mình không đơn giản, dĩ vãng không phải chỉ ở đằng sau lƣng, có khi nó xâm nhập ngay trong hiện tại và xen lẫn cả tƣơng lai:

“Vết thƣơng xa nhƣng chỗ sẹo đang còn Hãy nhớ chỗ tâm hồn ta phí máu

Cái đã qua có khi còn giở lại đón đƣờng Chớ bảo rằng dĩ vãng ở sau lƣng và bặt dấu”

(Nghĩ về thơ II)

Tố Hữu cho rằng, lúc bấy giờ, những thi sỹ nhƣ Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận... “lòng đúng mà trí lạc”. Có ngƣời đi lạc gần, có kẻ đi lạc xa, có kẻ đi lạc trong đời, có kẻ lại lạc đến hụt chân ra ngoài, tí nữa thì rơi vào hƣ vô nữa. Chế Lan Viên đã đi hụt chân vào cõi siêu hình để hành trình trở về tự

ông cảm thấy “biết bao là nhiêu khê”. Vƣợt lên những “nhiêu khê” ấy, thơ ông cống hiến những thành tựu lớn cho Cách mạng. Song chƣa bao giờ ngƣời nghệ sỹ ấy tự bằng lòng với chính mình cũng nhƣ những câu thơ ông đã viết. “Thơ cần có ích”, tâm niệm cả một đời thơ, đến Di cảo, ngƣời đọc vẫn thấy Chế Lan Viên thổn thức:

“Tôi chƣa có câu thơ nào hôm nay Giúp ngƣời ấy nuôi đàn con nhỏ”

(Ai?Tôi!)

Trăn trở về nghề, trăn trở về thơ, Chế Lan Viên có nhiều bài thơ dƣới dạng tuyên ngôn nghệ thuật, thể hiện rõ quan niệm của ông về thơ, về nghề thơ, về nhà thơ, chức năng và nhiệm vụ của thơ. Những bài thơ ấy đồng thời thể hiện rất đậm chất phê bình và lý luận. Nghĩ về thơ (I), Nghĩ về thơ (II), Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...là những bài thơ viết bằng tƣ duy của một nhà phê bình, là những bài thơ của một ngòi bút phê bình. Bằng chiều sâu của lối suy tƣ đa chiều ấy, Chế Lan Viên đã đem đến cho thơ những ý nghĩa triết lý sâu sa:

“Đánh giá anh đâu phải mắt xếch của nhà phê bình hay mắt xanh ngƣời đẹp

Đánh giá anh là giọt máu im lìm ngủ giữa Trƣờng Sơn Im lìm thế mà lắng nghe mọi điều anh viết

Xem khi máu đã đổ rồi, thơ có cao hơn?”

(Thơ bình phƣơng, đời lập phƣơng)

Trƣớc cuộc đời muôn hình muôn trạng, thơ đã phản ánh đƣợc những gì trên mỗi trang giấy trắng? Đằng sau những hào hùng oanh liệt là máu đổ và hi sinh, mất mát; đằng sau những sao vàng chiến thắng là biết bao đau thƣơng hằn in trên từng tấc đất ...thơ đã nói đƣợc những gì từ cuộc đời đa chiều, đa diện ấy? “Thơ bình phƣơng’ mà “đời lập phƣơng”, ngƣời nghệ sỹ Chế Lan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viên suốt một đời làm thơ vẫn đau đáu những nỗi ƣu tƣ bởi thơ đã chƣa thể nói hết cuộc đời.

Vì thế, ông cũng nhận ra rằng bình giá thơ, không chỉ là công việc của nhà phê bình hay công chúng yêu nghệ thuật, ở một tầm cao hơn, thơ cần phải vƣợt qua sự đánh giá khắt khe của thời gian, lịch sử, của những máu xƣơng đã đổ để đem lại tự do cho nghệ thuật thi ca. Vì thế, hơn ai hết, ông hiểu rằng, thơ không đơn giản là “đi nhặt cái sẵn có” mà “phải đi tìm”. Nhà thơ trên hành trình tìm thơ, khi là ngƣời thợ đào sông:

“Sông thơ cạn dòng

Anh làm gì? Làm thợ đào sông Sông lại chảy”

(Sông thơ)

Hình ảnh ngƣời “thợ đào sông” trong thơ Chế Lan Viên khiến chúng tôi liên tƣởng tới quan niệm nghệ thuật của Nam Cao, khi ông cho rằng ngƣời nghệ sỹ cần “khơi những nguồn chƣa ai khơi” để sáng tạo những gì chƣa có. Bởi nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo không ngừng cho nên lặp lại mình và lặp lại ngƣời khác là cái chết của nghệ thuật. Ngƣời gắn bó với nghệ thuật suốt một đời nhƣ Chế Lan Viên càng thấm thía giá trị của sự sáng tạo đối với sự sống của nghệ thuật, thi ca.

Hình ảnh nhà thơ trong những chảy trôi của thời gian khiến Chế Lan Viên hình dung đến “Ngƣời nữ tử tù đan áo”: “Anh phải viết sao cho khi ra đi thì chiếc áo đã thành”. “Chiếc áo” để lại cho đời đƣợc đan trong cơn thúc bách của thời gian phải có ý nghĩa, có giá trị nào đó với đời. Những trăn trở ấy trong thơ Chế Lan Viên không phải bây giờ mới xuất hiện song càng về cuối đời, những dằn vặt, day dứt về giá trị của thơ càng trở đi trở lại sâu sắc hơn trong thơ Chế Lan Viên. Tƣ duy phê bình không cho phép nhà thơ bằng lòng thoả mãn với chính mình. Nó đòi hỏi nhà thơ không ngừng suy ngẫm,

tìm tòi, sáng tạo, để không phải tiếc nuối khi “Nhìn các trang thơ bay không ngoái lại – Và gió thổi anh đi” (Mùa thu quân).

Là một nhà thơ viết phê bình, cho nên phê bình của Chế Lan Viên cũng đậm chất thơ. Chất thơ trong phê bình của Chế Lan Viên chủ yếu thể hiện ở cảm xúc mãnh liệt, tha thiết, sôi nổi chân thành. Đọc thơ Nguyễn Du, yêu thơ Nguyễn Du, Chế Lan Viên có cảm giác: “Ghé vào tác phẩm còn hôi hổi hơi Anh thở, tôi còn nghe đập trái tim tôi trong trái tim Anh”[84, tr. 267]. Ông tìm thấy những đồng điệu sâu sắc từ trong cảm xúc của những thế hệ nhà thơ cách nhau mấy trăm năm lịch sử: “Những gì anh yêu, mãi mãi chúng tôi còn yêu. Chúng tôi vẫn ghét những gì anh ghét. Những tiếng nói đấu tranh, hoà bình, hạnh phúc của chúng tôi bây giờ không cắt đứt với những ƣớc mơ, cả những thở than sầu muộn của Anh xƣa, nhƣ cuộc sống ngƣời lành không cắt đứt với ngƣời đau, lúc trƣởng thành không cắt đứt với tuổi trẻ”[84, tr. 267]. Đọc Trời mỗi ngày lại sáng, ông muốn “hôn lên tâm hồn ngƣời bạn đã viết nên tập thơ”[84, tr. 300]. Đồng thời, ông cũng chân thành chỉ rõ những hạn chế của thơ Huy Cận: “Huy Cận thiếu những cái vui thật là nổ vỡ, cũng nhƣ những cái đau xoắn chặt lấy lòng ngƣời”[84, tr. 299]. Viết về thơ Xuân Hoàng, Chế Lan Viên thầm cảm ơn tác giả vì: “không có anh thì tôi quên đi cái cảnh :

“Chợ Bố Trạch sắn nhiều, gạo ít, Nâu Ba Rền củ tốt hơn khoai”...

Quên cái cảnh:

“Bờ tre gần lại dần... Màu xanh sao ấm quá! Trong tre là nhân dân,

Viết về thơ và số phận may rủi của thơ ở đời, Chế Lan Viên không khỏi cảm thấy xót xa tiếc nuối: “Thơ là cái đẹp im lặng, đi lầm lũi trong im lặng. Nếu không ai nhắc đến, chỉ ra, gọi lên, tán dƣơng, ủng hộ thì nó bị vùi lấp đi, đầu là trong im lặng mà sau là trong lãng quên. Tựa, bạt, giới thiệu, bình thơ, điểm danh là để bù lại, góp phần xoá cái rủi may số phận ấy”[86, tr. 194].

Luôn đề cao sự chân thành trong thơ, Chế Lan Viên cũng dành tất cả sự chân thành ấy cho phê bình thơ. Đọc đƣợc ý thơ hay, hình ảnh đẹp, ông say sƣa bình luận, khám phá tới tận cùng cái hay cái đẹp của thơ. Ông giới thiệu, ông ngợi khen, trầm trồ thán phục, trân trọng tin yêu...tất cả những cảm xúc ấy, ông thể hiện tự nhiên trên mỗi trang phê bình, và cũng rất thẳng thắn, ông góp ý những thiếu sót, những hạn chế. Mỗi lần cầm bút viết phê bình, Chế Lan Viên luôn tâm niệm: “Phải lấy ngọn lửa đang ngùn ngụt ngoài đời để soi những sách vở rơi đến tay ta”[84, tr. 255]. Ngọn lửa ấy thắp lên từ cuộc sống, bằng những rung động mãnh liệt của cảm xúc nơi trái tim ngƣời cầm bút. Ngọn lửa ấy đã cháy trong thơ, và luôn rực sáng trên mỗi trang phê bình tiểu luận của Chế Lan Viên.

Bên cạnh cảm xúc, hình ảnh và nhạc điệu cũng là những yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên chất thơ độc đáo trong phê bình, tiểu luận của Chế Lan Viên. Coi nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc và gian nan, Chế Lan Viên đặt cho mình cũng nhƣ những ngƣời nghệ sỹ những yêu cầu nghệ thuật có phần khắt khe nhƣng thiết yếu. Một trong những yêu cầu ấy là khả năng phản ánh hiện thực của thơ, không phải chỉ đơn thuần phản ánh sự việc thời đại mà là phản ánh tình cảm thời đại. Ông không nói những điều mang tính lý luận này bằng lý thuyết rút ra từ sách vở. Ông nói bằng hình ảnh, hình ảnh từ cuộc sống, từ kinh nghiệm. Thứ hình ảnh cô đọng, súc tích, dồn nén, đƣợc nhấn nhá, luyến láy, khiến ngƣời đọc liên tƣởng tới những câu thơ giàu màu sắc triết luận của ông: “Làm sao anh yêu khí trời bằng anh cán bộ

chết ngạt dƣới hầm bí mật? Anh yêu hoa sao bằng anh công nhân sau giờ lao động ở hầm mỏ ra thấy nó nở trƣớc miệng hầm? Và anh thù ghét súng đạn sao bằng ngƣời chiến sỹ cộng sản phải ra trƣờng bắn? Thế mà ta phải phản ánh những tình cảm ấy đấy, bạn ơi!”[84, tr. 247]. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu nghệ thuật ấy, Chế Lan Viên đặt ra vấn đề sống, chỉ có sống bằng hơi thở của thời đại, sống trong sự sống của thời đại, ngƣời nghệ sỹ ấy mới có thể viết để phản ánh đƣợc tinh thần, tình cảm của thời đại. “Mà sáng nay anh phải thấy bể để

Một phần của tài liệu Quan niệm nghệ thuật thơ chế lan viên qua phê bình và tiểu luận (Trang 31 - 39)